Vừa qua trên mạng xã hội xuất hiện bài đăng của bà Phương H* kể lại giấc mơ của mình về việc T* ăn chặn tiền từ thiện lên đến hàng trăm tỷ đồng. Vậy việc kể lại giấc mơ xấu đăng lên mạng xã hội có vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến danh dự của người khác; thâm chí bị xử lý về tội vu khống hay không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Cấu thành tội vu khống theo bộ luật hình sự
Tội vụ khống theo quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự 2015:
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
…
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Cụ thể của 4 yếu tố cấu thành tội vụ khống gồm:
Khách thể:
Xâm phạm đến dang dự, nhân phẩm, uy tín, quyền và lợi ích của người khác.
Chủ thể:
Người từ đủ 16 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.
Mặt khách quan:
Tội vu không thể hiện qua các hành vi:
- Bịa đặt: người phạm tội đưa ra những thông tin không đúng sự thật; tự nghĩ ra một điều gì đó mà không có với người khác. Phát tạn thông tin sai qua hình thức: truyền miệng, viết đơn, qua các phương tiện thông tin đại chúng,…
- Loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật: Người phạm tội dù không bịa đặt nhưng lại loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt. Thông qua hình thức như: kể lại cho người khác nghe, đăng bài, chia sẻ bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng,…
- Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền. Người phạm tội dù biết rõ người mình tố giác không có hành vi phạm tội; nhưng vẫn tố cáo họ trước Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ( Công an, Viện Kiểm sát,…)
Về hậu quả: Không bắt buộc phải xảy ra hậu quả đối với hành vi này
Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý. Biết việc làm của mình là ảnh hưởng đến người khác nhưng vẫn thực hiện.
Hình phạt
Tùy theo từng mức độ vi phạm mà người phạm tội có thể chịu mức phạt: có mức hình phạt là phạt cảnh cáo; cải tạo không giam giữ đến hai năm; tù có thời hạn đến 07 năm.
Ngoài ra có thể áp dụng hình phạt bổ sung: áp dụng hình thức phạt tiền; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Kể lại giấc mơ xấu về người khác có bị coi là vu khống không?
Theo như 4 yếu tố cấu thành tội phạm đã phân tích ở trên; người phạm cố ý bịa đăt, loan truyền thông tin không đúng sự thật. Vậy việc kể lại giấc mơ với nội dung là T* chiếm đoạt tiền từ thiện có coi là cố ý bịa đặt thông tin để làm hoang mang dư luận? Hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau; với hai luồng quan điểm là không coi là vu khống và coi là vu khống.
Pháp luật không đưa ra quy định cũng không thể điều chỉnh giấc mơ của mỗi người. Nếu xác định người đăng tin về giấc mơ là vu khống người khác thì chưa có đủ căn cứ để xử lý về Tội vu khống theo Bộ luật Hình sự.
Hành vi đi kể giấc mơ của mình với đám đông. Hoàn toàn không có căn cứ đó là bịa đặt hay không bịa đặt. Để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vu khống; cơ quan điều tra phải chứng minh được rằng trước đó người kể giấc mơ không hề nằm mơ mà chỉ lợi dụng giấc mơ để bịa đặt. Tuy nhiên, hiện nay năng lực con người không thể chứng minh được liệu trước đó H có nằm mơ hay không. Vậy nên rất khó để kết luận người kể giấc mơ bịa đặt và loan truyền tin sai sự thật.
Vì chưa thể xác định được họ cố ý bịa đặt câu chuyện hay không. Nên kể lại giấc mơ xấu về người khác có chưa thể coi là vu khống người khác.
Việc kể lại giấc mơ xấu gây ảnh hưởng đến người khác bị xử lý thế nào?
Nếu hậu quả của việc đăng tải thông tin về giấc mơ lên mạng xã hội gây ảnh hưởng xấu đến danh sự, thậm trí ảnh hưởng đến quyền lợi của người được nhắc đến; thì có thể khởi kiện vụ việc dân sự ra Tòa án có thẩm quyền yều cầu bồi thường thiệt hại.
Mặc dù vậy, việc chứng minh thiệt hại xảy ra do việc đăng tin kể lại giấc mơ xấu về mình là rất khó. Hầu như trên thực tế không có tiền lệ. Nên để Tòa án giải quyết vụ việc trên là rất khó.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Sao kê tài khoản từ thiện có bắt buộc phải thực hiện không?
- Dùng tiền từ thiện sai mục đích ban đầu có vi phạm pháp luật không?
Trên đây là bài viết của chúng tôi. Nếu cần hỗ trợ pháp lý hình sự, vui lòng liên hệ: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của Luật tố cáo thì người tố cáo không bắt buộc phải giao nộp tài liệu chứng cứ. Vì thế khi nhận được đơn tố cáo, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có nghĩa vụ chứng minh sự thật khách quan liên quan đến hành vi bị tố cáo và tiến hành giải quyết đơn tố cáo.
Người tố giác tội phạm mà không đúng thì tùy theo mức độ nghiêm trọng của vụ việc mà người tố cáo có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội vu khống và có thể phải bồi thường trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.
Như vậy nếu tố giác tội phạm không đúng, gây hậu quả nghiêm trọng sẽ chịu trách nhiệm hình sự về Tội vu khống.
Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm của mình. Các thông tin xấu được đăng trên phương tiện thông tin đại chúng phải bị gỡ bỏ, đồng thời cải chính.
Người thực hiện hành vi bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác vừa phải bồi thường thiệt hại bằng tiền, vừa phải công khai xin lỗi, cải chính thông tin nếu người bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm yêu cầu.