Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể có sở hữu tập thể và có tư cách pháp nhân, do các thành viên tự nguyện thành lập kinh doanh trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng, dân chủ, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc. Chính vì vậy, các mô hình hợp tác ngày càng trở thành ưu tiên thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam. Liên quan đến vấn đề thành lập hợp tác xã, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Kế hoạch thành lập hợp tác xã như thế nào? Thành lập hợp tác xã cần chuẩn bị giấy tờ gì? Cần lưu ý những gì khi thành lập hợp tác xã? Mời quý độc giả cùng tìm hiểu những vấn đề trên qua bài viết sau đây của Luật sư X nhé.
Thành lập hợp tác xã cần chuẩn bị giấy tờ gì?
Anh T làm nông nghiệp được hơn 7 năm nay. Trong quá trình làm lụng chăn nuôi trồng cây, anh T dự định kết hợp với một số bạn bè của mình để thành lập hợp tác xã kinh doanh nhằm phân phối nông sản lên các thành phố lớn. Khi đó, anh T băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành,Thành lập hợp tác xã cần chuẩn bị giấy tờ gì, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Tại Điều 7 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT và Khoản 2 Điều 2 Thông tư 07/2019/TT-BKHĐT quy định về việc đăng ký thành lập hợp tác xã như sau:
Theo quy định trên, hồ sơ đăng ký thành lập hợp tác xã bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký thành lập hợp tác xã;
– Điều lệ của hợp tác xã;
– Phương án sản xuất kinh doanh;
– Danh sách thành viên;
– Nghị quyết của hội nghị thành lập về những nội dung như:
+ Phương án sản xuất, kinh doanh;
+ Bầu hội đồng quản trị và chủ tịch hội đồng quản trị; quyết định việc lựa chọn giám đốc (tổng giám đốc) trong số thành viên, đại diện hợp pháp của hợp tác xã thành viên hoặc thuê giám đốc (tổng giám đốc);
+ Bầu ban kiểm soát, trưởng ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên;
+ Các nội dung khác có liên quan đến việc thành lập và tổ chức, hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
– Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của người có thẩm quyền đăng ký. Trường hợp được ủy quyền, phải có thêm: (1) bản sao hợp lệ giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền; (2) bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả hoặc văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
Kế hoạch thành lập hợp tác xã như thế nào?
Hợp tác xã là tổ chức có quyền chủ động huy động vốn, ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế, chịu các khoản nợ và trách nhiệm tài chính trong phạm vi vốn, tài sản của hợp tác xã. Đây là mô hình lý tưởng đối với một số người kinh doanh với mong muốn tạo công ăn việc làm cho mọi người. Trong quá trình làm thủ tục, nhiều người băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, Kế hoạch thành lập hợp tác xã như thế nào, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
* Trường hợp đăng ký trực tiếp:
Bước 1: Nộp hồ sơ
– Người có thẩm quyền đăng ký hợp tác xã hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp hồ sơ đăng ký tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính.
– Người có thẩm quyền đăng ký cần có bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam; Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực đối với người nước ngoài).
– Trường hợp được ủy quyền thì phải có thêm giấy tờ sau:
+ Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam; Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực đối với người nước ngoài);
+ Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả; hoặc Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
>> Xem thêm: Hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
– Hồ sơ đăng ký hợp tác xã được tiếp nhận để nhập thông tin vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã khi:
+ Có đủ giấy tờ theo quy định;
+ Thông tin của hợp tác xã đã được kê khai đầy đủ vào các giấy tờ trong hồ sơ đăng ký hợp tác xã theo quy định;
+ Có địa chỉ liên lạc của người nộp hồ sơ đăng ký thành lập hợp tác xã;
+ Đã nộp lệ phí đăng ký kinh doanh theo quy định.
– Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký hợp tác xã, Phòng Tài chính – Kế hoạch trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
Bước 3: Xử lý hồ sơ
– Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện cấp đăng ký theo quy định tại Điều 24 Luật Hợp tác xã, Phòng Tài chính – Kế hoạch phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản cho người thành lập hợp tác xã trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ. Phòng Tài chính – Kế hoạch ghi toàn bộ yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hợp tác xã đối với mỗi một bộ hồ sơ do hợp tác xã nộp trong 01 Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hợp tác xã
– Trường hợp hồ sơ đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 24 Luật Hợp tác xã, hợp tác xã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
*Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử sử dụng chữ ký số công cộng
Bước 1: Nộp hồ sơ
– Người có thẩm quyền đăng ký hợp tác xã hoặc người đại diện theo ủy quyền kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã.
– Trường hợp người được cá nhân có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký hợp tác xã theo quy định ủy quyền thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký hợp tác xã, thì người được ủy quyền kê khai thông tin, tải văn bản điện tử, ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ: Hồ sơ đăng ký hợp tác xã qua mạng điện tử hợp lệ khi đảm bảo đầy đủ các yêu cầu sau:
– Hồ sơ đăng ký hợp tác xã qua mạng điện tử hợp lệ khi đảm bảo đầy đủ các yêu cầu sau:
+ Có đầy đủ các giấy tờ và nội dung các giấy tờ đó được kê khai đầy đủ theo quy định như hồ sơ bằng bản giấy và được chuyển sang dạng văn bản điện tử. Tên văn bản điện tử phải được đặt tương ứng với tên loại giấy tờ trong hồ sơ bằng bản giấy;
+ Các thông tin đăng ký hợp tác xã được nhập đầy đủ và chính xác theo thông tin trong các văn bản điện tử;
+ Hồ sơ đăng ký hợp tác xã qua mạng điện tử phải được xác thực bằng chữ ký số công cộng
– Trường hợp được ủy quyền thì phải có giấy tờ sau:
+ bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân (Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam; Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực đối với người nước ngoài);
+ Bản sao hợp lệ hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ nộp hồ sơ, nhận kết quả và giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả; hoặc Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện nộp hồ sơ, nhận kết quả theo quy định của pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
– Thời hạn để hợp tác xã sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hợp tác xã qua mạng điện tử là 60 ngày kể từ ngày Phòng Tài chính – Kế hoạch ra Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Sau thời hạn nêu trên, nếu không nhận được hồ sơ sửa đổi, bổ sung của hợp tác xã, Phòng Tài chính – Kế hoạch sẽ hủy hồ sơ đăng ký hợp tác xã theo quy trình trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký hợp tác xã.
– Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký, cá nhân có thẩm quyền đăng ký hoặc người được cá nhân có thẩm quyền ký ủy quyền sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký hợp tác xã qua mạng điện tử.
Bước 3: Xử lý hồ sơ
– Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Tài chính – Kế hoạch gửi thông báo qua mạng điện tử cho cá nhân có thẩm quyền ký hoặc người được cá nhân có thẩm quyền ký ủy quyền để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
– Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Hợp tác xã phải nộp hồ sơ bằng văn bản khi nhận giấy chứng nhận đăng ký để đối chiếu và lưu hồ sơ.
Cần lưu ý những gì khi thành lập hợp tác xã?
Ông B sở hữu một số luống rau thủy canh hoạt động hơn 5 năm nay. Nhận thấy nhu cầu sử dụng mặt hàng này tiềm năng trên thị trường, ông B dự định thành lập hợp tác xã mang tên ông nhằm phân phối rau đến người tiêu dùng. Khi đó, ông B băn khoăn không biết liệu theo quy định của pháp luật hiện hành, cần lưu ý những gì khi thành lập hợp tác xã, sau đây hãy cùng tìm hiểu nhé:
Theo quy định của Luật Hợp tác xã 2023, khi thành lập hợp tác xã, quý khách cần đảm bảo các điều kiện sau:
Điều kiện về thành viên chính thức, thành viên liên kết
Theo quy định tại Khoản 1 – Điều 30 – Luật Hợp tác xã 2023 thì thành viên chính thức, thành viên liên kết góp vốn của hợp tác xã bao gồm:
- Cá nhân là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư;
- Hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân thành lập, hoạt động tại Việt Nam (Phải cử người đại diện);
- Là pháp nhân Việt Nam.
Điều kiện về thành viên liên kết không góp vốn
Theo quy định tại Khoản 2 – Điều 30 – Luật Hợp tác xã 2023 thì thành viên liên kết không góp vốn của hợp tác xã bao gồm:
- Cá nhân là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam, từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
- Cá nhân là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, không bị mất năng lực hành vi dân sự, không có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; khi tham gia các giao dịch dân sự, lao động thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật;
- Hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân thành lập, hoạt động tại Việt Nam (Phải cử người đại diện);
- Là pháp nhân Việt Nam.
Lưu ý: Thành viên của hợp tác xã có thể đồng thời là thành viên của nhiều hợp tác xã, trừ trường hợp Điều lệ có quy định khác.
Tên Hợp tác xã
- Tên của hợp tác xã được bắt đầu bằng cụm từ “Hợp tác xã”. Đối với Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã hoạt động theo mô hình hợp tác xã thì tên bắt đầu bằng cụm từ “Quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã”.
- Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
- Tên bằng tiếng nước ngoài của hợp tác xã là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của hợp tác xã có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
- Tên viết tắt của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
- Những điều cần tránh khi đặt tên Hợp tác xã:
- Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký trên phạm vi toàn quốc;
- Đặt tên xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ;
- Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó;
- Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Trụ sở Hợp tác xã
Trụ sở chính của hợp tác xã là địa điểm giao dịch của hợp tác xã xã trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên đường, phố, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “LKế hoạch thành lập hợp tác xã”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Thành viên chính thức:
Cá nhân là công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
Cá nhân là nhà đầu tư nước ngoài, có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
Hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân thành lập, hoạt động tại Việt Nam (phải cử người đại diện).
Pháp nhân Việt Nam.
Dựa vào số lượng thành viên, hợp tác xã được phân loại theo các quy mô nhất định như sau:
Hợp tác xã quy mô thành viên siêu nhỏ: Gồm những hợp tác xã có dưới 50 thành viên;
Hợp tác xã quy mô thành viên nhỏ: Bao gồm các hợp tác xã có từ 50 đến 300 thành viên;
Hợp tác xã quy mô thành viên vừa: Bao gồm những hợp tác xã có từ trên 300 đến 1.000 thành viên;
Hợp tác xã quy mô thành viên lớn: Bao gồm những hợp tác xã có từ trên 1.000 thành viên trở lên.