Mọi người đều biết rằng người thân trực hệ là những người trong cùng một gia đình những người này có mối quan hệ huyết thống trực tiếp. Những người này bao gồm cha mẹ, anh chị em, con cái và cháu đây đều là người có huyết thống trực hệ vì tất cả đểu có mối quan hệ huyết thống trực tiếp với nhau, cũng có nghĩa là họ là người thân trong gia đình có cùng một dòng dõi huyết thống. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Huyết thống trực hệ có được truyền máu không” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Người thân trực hệ là gì?
Pháp luật nước ta có quy định cụ thể về khái niệm về người thân trực hệ để có thể cho mọi người nắm rõ được khái niệm để tránh mắc phải những sai lầm khi có những vấn đề pháp luật có liên quan trực tiếp đến vấn đề này. Chẳng hạn như vấn đề kết hôn sẽ không được kết hôn với người thân trực hệ.
Căn cứ khoản 17 khoản 19 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định người thân trực hệ:
“Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
17. Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.”
Như vậy, người thân trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau. Cụ thể như sau:
– Ông bà sinh ra cha mẹ thì ông bà và cha mẹ người thân trực hệ.
– Cha mẹ sinh ra con thì cha mẹ và con là người thân trực hệ và ông bà cũng có cùng dòng máu trực hệ với con.
Huyết thống trực hệ có được truyền máu không?
Tất cả những nhóm máu đều có những đặc trưng riêng biệt, trong ý họ về truyền máu. Bên cạnh những tiêu chuẩn cần đáp ứng trong xét nghiệm điều này nhằm để có thể phát hiện, ngăn ngừa những vi khuẩn xấu có thể lây lan qua đường máu thì còn cần phải duewaj trên thực hiện đúng nguyên tắc trong ngành y để đảm bảo an toàn miễn dịch.
Việc huyết thống trực hệ có được truyền máu hay không thể khẳng định được có hay không mà còn phải dưa trên những xét nghiệm nghiên cứu y khoa cho pháp người thân có thể truyền máu cho nhau hay không.
Nguyên tắc của hoạt động truyền máu là gì?
Khi mọi người bị mất máu quá nhiều thì sẽ cần phải tìm người theo đúng với kiến thức chuyên ngành y khoa để truyền máu sao cho phù hợp với máu của người bệnh. Nguyên tắc truyền máu là không được để kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau trong cơ thể. Chính vì thế, việc xác định được nhóm máu thì sẽ phải chính xác trước khi truyền là điều rất quan trọng mà ai cũng cần phải hiểu.
Nhóm máu O được gọi là nhóm máu phổ thông nhóm máu này có thể cho được tất cả những nhóm khác nhưng chỉ nhận được máu cùng nhóm O.
Nhóm máu AB là nhóm máu “nhận phổ thông” tức là nhận được tất cả các nhóm nhưng chỉ cho được người cùng nhóm máu AB. Người có nhóm máu A có thể truyền cho người có các loại nhóm máu O hoặc A, người có nhóm B có thể nhận máu nhóm O hoặc B.
Có được truyền máu miễn phí khi có giấy chứng nhận hiến máu của người thân không?
Khi người truyền máu người truyền máu sẽ được cấp giấy chứng nhận hiến máu là giấy tờ ghi nhận nghĩa cử cao đẹp của người hiến máu.
Theo Quyết định số 1995/2004/QĐ-BYT thì Giấy chứng nhận hiến máu được sử dụng được sử dụng thống nhất trong các cơ sở y tế công lập có chức năng thu gom máu.
Theo đó, Giấy chứng nhận hiến máu có giá trị miễn phí truyền máu khi bản thân người hiến máu tình nguyện có nhu cầu truyền máu tại các cơ sở y tế công lập trong toàn quốc. Giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện không còn giá trị để được nếu như việc truyền máu miễn phí dành cho người hiến máu đã được truyền máu miễn phí bằng đúng số máu đã hiến tùy từng mức máu người đó đã hiến
Như vậy, căn cứ quy định trên thì Giấy chứng nhận hiến máu chỉ có giá trị sử dụng đối với bản thân người hiến máu và ghi nhận nghĩa cử cao đẹp đó của người hiến máu. Giấy chứng nhận hiến máu không có giá trị sử dụng đối với người thân của người hiến máu hoặc bất cứ người nào khác mà không phải bản thân người hiến máu.
Vai trò, ý nghĩa của hoạt động hiến máu tình nguyện đối với cộng đồng
Hành động hiến máu không chỉ được xem là hành động cao cả thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Đây là một hành động cao đẹp được đề cao trong xã hội hiện nay nó đang dần lan tỏa đến tất cả mọi người, tạo nên hiệu ứng rộng khắp trong toàn cộng đồng, điều này cũng đã lan tỏa sự sống đến với những người cần máu.
Vai trò của hoạt động hiến máu
Hiến máu là một hành động cao cả có thể giúp được nhiều người khi họ cần đến sự giúp đỡ.
Ý nghĩa của việc hiến máu
Hiến máu nhân đạo, một nghĩa cử cao đẹp.
Hiến máu nhân đạo, niềm tự hào không giới hạn.
Hiến máu nhân đạo, những lợi ích trước mắt và lâu dài.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Phân biệt Sổ đỏ hộ gia đình và sổ đỏ cá nhân thế nào?
- Điều kiện thực hiện thủ tục xin giấy phép dạy nghề thẩm mỹ viện
- Thủ tục tách đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu năm 2023 như thế nào?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Huyết thống trực hệ có được truyền máu không” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Tách hợp thửa đất. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833.102.102
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Buộc phải xét nghiệm HIV khi hiến máu
Theo các qui định tại Điều lệ truyền máu ban hành kèm theo Quyết định số 937/BYT – QĐ ngày 4/9/1992 của Bộ trưởng Bộ y tế, Quy định chuyên môn về xử lý nhiễm HIV/AIDS ban hành kèm theo Quyết định số 2557/BYT – QĐ ngày 26/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế, người cho máu phải được khám sức khỏe và xét nghiệm trước mỗi lần lấy máu, bảo đảm 100% chai máu phải được sàng lọc trước khi truyền.
Nhân viên lấy máu cần có các thông tin đầy đủ về người cho máu nhằm phát hiện các bệnh lây truyền bằng đường máu và chống chỉ định cho máu khác. Việc thực hiện xét nghiệm tối thiểu bắt buộc đối với người cho máu không chỉ nhằm tìm kháng thể HIV trong huyết thanh mà còn nhằm phát hiện các bệnh tiềm ẩn khác như viêm gan B, giang mai, sốt rét…
Trong trường hợp cấp cứu có chỉ định truyền máu mà không có điều kiện xét nghiệm phát hiện HIV thì nhân viên y tế được phép dùng máu của bố, mẹ hoặc con, anh chị em của người bệnh để truyền cho người đó trên cơ sở người nhà bệnh nhân yêu cầu và ký giấy cam kết. Trường hợp này nhân viên y tế không chịu trách nhiệm nếu xảy ra việc lây nhiễm HIV/AIDS.
Các ví dụ phổ biến nhất là HIV, viêm gan B (HVB), viêm gan C (HVC) và sốt xuất huyết do virus.