Hợp đồng được biết đến là một hình thức giao dịch thông dụng, phổ biến nhất và cũng là hình thức giao dịch phổ biến nhất khi các bên tham gia vào lĩnh vực này. Hợp đồng mua bán nhằm đáp ứng các điều kiện vật chất và tinh thần của chủ thể và thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Thỏa thuận bán tài sản thực chất là việc một bên chuyển giao quyền sở hữu để đổi lấy lợi ích kinh tế (chủ yếu là tiền). Vì vậy, đối với một số hợp đồng mua bán đối với một số bất động sản nhất định, theo quy định của pháp luật phải được công chứng để đảm bảo tính pháp lý. Nếu đã công chứng thì khi hủy việc công chứng phải ghi rõ và làm thủ tục hủy hợp đồng công chứng với tổ chức thực hiện dịch vụ công chứng. Cùng Luật sư X tìm hiểu trong bài viết “Hủy hợp đồng đã công chứng như thế nào năm 2023?” nhé!
Hủy hợp đồng công chứng là gì?
Hủy hợp đồng công chứng là việc hủy các giao dịch, hợp đồng giao dịch dân sự đã công chứng tại cơ quan có thẩm quyền, mặc dù các bên trước đó đã thảo thuận và đi đến thống nhất việc xác lập hợp đồng, giao dịch.
Hủy hợp đồng đã công chứng như thế nào năm 2023?
Tại khoản 1 Điều 51 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:
“Điều 51. Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch
1.Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó.”
Theo đó, việc hủy bỏ hợp đồng đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của các bên tham gia hợp đồng này.
Nếu hai bên đã thảo thuận và quyết định hủy bỏ việc thực hiện hợp đồng đã được công chứng thì hợp đồng đã công chứng có thể được hủy bỏ.
Hậu quả pháp lý khi hủy bỏ hợp đồng đã công chứng:
Hậu quả pháp lý khi hủy bỏ hợp đồng được ghi nhận tại Bộ luật dân sự, Điều 427 cụ thể:
“1. Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
2. Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản.
Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả.
Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.“
Hậu quả pháp lý sẽ là một trong các căn cứ để tác động tới việc các bên có quyết định hủy bỏ hợp đồng hay không, bởi thực tế, việc hủy bỏ hợp đồng thực sự rất hạn chế, đặc biệt là đối với các hợp đồng đã công chứng, bởi thủ tục phức tạp và làm phát sinh nhiều vấn đề tranh chấp liên quan, nhất là đối với hợp đồng mua bán nhà ở thương mại.
Thủ tục hủy hợp đồng công chứng như thế nào?
Theo quy định tại điều 51 Luật công chứng 2014 có quy định về việc thực hiện công chứng hủy bỏ hợp đồng, cụ thể là:
“ Điều 51. Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch
1. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó.
2. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch.
3. Thủ tục công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện như thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch quy định tại Chương này.”
Như vậy thì đối với việc thực hiện thủ tục hủy hợp đồng công chứng sẽ được thực hiện như đối thủ tục công chứng. Để có thể hủy hợp đồng công chứng thì cần phải có sự đồng ý từ thỏa thuận của các bên tham gia hợp đồng đã được công chứng đó. Cơ quan có thẩm quyền hủy hợp đồng công chứng chính là cơ quan đã công chứng bản hợp đồng trước đó.
Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu việc hủy bỏ hợp đồng đã được công chứng tới trực tiếp nơi mà khách hàng đã công chứng hợp đồng trước đó.
Hồ sơ gồm:
- Dự thảo về hợp đồng
- Bản sao của giấy tờ tùy thân người đã yêu cầu công chứng
- Bản sao liên quan đến chứng nhận quyền sở hữu hoặc bản sao của giấy tờ khác liên quan khác thay thế những loại giấy tờ phải đăng ký quyền sử dụng, quyền sở hữu tùy loại tài sản đó.
- Bản sao liên quan đến hợp đồng
- Các giấy tờ bản sao trên cần phải được sao y và chứng thực
Lưu ý: Nếu công chứng viên mà có căn cứ cho rằng có vấn đề mà chưa rõ ràng, có thể có sự cưỡng ép, hoặc nghi ngờ năng lực hành vi dân sự của chính người yêu cầu công chứng,… thì công chứng viên có thể yêu cầu người mà yêu cầu công chứng chứng minh, làm rõ hoặc xác minh/yêu cầu giám định.
Nếu các nội dung đó không được làm rõ thì trường hợp này có thể bị từ chối công chứng
Nếu dự thảo hợp đồng mà có nội dung trái đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật hoặc đối tượng của chính hợp đồng theo quy định không phù hợp thì công chứng viên tiến hành chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng thấy rõ. Nếu người yêu cầu công chứng sau khi đã được công chứng viên giải thích mà không sửa chữa thì sẽ bị từ chối.
Bước 2: Người yêu cầu công chứng hoặc công chứng viên đọc lại dự thảo hợp đồng đẻ hai bên cùng nghe
Bước 3: Người yêu cầu công chứng xác nhận đồng ý nội dung được ghi nhận trong dự thảo hợp đồng sau đó ký ở từng trang của hợp đồng
Người yêu cầu công chứng đưa bản chính của giấy tờ sao y của hồ sơ để đối chiếu trước khi thực hiện ghi lời chứng, ký ở từng trang trong hợp đồng
Thời hạn giải quyết:
Thời hạn để thực hiện giải quyết như đối với thời hạn công chứng quy định tại điều 43 Luật công chứng 2014.
Trong vòng 2 ngày làm việc hoặc trường hợp nếu có phát sinh hợp đồng phức tạp thì việc công chứng có thể kéo dài muộn nhất là 10 ngày. Trong đó, thời gian để xác minh và giám định sẽ không tính trong thời gian 10 ngày trên)
Lệ phí hủy hợp đồng công chứng
Căn cứ tại khoản 3 điều 4 Thông tư số 257/2016/TT-BTC có quy định rõ về lệ phí công chứng việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch là 25. 000 đồng
Mức phí này áp dụng đối với phòng công chứng, văn phòng công chứng
Nếu là văn phòng công chứng thì đối với mức thu trên đã bao gồm tính cả giá trị gia tăng đúng quy định từ Luật thuế và quy định tại văn bản khác.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Hủy hợp đồng đã công chứng như thế nào theo quy định?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ làm thủ tục kết hôn với người nước ngoài, cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn của Luật sư X sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu công văn thông báo phạt vi phạm hợp đồng mới năm 2023
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo luật Dân sự 2015?
- Mẫu biên bản xử phạt vi phạm hợp đồng kinh tế mới 2023
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 51 Luật công chứng 2014, có quy định:
Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó.
Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch.
Theo đó tại khoản 2, khoản 3 Điều 51 Luật Công chứng 2014 có quy định:
“Điều 51. Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch
Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch.
Thủ tục công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện như thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch quy định tại Chương này.”
Về trình tự, thủ tục hủy bỏ hợp đồng đã công chứng thực hiện như thủ tục công chứng hợp đồng quy định tại Điều 40 Luật công chứng 2014, cụ thể như sau:
Bước 1: Anh/chị nộp hồ sơ yêu cầu hủy bỏ hợp đồng đã công chứng đến văn phòng công chứng đã công chứng hợp đồng trước đó. Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng.
Hồ sơ phải nộp bao gồm:
Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;
Dự thảo hợp đồng, giao dịch;
Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;
Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;
Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.
Trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng
Trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.
Trường hợp trong dự thảo hợp đồng có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.
Bước 2: Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo hợp đồng, giao dịch hoặc công chứng viên đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo đề nghị của người yêu cầu công chứng
Bước 3: Người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng, giao dịch. Công chứng viên yêu cầu người yêu cầu công chứng xuất trình bản chính của các giấy tờ theo hồ sơ để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của hợp đồng