Trong thực tiễn tổ chức thi hành án, việc thỏa thuận hủy kết quả đấu giá tài sản thi hành án là một trong những tình huống mà nhiều cơ quan THADS thường gặp. Hủy kết quả đấu giá tài sản thi hành án là một vấn đề phức tạp, có thể dẫn đến nhiều hậu quả pháp lý khác nhau. Do đó việc nghiên cứu, tìm hiểu các quy định pháp luật về vấn đề này là rất cần thiết. Hủy hợp đồng bán đấu giá tài sản như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Một số lưu ý khi hủy kết quả bán đấu giá tài sản thi hành án
Việc hủy kết quả đấu giá tài sản thi hành án được quy định tại Điều 72 Luật Đấu giá tài sản năm 2016; Điều 102 Luật THADS; Điều 27 Nghị định số 62/2015/NĐ-CP ( được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 33/2020/NĐ-CP).
Theo quy định tại Điều 102 Luật THADS về hủy kết quả bán đấu giá tài sản thi hành án; việc hủy kết quả bán đấu giá tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản; trường hợp kết quả bán đấu giá tài sản bị hủy thì việc xử lý tài sản để thi hành án được thực hiện theo quy định của Luật THADS.
Người mua được tài sản bán đấu giá; Chấp hành viên có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản; nếu có căn cứ chứng minh có vi phạm trong quá trình bán đấu giá tài sản.
Việc xử lý hậu quả và bồi thường thiệt hại do kết quả bán đấu giá tài sản bị hủy được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Hủy kết quả đấu giá theo thỏa thuận ra sao?
Trong trường hợp bán tài sản để thi hành án; kết quả bán đấu giá tài sản sẽ được hủy theo thỏa thuận giữa 03 chủ thể là: Chấp hành viên cơ quan THADS; tổ chức bán đấu giá tài sản và người trúng đấu giá. Tuy nhiên; việc hủy giao kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá hoặc hủy bỏ hợp đồng mua bán tài sản đấu giá chỉ cần được thực hiện bởi Chấp hành viên cơ quan THADS và người trúng đấu giá.
Mặc dù không Luật THADS không quy định cụ thể về nguyên tắc thỏa thuận trong trường hợp này nhưng việc giao kết hợp đồng đấu giá về bản chất là một hợp đồng dân sự; do đó việc thỏa thuận hủy kết quả đấu giá cũng phải đáp ứng các quy định chung về các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được quy định trong Bộ luật Dân sự; đó là: Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự; năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật; không trái đạo đức xã hội.
Hậu quả pháp lý khi hủy kết quả đấu giá tài sản
Điều 73 Luật đấu giá tài sản đã quy định về hậu quả pháp lý khi hủy kết quả đấu giá tài sản. Theo đó trường hợp hủy kết quả đấu giá tài sản theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 72 của Luật Đấu giá tài sản thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau tài sản đã nhận, nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Điều 73 Luật Đấu giá tài sản không quy định hậu quả pháp lý đối với trường hợp các bên thỏa thuận hủy kết quả đấu giá( khoản 1 Điều 72 Luật Đấu giá).
*Việc xử lý số tiền đặt trước trong các trường hợp hủy kết quả đấu giá:
Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự năm 2015: Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Quy định về đấu giá tài sản thi hành án
Người mua được tài sản bán đấu giá phải nộp tiền vào tài khoản cơ quan thi hành án dân sự trong thời hạn không quá 30 ngày; kể từ ngày đấu giá thành và không được gia hạn thêm. Trong thời hạn không quá 30 ngày. Trường hợp khó khăn; phức tạp thì không quá 60 ngày; kể từ ngày người mua được tài sản nộp đủ tiền; cơ quan thi hành án dân sự phải tổ chức việc giao tài sản cho người mua được tài sản; trừ trường hợp có sự kiện bất khả kháng.
Tổ chức đấu giá tài sản có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong việc giao tài sản cho người mua được tài sản đấu giá. Tổ chức; cá nhân cản trở; can thiệp trái pháp luật dẫn đến việc chậm giao tài sản bán đấu giá thành và gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Hợp đồng bán đấu giá tài sản thi hành án
Trường hợp sau khi phiên đấu giá kết thúc mà người trúng đấu giá tài sản từ chối mua; hoặc ký hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá nhưng chưa thanh toán thêm bất kỳ khoản tiền nào. Sau khi trừ đi chi phí đấu giá tài sản, khoản tiền đặt trước thuộc về ngân sách nhà nước. Khoản tiền này được sử dụng để thanh toán lãi suất chậm thi hành án; tạm ứng chi phí bồi thường Nhà nước; bảo đảm tài chính để thi hành án và các chi phí cần thiết khác.
Trường hợp người mua được tài sản bán đấu giá không thực hiện đầy đủ; hoặc không đúng hạn nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng; tiền thanh toán mua tài sản đấu giá được xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá và quy định của pháp luật về hợp đồng mua bán tài sản. Cơ quan thi hành án dân sự tổ chức bán đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật.
Có thể bạn quan tâm
- Mẫu đơn đăng ký đấu giá bán cổ phần
- Từ chối mua tài sản đã trúng đấu giá, tài sản đấu giá xử lý thế nào?
- Điều kiện thành lập công ty đấu giá năm 2022
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Hủy hợp đồng bán đấu giá tài sản như thế nào?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến hợp thức hóa lãnh sự; tạm ngừng kinh doanh; hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội; giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo thỏa thuận; Bị Tòa án tuyên bố vô hiệu; Có vi phạm trong quá trình đấu giá; Theo quyết định xử phạt hành chính.
Theo quy định tại Điều 72 Luật đấu giá tài sản 2016, những chủ thể có quyền hủy kết quả bán đấu giá tài sản bao gồm:
Người có tài sản đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản và người trúng đấu giá thông qua thỏa thuận hủy
Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền bằng một bản án có hiệu lực
Người có tài sản đấu giá khi hợp đồng khoản 6 Điều 33 Luật đấu giá tài sản 2016;
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính bằng quyết định.
Người mua được tài sản bán đấu giá, Chấp hành viên “có quyền khởi kiện yêu cầu” Tòa án giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, nếu có căn cứ chứng minh có vi phạm trong quá trình bán đấu giá tài sản.