Xin chào Luật sư X. Tôi là Hồng Quang, tôi có vấn đề thắc mắc cần được Luật sư giải đáp như sau: Năm 2017, tôi và hàng xóm có xảy ra tranh chấp, mẫu thuẫn về đất đai. Đến năm 2019, sau nhiều lần đưa nhau lên Tòa giải quyết không thành thì chúng tôi lại xảy ra cãi vã lớn khiến hàng xóm gây thù oán đã hành động đập phá bức tường hàng rào của gia đình tôi. Việc này được coi là hủy hoại tài sản trên đất đang xảy ra tranh chấp. Vậy, trường hợp này hàng xóm đó sẽ bị xử phạt như thế nào? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Hủy hoại tài sản trên đất tranh chấp bị xử phạt như thế nào?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Tranh chấp đất đai là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định về khái niệm tranh chấp đất đai cụ thể như sau:
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
24. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Theo đó, tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Đối với khái niệm tại Điều trên thì tranh chấp đất đai có phạm vi rất rộng. Cụ thể rằng tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực đất đai.
Trường hợp với phạm vi rộng như vậy sẽ rất khó trong việc áp dụng pháp luật, nhất là khi khởi kiện tranh chấp đất đai.
Theo đó, cần xác định tranh chấp đất đai với phạm vi hẹp hơn. Cụ thể tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định cụ thể rằng:
– Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
– Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.
Thế nào là hủy hoại tài sản?
Hủy hoại tài sản được hiểu là hành vi làm cho tài sản bị hư hại đến mức mất hẳn giá trị hoặc giá trị sử dụng và không thể khôi phục lại được hoặc bị tiêu huỷ hoàn toàn.
Làm hư hỏng tài sản được hiểu là hành vi làm cho tài sản bị mất một phần hoặc giảm giá trị, giá trị sử dụng ở mức độ có thể khôi phục lại được. Tùy vào mức độ hủy hoại tài sản mà người thực hiện hành vi sẽ bị xử lý hành chính hoặc bị xử lý hình sự.
Hành vi này được thể hiện bằng nhiều phương thức khác nhau như:
– Đập phá đồ đạc;
– Đốt cháy đồ;
– Cố tình để mặc tài sản của người khác bị hư hỏng…
Nguyên tắc bồi thường đối với hành vi hủy hoại tài sản của người khác
Căn cứ Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại cụ thể:
- Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
- Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
- Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
- Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Chủ sở hữu bảo vệ tài sản khi có tranh chấp đất đai bằng cách nào?
Căn cứ theo điều 164 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu như sau:
“1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.”
Căn cứ theo điểm a khoản 2 điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về hành vi gây thiệt hại tới tài sản của người khác như sau: “Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác”.
Hủy hoại tài sản trên đất tranh chấp bị xử phạt như thế nào?
Xử lý hành chính đối với hành vi hủy hoại tài sản của người khác do tranh chấp đất
Theo đó, hành vi hủy hoại tài sản của người khác do tranh chấp đất có thể bị phạt tiền với các mức sau:
- Phạt 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác; quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
- Bên cạnh đó, hành vi mang theo công cụ hành vi hủy hoại tài sản người khác có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây rối trật tự công cộng có mang theo các loại vũ khí thô sơ và công cụ hỗ trợ; quy định tại điểm a khoản 4 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Xử lý hình sự đối với hành vi hủy hoại tài sản của người khác do tranh chấp đất
Bên cạnh đó, hành vi hủy hoại tài sản của người khác do tranh chấp đất có thể bị xử lý về tội “Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản” theo quy định tại Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng; hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm.
- Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
- Tài sản là di vật, cổ vật.
Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm trong trường hợp: có tổ chức; gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng; tài sản là bảo vật quốc gia; dùng chất nguy hiểm về cháy, nổ hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; để che giấu tội phạm khác; tái phạm nguy hiểm.
Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm đối với hành vi gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Phạt tù từ 10 năm đến 20 năm đối với hành vi gây thiệt hại cho tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
Thẩm quyền xử phạt hành vi hủy hoại tài sản trên đất tranh chấp
Căn cứ theo khoản 2 điều 31 Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của chủ tịch UBND cấp huyện trong việc xử phạt vi phạm hành chính như sau
“2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm; buộc trả lại đất đã lấn, chiếm; buộc làm thủ tục đính chính Giấy chứng nhận bị sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung; buộc hủy bỏ giấy tờ giả liên quan đến việc sử dụng đất; buộc trả lại diện tích đất đã nhận chuyển quyền do vi phạm.”
Mời bạn xem thêm bài viết
- Luật đăng ký giao dịch bảo đảm quy định 2023
- Mua bán đất có xác nhận của phường có được cấp sổ đỏ?
- Thủ tục tống đạt văn bản tố tụng
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Hủy hoại tài sản trên đất tranh chấp chúng tôi cung cấp dịch vụ tranh chấp đất đai Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hủy hoại tài sản trên đất tranh chấp bị xử phạt như thế nào?“. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về giấy phép bay flycam. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Chủ thể của tội huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản là chủ thể thường. Nghĩa là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự đều có thể trở thành chủ thể của tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Tuy nhiên, người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này, vì tội phạm này có hai khoản nhưng không có trường hợp nào quy định là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
Luật đất đai 2013 quy định cụ thể về thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai với những nội dung chính sau:
Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với UBMTTQ Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Theo đó, hành vi đập phá nhà vô tình gây thương tích phải xét đến việc thương tích gây ra là do yếu tố nào. Nếu là do những người đập phá gây ra trong lúc đập phá thì sẽ bị xử lý hình sự về tội vô ý gây thương tích. Còn nếu thương tích gây ra do trong quá trình đập phá nhà khiến một số bộ phận của nhà rơi xuống gây thương tích thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.