Chào Luật sư! Tôi muốn hủy bỏ một phần hiệu lực của văn bằng bảo hộ có được không? Việc hủy bỏ một phần hiệu lực của văn bằng bảo hộ được thực hiện như thế nào? Cách hủy bỏ ra sao? Xin Luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư X xin phép giải đáp thắc mắc của bạn như sau:
Căn cứ pháp lý
Luật Sở hữu Trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019
Nghị định 22/2018/NĐ-CP
Nội dung tư vấn
Văn bằng bảo hộ là gì?
Văn bằng bảo hộ là giấy tờ quan trọng đánh dấu quyền sở hữu đối với sở hữu công nghiệp đối với sáng chế; kiểu dáng công nghiệp; thiết kế bố trí; tên thương mại…
Xem thêm: Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền trọn gói
Phạm vi có hiệu lực văn bằng bảo hộ
Phạm vi có hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu Văn bằng bảo hộ đối với trong việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp có hiệu lực trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Có thể sửa đổi văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 điều 97 Luật Sở hữu Trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019
Chủ văn bằng bảo hộ có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp sửa đổi những thông tin sau đây trên văn bằng bảo hộ:
- Thay đổi, sửa chữa thiếu sót liên quan đến tên và địa chỉ của tác giả; chủ văn bằng bảo hộ;
- Sửa đổi bản mô tả tính chất, chất lượng đặc thù, khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý; sửa đổi quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.
Có thể hủy bỏ một phần hiệu lực của văn bằng bảo hộ?
Văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ một phần hiệu lực trong trường hợp phần đó không đáp ứng điều kiện bảo hộ.
Khi được cấp văn bằng bảo hộ, nhưng phía cơ quan nhà nước vẫn có thể hủy bỏ hiệu lực của văn bằng do không đáp ứng được điều kiện. Tùy vào mức độ khác nhau mà văn bằng bảo hộ sẽ bị hủy bỏ hiệu lực toàn phần hay một phần. Vì vậy, khi nộp đơn xin cấp văn bằng bảo hộ các chủ thể cần đáp ứng đầu đủ yêu cầu của văn bằng bảo hộ đối với từng đối tượng bảo hộ để tránh văn bằng bị hủy sau khi đã được cấp.
Hiệu lực của văn bằng bảo hộ với những lưu ý không nhiều nhưng hết sức quan trọng và cần thiết. Nắm được những vấn đề trên các chủ thể tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình liên quan đến vấn đề sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí…
Hồ sơ yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ bao gồm
- Tờ khai yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ;
- Bản gốc văn bằng bảo hộ;
- Tài liệu xác nhận việc thay đổi tên, địa chỉ (bản gốc hoặc bản sao có xác nhận của công chứng hoặc của cơ quan có thẩm quyền); quyết định đổi tên, địa chỉ; giấy phép đăng ký kinh doanh có ghi nhận việc thay đổi tên; địa chỉ; các tài liệu pháp lý khác chứng minh việc thay đổi tên, địa chỉ (có xác nhận của công chứng hoặc của cơ quan có thẩm quyền) – nếu nội dung yêu cầu sửa đổi là tên, địa chỉ;
- Tài liệu chứng minh việc chuyển dịch quyền sở hữu, nếu yêu cầu thay đổi chủ văn bằng bảo hộ (tài liệu chứng minh việc thừa kế; kế thừa; sáp nhập; chia; tách; hợp nhất; liên doanh; liên kết; thành lập pháp nhân mới của cùng chủ sở hữu, chuyển đổi hình thức kinh doanh hoặc theo quyết định của Tòa án hoặc của cơ quan có thẩm quyền khác);
- Tài liệu thuyết minh chi tiết nội dung sửa đổi;
- 05 mẫu nhãn hiệu đã sửa đổi (nếu yêu cầu sửa đổi chi tiết nhãn hiệu);
- 02 bản quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; 02 bản quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận đã sửa đổi (nếu yêu cầu sửa đổi nhãn hiệu tập thể; nhãn hiệu chứng nhận);
- Giấy ủy quyền (nếu nộp yêu cầu thông qua đại diện);
- Bản sao chứng từ nộp phí; lệ phí.
Trình tự sửa đổi văn bằng bảo hộ
Nộp đơn sửa đổi văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Đơn yêu cầu có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng. Đơn phải nộp kèm đầy đủ các giấy tờ trên.
Xử lý đơn sửa đổi văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Trường hợp đơn không có thiếu sót, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định ghi nhận sửa đổi Văn bằng bảo hộ và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp;
Trường hợp đơn có thiếu sót, không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận việc sửa đổi Văn bằng bảo hộ; nêu rõ lý do và ấn định thời hạn 02 tháng để người yêu cầu sửa chữa thiếu sót hoặc có ý kiến phản đối.
Nếu người yêu cầu không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối yêu cầu sửa đổi Văn bằng bảo hộ.
Chi phí sửa đổi văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ : 160.000 đồng/văn bằng bảo hộ
Phí công bố Quyết định sửa đổi văn bằng bảo hộ : 120.000 đồng/đơn
Phí đăng bạ Quyết định sửa đổi văn bằng bảo hộ : 120.000 đồng/văn bằng bảo hộ
Phí thẩm định lại (nếu yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ): tương ứng với phí thẩm định lần đầu: 550.000 đồng/nhóm
Mời bạn xem thêm
- Thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm khuyết danh là bao lâu?
- Tác phẩm công bố sau khi tác giả mất có được bảo hộ quyền tác giả ?
- Có thể sửa đổi văn bằng bảo hộ nhãn hiệu hay không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về nội dung vấn đề Hủy bỏ một phần hiệu lực của văn bằng bảo hộ khi nào? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0936128102.
Câu hỏi liên quan
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ có định nghĩa như sau:
“Tác phẩm khuyết danh là tác phẩm không hoặc chưa có tên tác giả (tên khai sinh hoặc bút danh) trên tác phẩm khi công bố”.
Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành, tác phẩm khuyết danh vẫn được bảo hộ quyền tác giả. Quyền tác giả được phân thành hai loại là quyền tài sản và quyền nhân thân.
Làm tác phẩm phái sinh;
Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
Sao chép tác phẩm;
Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã gây thiệt hại về tinh thần cho mình; thì có quyền yêu cầu Toà án quyết định mức bồi thường trong giới hạn từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng; tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại.