Hút thuốc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người hút mà còn gây hại cho những người xung quanh nếu vô tình hít phải, đặc biệt là trẻ nhỏ; Thậm chí hút thuốc còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sự phát triển kinh tế – xã hội. Do đó, ở nhiều nơi thường treo biển cấm hút thuốc lá, tuy nhiên vẫn có nhiều đối tượng ngang nhiên vi phạm. Vậy hành vi hút thuốc lá này có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì mức xử phạt do hút thuốc lá bao nhiêu? Trong nội dung bài viết này, Luật sư X sẽ giới thiệu đến bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Những địa điểm nào cấm hút thuốc lá?
Thuốc lá là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hoặc một phần nguyên liệu thuốc lá, được chế biến dưới dạng thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi, thuốc lào hoặc các dạng khác. Hút thuốc không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người hút mà còn gây hại cho những người xung quanh nếu vô tình hít phải, đặc biệt là trẻ nhỏ; Thậm chí hút thuốc còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sự phát triển kinh tế – xã hội. Do đó, pháp luật cấm hút thuốc lá tại một số địa điểm nhất định.
Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn
Căn cứ Điều 11 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012 quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn, gồm những nơi sau đây:
– Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên, bao gồm:
+ Cơ sở y tế;
+ Cơ sở giáo dục (trừ các trường cao đẳng, đại học, học viện);
+ Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em;
+ Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao.
– Địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà bao gồm:
+ Nơi làm việc;
+ Trường cao đẳng, đại học, học viện;
+ Địa điểm công cộng. Trừ cơ sở y tế; một số cơ sở giáo dục; cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em; Khu vực cách ly của sân bay; quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch; phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa.
+ Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao.
– Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm ô tô, tàu bay, tàu điện.
Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà, nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá
Bên cạnh đó, pháp luật rất linh hoạt mềm dẻo khi quy định địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà, nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá tại Điều 12 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012.
Cụ thể những địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá bao gồm:
+ Khu vực cách ly của sân bay;
+ Quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch;
+ Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa.
Nơi dành riêng cho người hút thuốc lá phải bảo đảm các điều kiện sau đây: Có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá; Có dụng cụ chứa các mẩu, tàn thuốc lá; có biển báo tại các vị trí phù hợp, dễ quan sát; Có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.
Hút thuốc lá bị phạt bao nhiêu?
Chúng ta dễ dàng bắt gặp biển cấm hút lá tại nơi công cộng, trường học, bệnh viên,… tuy nhiên vẫn có nhiều đối tượng ngang nhiên vi phạm. Vậy những đối tượng này bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định mức xử phạt do hút thuốc lá như sau:
Điều 25. Vi phạm quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá
1.Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm. Trường hợp hút thuốc lá trên tàu bay thực hiện theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng không dân dụng.
Như vậy, hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Hơn nữa, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không có chữ hoặc biểu tượng “cấm hút thuốc lá” tại địa điểm cấm hút thuốc lá theo quy định của pháp luật; Không tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành.
Thạm chí, còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây tại nơi dành riêng cho người hút thuốc lá: Không có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá; Không có dụng cụ chứa mẩu, tàn thuốc lá; Không có biển báo tại vị trí phù hợp, dễ quan sát; Không có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp về xử phạt do hút thuốc lá hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Điều kiện để mở quầy thuốc tư nhân hiện nay là gì?
Câu hỏi thường gặp
Nội dung hợp tác quốc tế về phòng chống tác hại thuốc lá bao gồm:
+ Hợp tác trong phòng, chống thuốc lá nhập lậu, thuốc lá giả;
+ Hợp tác trong việc cấm quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá xuyên biên giới;
+ Hợp tác trong nghiên cứu khoa học, đào tạo, hỗ trợ kinh phí và trao đổi thông tin liên quan đến phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Nghĩa vụ của người hút thuốc lá là:
+ Không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.
+ Không hút thuốc lá trong nhà khi có trẻ em, phụ nữ mang thai, người bệnh, người cao tuổi.
+ Giữ vệ sinh chung, bỏ tàn, mẩu thuốc lá đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm được phép hút thuốc lá.
Người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá có các quyền sau đây:
+ Buộc người vi phạm chấm dứt việc hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
+ Yêu cầu người vi phạm quy định cấm hút thuốc lá ra khỏi cơ sở của mình;
+ Từ chối tiếp nhận hoặc cung cấp dịch vụ cho người vi phạm quy định cấm hút thuốc lá nếu người đó tiếp tục vi phạm sau khi đã được nhắc nhở.