Tổng cục Hải quan quy định về thực hiện kê khai thuế suất thuế VAT, xác định tên và áp dụng mã HS của hàng hóa nhập khẩu không được giảm thuế theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP. Do đó, bài viết của Luật sư X chúng tôi về Hướng dẫn xác định hàng nhập khẩu không được giảm thuế VAT; sẽ giúp đọc giả tìm hiểu về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Công văn 642/TCHQ-TXNK
Nội dung tư vấn
Hướng dẫn xác định hàng nhập khẩu không được giảm thuế VAT
Xác định tên và áp dụng mã HS của hàng hóa nhập khẩu không được giảm thuế. Cụ thể:
Về việc xác định hàng hóa không được giảm thuế VAT tại cột 10 Phụ lục I, cột 10 Phần A Phụ lục III, cột 4 Phần B Phụ lục III. Đây đều là các cột mã số HS áp dụng đối với hàng hóa tại khẩu nhập khẩu; Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
Hàng hóa nhập khẩu không được giảm thuế VAT là hàng hóa đáp ứng điều kiện:
i) Có tên sản phẩm nêu tại cột 8 “tên sản phẩm” và được mô tả nội dung của sản phẩm tại cột 9 “nội dung” (trường hợp không có mô tả nội dung tại cột 9 thì áp dụng tên sản phẩm tại cột 8) của Phụ lục I, phần A Phụ lục III hoặc tại cột 3 “hàng hóa” phần B Phụ lục III;
ii) Có mã HS quy định theo Chương (02 chữ số), Nhóm (04 chữ số), Phân nhóm (06 chữ số) và mặt hàng (08 chữ số) nêu tại cột 10 Phụ lục I, cột 10 phần A Phụ lục III, cột 4 phần B Phụ lục III.
Cách xác định được thực hiện như sau:
– Trường hợp tại cột 10 Phụ lục I, cột 10 phần A phụ lục III, cột 4 phần B phụ lục III chỉ nêu số Chương HS thì toàn bộ hàng hóa thuộc Chương đó đáp ứng điều kiện (i) nêu trên là hàng hóa nhập khẩu không được giảm thuế VAT.
– Trường hợp tại cột 10 Phụ lục I, cột 10 phần A phụ lục III, cột 4 phần B phụ lục III nêu số Chương, chi tiết số Nhóm thì toàn bộ hàng hóa thuộc Nhóm đó đáp ứng điều kiện (i) nêu trên là hàng hóa nhập khẩu không được giảm thuế VAT.
– Trường hợp tại cột 10 Phụ lục I, cột 10 phần A phụ lục III, cột 4 phần B phụ lục III nêu số Chương, số Nhóm và chi tiết số Phân nhóm thì toàn bộ hàng hóa thuộc Phân nhóm đó đáp ứng điều kiện (i) nêu trên là hàng hóa nhập khẩu không được giảm thuế VAT.
– Trường hợp cột 10 Phụ lục I, cột 10 phần A phụ lục III, cột 4 phần B phụ lục III nêu số Chương, số Nhóm, Phân nhóm và chi tiết mã số mặt hàng theo 8 chữ số thì toàn bộ hàng hóa thuộc mã HS 08 chữ số đáp ứng điều kiện (i) nêu trên là hàng hóa nhập khẩu không được giảm thuế VAT.
Ngoài ra, hàng hóa nhập khẩu không được giảm thuế VAT là hàng hóa có tên sản phẩm nêu tại cột 8 “tên sản phẩm” và được mô tả nội dung của sản phẩm tại cột 9 “nội dung” (trường hợp không có mô tả nội dung tại cột 9 thì áp dụng tên sản phẩm tại cột 8) của Phụ lục I, phần A Phụ lục III hoặc tại cột 3 “hàng hóa” phần B Phụ lục III, có mã HS ký hiệu (*) thực hiện như sau:
Căn cứ thực tế hàng hóa nhập khẩu, danh mục hàng hóa xuất khẩu; nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư 65/2017/TT-BTC và Thông tư 09/2019/TT-BTC; để thực hiện khai báo mã số HS 08 chữ số trên tờ khai hải quan; và là hàng hóa nhập khẩu không được giảm thuế VAT.
Hướng dẫn xác định mã số HS để được giảm 2% thuế VAT
Tổng cục Hải quan có Công văn 521/TCHQ-TXNK hướng dẫn thực hiện Nghị định 15/2022/NĐ-CP về giảm thuế GTGT.
Cụ thể, trường hợp hàng hóa tại Phụ lục I và Phụ lục III (kèm theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP); xác định mã số HS là:
– Chương (02 chữ số), không chi tiết nhóm (04 chữ số); phân nhóm (06 chữ số) hoặc mã số (08 chữ số); thì toàn bộ mã hàng 08 chữ số thuộc chương đó áp dụng thuế GTGT 10%;
– Chương (02 chữ số), có chi tiết đến nhóm (04 chữ số); không chi tiết phân nhóm (06 chữ số) hoặc mã số (08 chữ số); thì toàn bộ mã hàng 08 chữ số thuộc nhóm đó áp dụng thuế GTGT 10%;
– Chương (02 chữ số), có chi tiết đến phân nhóm (06 chữ số), không chi tiết mã số (08 chữ số); thì toàn bộ mã hàng 08 chữ số thuộc phân nhóm đó áp dụng thuế GTGT 10%.
– Chương (02 chữ số), có chi tiết đến mà HS 08 chữ số; thì chi mã hàng 08 chữ số đó áp dụng thuế GTGT 10%.
Ví dụ: Trường hợp dòng hàng có tên hàng “Plastic dạng nguyên sinh” (cột 8); mã số HS (cột 10) là 39, có chi tiết mã số HS đến nhóm 04 chữ số; từ nhóm 39.01 đến 39.13 và mã số 3914.00.00. Thì toàn bộ các mã hàng 08 chữ số thuộc các nhóm từ 39.01 đến 39.13; và mã số 3914.00.00 áp dụng thuế GTGT 10%; các nhóm 04 chữ số còn lại của Chương 39 áp dụng thuế GTGT 8%.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Hướng dẫn xác định hàng nhập khẩu không được giảm thuế VAT. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty tnhh 1 thành viên tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu, …. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thuế VAT hay thuế giá trị gia tăng là loại thuế được tính toán dựa trên phần giá trị phát sinh của dịch vụ, hàng hóa trong các giai đoạn sản xuất, lưu thông đến tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ.
Thuế VAT không áp dụng trên toàn bộ giá trị của dịch vụ, sản phẩm mà chỉ áp dụng với phần giá trị tăng thêm của dịch vụ, sản phẩm đó.
Đối tượng chịu thuế VAT là: Hàng hóa, dịch vụ sử dụng vào trong các hoạt động sản xuất và tiêu dùng trên lãnh thổ Việt Nam; chịu sự tác động của 1 trong 3 hành vi đó là sản xuất; kinh doanh, tiêu dùng.
Hiểu đơn giản, đối tượng chịu thuế VAT là những tổ chức, hàng hóa có phát sinh những dịch vụ tăng thêm bởi hành vi tác động của đối tượng chịu thuế.