Hiện nay, để thuận tiện hơn trong các thủ tục hành chính, trong đó có thủ tục cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì công dân có thể thực hiện thủ tục bằng hình thức online. Nhiều người đã thực hiện hiện thủ tục yêu cầu cấp lý lịch tư pháp online thành công. Đây là một thủ tục tương đối mới mẻ, do đó có thể gây khó khăn cho người mới tiếp cận làm quen. Nhiều người cho biết còn hơi lung túng trong quá trình viết tờ khai lý lịch tư pháp online. Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện viết tờ khai lý lịch tư pháp online, hãy tham khảo Hướng dẫn viết tờ khai lý lịch tư pháp online dưới đây của Luật sư X nhé.
Các bước làm lý lịch tư pháp online
Để làm lý lịch tư pháp online, công dân cần thực hiện 03 bước như sau:
– Đăng ký lý lịch tư pháp trực tuyến
– Nộp hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua bưu điện
– Nhận kết quả Phiếu Lý lịch tư pháp qua bưu điện.
Hướng dẫn viết tờ khai lý lịch tư pháp online
Bước 1: Kê khai trực tuyến
Công dân truy cập website https://lltptructuyen.moj.gov.vn/home, sau đó chọn đúng đối tượng nộp hồ sơ:
– Công dân Việt Nam thường trú hoặc tạm trú ở trong nước;
– Công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài;
– Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam;
– Công dân Việt Nam không xác định được nơi thường trú hoặc tạm trú;
– Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.
Sau khi chọn đối tượng nộp hồ sơ thì hệ thống sẽ yêu cầu khai báo nơi thường trú hoặc tạm trú; nhấn mũi tên để tiếp tục.
Bước 2: Nhập tờ khai
Sau khi chọn nơi thường trú hoặc tạm trú, hệ thống sẽ tự động nhảy tới trang cung cấp Phiếu lý lịch tư pháp của địa phương.
Khi đó, nhấn vào ô Nhập Tờ khai, hệ thống sẽ tự động nhảy tới trang Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Bước 3: Khai thông tin
Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình khai thông tin lý lịch tư pháp trực tuyến. Phải đảm bảo mọi thông tin được kê khai đều chính xác, nếu không chính xác có thể sẽ không được cấp Lý lịch tư pháp.
Sau khi nhập xong, ấn nút [Tiếp tục/NEXT] để sang bước tiếp theo hoặc nhấn nút [Quay lại/BACK] để quay lại bước 1.
Phần tờ khai lý lịch tư pháp online sẽ bao gồm 05 phần thông tin như sau:
1. Thông tin thân nhân bắt buộc phải nhập thông tin vào các trường đánh dấu (*). Nếu không nhập, sẽ không thể đi tiếp.
Tất cả thông tin phải nhập đúng theo giấy tờ sẽ nộp kèm hồ sơ xin Lý lịch tư pháp trực tuyến (CMND/CCCD/hộ chiếu)
Định dạng ngày sinh, ngày cấp giấy tờ (CMND/CCCD/hộ chiếu) là ngày/tháng/năm (dd/mm/yyyy, tức là ngày và tháng phải là số có 02 chữ số và năm phải là số có 04 chữ số).
2. Thông tin về quá trình cư trú:
Để nhập thông tin về quá trình cư trú, nhấn nút [Nhập thông tin cưu trú/Add rows] để thêm hàng, sau đó nhập thông tin vào các ô trống theo nội dung quy định.
3. Thông tin khác/Thông tin về yêu cầu cấp lý lịch tư pháp.
Đây là phần thông tin về lý lịch tư pháp mà công dân muốn được cấp, bao gồm loại Lý lịch tư pháp số (Lý lịch tư pháp số 1 hay Lý lịch tư pháp số 2), đối tượng cấp, mục đich sử dụng.
Sau cùng, chọn đối tượng nộp phí. Lưu ý phải đảm bảo chọn đúng đối tượng, vì nếu chọn sai đối tượng thì hồ sơ xin lý lịch tư pháp cũng sẽ không được tiếp nhận.
4. Thông tin đăng ký dịch vụ dịch thuật;
5. Thông tin về phương thức nộp hồ sơ và nhận kết quả:
Công dân có thể chọn nộp hồ sơ tại nhà (qua bưu điện) và/hoặc nhận kết quả tại nhà (qua bưu điện) hoặc nộp hồ sơ và/hoặc nhận kết quả lý lịch tư pháp trực tiếp tại cơ quan tư pháp.
Sau đó, cần xác nhận thông tin đã nhập và nhấn nút [Tiếp tục / NEXT] để sang bước tiếp theo.
Bước 4: Xác nhận thông tin kê khai
Lúc này, hệ thống hiện ra Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp dùng cho cá nhân dựa trên các thông tin mà công dân đã khai trước đó. Công dân cần kiểm tra lại toàn bộ thông tin và sửa lại nếu có sai sót.
Nhập mã xác nhận và ấn Tiếp tục.
Bước 5: Nộp hồ sơ và nhận kết quả
Hệ thống sẽ trả về mã số đăng ký trực tuyến, công dân ghi nhớ mã số và chuẩn bị hồ sơ theo quy định. Nhân viên Bưu chính sẽ liên hệ và đến địa chỉ đã đăng ký để thu hồ sơ, phí (trường hợp đăng ký lấy hồ sơ qua bưu chính) hoặc nộp hồ sơ yêu cầu trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp Phiếu lý lịch tư pháp hoặc gửi hồ sơ yêu cầu qua dịch vụ bưu chính…
Về thành phần hồ sơ bao gồm:
– Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp (in dựa trên phần khai);
– Bản chụp hoặc bản sao có chứng thực giấy CMND/CCCD/hộ chiếu đang còn giá trị sử dụng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
– Văn bản ủy quyền làm thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp có công chứng (trong trường hợp ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục);
Trường hợp người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần có văn bản ủy quyền.
Sau khi tiến hành cấp Phiếu lý lịch tư pháp, cơ quan có thẩm quyền sẽ gửi kết quả là Phiếu lý lịch tư pháp theo địa chỉ đăng ký hoặc người đăng ký đến nhận trực tiếp.
Lưu ý: Trong vòng 05 ngày kể từ ngày đăng ký online phải hoàn thiện và nộp đủ hồ sợ.
Nhân viên bưu cục sẽ tới tận nhà lấy hoặc bạn mang đến bưu cục để gửi để đảm bảo thời gian chuyển đến cơ quan tư pháp.
Cách viết tờ khai cấp Phiếu lý lịch tư pháp
* Cách viết mẫu số 03/2013/TT-LLTP:
– Mục 1: Viết bằng chữ in hoa, đủ dấu.
– Mục 2: Ghi rõ xã/phường, huyện/quận, tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương.
– Mục 3, 4: Trường hợp có cả nơi thường trú và nơi tạm trú thì ghi cả hai nơi.
– Mục 5: Ghi rõ là CMND hay hộ chiếu.
– Mục 6: Đối với người đã từng là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị, dân quân tự vệ thì ghi rõ chức vụ trong thời gian phục vụ trong quân đội.
– Mục 7:
+ Phiếu lý lịch tư pháp số 1 là Phiếu ghi các án tích chưa được xóa và không ghi các án tích đã được xóa; thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ ghi vào Phiếu lý lịch tư pháp số 1 khi cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu.
+ Phiếu lý lịch tư pháp số 2 là Phiếu ghi đầy đủ các án tích, bao gồm án tích đã được xóa và án tích chưa được xóa và thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
* Cách viết mẫu số 04/2013/TT-LLTP:
– Mục 1: Họ và tên người được ủy quyền hoặc của cha/mẹ người chưa thành niên; ghi bằng chữ in hoa, đủ dấu.
– Mục 2: Ghi rõ xã/phường, huyện/quận, tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương.
– Mục 3: Ghi rõ địa chỉ để liên lạc khi cần thiết.
– Mục 4: Ghi rõ là CMND hay hộ chiếu.
– Mục 5: Ghi rõ mối quan hệ trong trường hợp người được ủy quyền là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người ủy quyền; trong trường hợp này không cần có văn bản ủy quyền.
– Mục 6: Ghi rõ trong trường hợp có văn bản ủy quyền.
– Mục 7: Ghi bằng chữ in hoa, đủ dấu.
– Mục 8,9: Trường hợp có nơi thường trú và nơi tạm trú thì ghi cả hai nơi.
– Mục 10: Trường hợp là người chưa thành niên dưới 14 tuổi thì không phải ghi nội dung này.
– Mục 11: Kê khai quá trình cư trú, nghề nghiệp, nơi làm việc từ khi từ 14 tuổi trở lên.
– Mục 12: Đối với người đã từng là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân quốc phòng, quân nhân dự bị, dân quân tự vệ thì ghi rõ chức vụ trong thời gian phục vụ trong quân đội.
* Cách viết Mẫu số 05a/2013/TT-LLTP:
– Mục 1: Ghi Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp.
– Mục 2: Ghi rõ tên cơ quan, tổ chức yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
* Cách viết Mẫu số 05b/2013/TT-LLTP:
– Mục 1: Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia hoặc Sở Tư pháp.
– Mục 2: Ghi rõ tên cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Hướng dẫn viết tờ khai lý lịch tư pháp online năm 2023” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới Thủ tục ly hôn khi đang làm việc ở nước ngoài. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm bài viết
- Hồ sơ làm lý lịch tư pháp cho cá nhân gồm giấy tờ gì 2023?
- Gian dối trong lập tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp phạt thế nào?
- Ủy quyền xin cấp Phiếu lý lịch tư pháp như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định về những người có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp như sau
– Công dân Việt Nam, người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp của mình.
– Cơ quan tiến hành tố tụng có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử.
– Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội có quyền yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp để phục vụ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Theo Điều 48 Luật Lý lịch tư pháp 2009 quy định:
“1. Thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu hợp lệ. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam đã cư trú ở nhiều nơi hoặc có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 47 của Luật này, trường hợp phải xác minh về điều kiện đương nhiên được xóa án tích quy định tại khoản 3 Điều 44 của Luật này thì thời hạn không quá 15 ngày.
2. Trường hợp khẩn cấp quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này thì thời hạn không quá 24 giờ, kể từ thời điểm nhận được yêu cầu.“
Như vậy, thời hạn cấp Phiếu lý lịch tư pháp là không quá 10 ngày. Tuy nhiên thời gian làm lý lịch tư pháp online trên thực tế có thể sẽ lâu hơn do cộng thêm thời gian nhân viên Bưu chính chuyển hồ sơ đến Sở Tư pháp và chuyển kết quả từ Sở Tư pháp về tay người nhận.