Công đoàn là một tổ chức đứng về phía người lao động và đóng một vai trò cần thiết trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động. Tuy nhiên, công đoàn cũng cần kinh phí để hoạt động. Vậy việc trích nộp kinh phí công đoàn như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Hướng dẫn trích nộp kinh phí công đoàn mới nhất” qua bài viết sau đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Ai phải đóng kinh phí công đoàn?
Điều 26 Luật Công đoàn năm 2012 nêu rõ:
1. Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
2. Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động;
Từ quy định trên, có thể thấy, đoàn phí sẽ do đoàn viên của công đoàn đóng. Hay nói cách khác, chỉ người lao động tham gia công đoàn mới phải đóng khoản đoàn phí này. Trường hợp người lao động không tham gia hoặc doanh nghiệp không thành lập công đoàn cơ sở thì người lao động sẽ không phải đóng đoàn phí.
Trong khi đó, việc đóng kinh phí công đoàn sẽ thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động. Dù doanh nghiệp có thành lập công đoàn cơ sở hay không thì cũng đều phải đóng khoản phí này.
Đoàn phí, kinh phí công đoàn đều là những nguồn thu tài chính công đoàn được sử dụng để tổ chức các hoạt động liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động như hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch; thăm hỏi, trợ cấp người lao động khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn,…; khen thưởng người lao động, con của người lao động có thành tích trong học tập, công tác,…
Mức đóng đoàn phí công đoàn mới nhất
Theo Điều 23 Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016, mức đóng đoàn phí công đoàn được thực hiện như sau:
– Đoàn viên ở công đoàn cơ sở cơ quan, tổ chức, đơn vị hưởng lương theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định:
Mức đóng hàng tháng = 1% x Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH
Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là tiền lương cấp bậc, chức vụ, lương theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề.
– Đoàn viên ở công đoàn cơ sở doanh nghiệp nhà nước (cả công đoàn Công ty cổ phần nhà nước giữ cổ phần chi phối):
Mức đóng hàng tháng = 1% x Tiền lương thực lĩnh
Trong đó:
+ Tiền lương thực lĩnh: Tiền lương đã khấu trừ tiền đóng khấu trừ tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của đoàn viên.
+ Mức đóng đoàn phí tối đa = 10% x Mức lương cơ sở = 149.000 đồng/tháng (Mức lương cơ sở hiện nay là 1,49 triệu đồng/tháng).
– Đoàn viên ở công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài nhà nước:
Mức đóng hàng tháng = 1% x Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH
Mức đóng đoàn phí tối đa = 10% x Mức lương cơ sở = 149.000 đồng/tháng.
– Trường hợp khó xác định tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí hoặc đoàn viên không phải đóng BHXH:
Mức đóng ấn định thấp nhất = 1 % x Mức lương cơ sở = 14.900 đồng/tháng
– Trường hợp không phải đóng đoàn phí:
+ Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp BHXH từ 01 tháng trở lên đang trong thời gian hưởng trợ cấp;
+ Đoàn viên công đoàn trong thời gian không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương.
Mức trích nộp kinh phí công đoàn
Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP quy định mức đóng kinh phí công đoàn của doanh nghiệp như sau:
Mức đóng = 2% x Quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động
Trong đó: Quỹ tiền lương này được xác định như sau:
+ Là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng BHXH.+ Riêng với đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân: Quỹ tiền lương là tổng mức tiền lương của những cán bộ, công nhân viên chức quốc phòng, lao động làm việc hưởng lương trong các nhà máy, doanh nghiệp, đơn vị; cán bộ, công nhân, viên chức, lao động làm việc hưởng lương trong các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị khoa học-kỹ thuật, sự nghiệp và phục vụ trong Công an nhân dân.
Việc đóng kinh phí công đoàn của doanh nghiệp được đóng hằng tháng cùng thời điểm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động, trừ doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả tiền lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh đóng kinh phí công đoàn theo tháng hoặc quý cùng với thời điểm đóng BHXH bắt buộc trên cơ sở đăng ký với tổ chức công đoàn.
Không đóng kinh phí công đoàn có bị phạt?
Như đã đề cập, người lao động là đoàn viên phải có trách nhiệm đóng đoàn phí. Nếu không đóng khoản tiền này, người lao động không bị xử phạt theo quy định của pháp luật bởi không có văn bản nào quy định về mức phạt đối với hành vi này. Tuy nhiên, người lao động sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều lệ công đoàn.
Trường hợp doanh nghiệp không chịu đóng hoặc không đóng đủ kinh phí công đoàn sẽ bị xử phạt theo Nghị định 12/2021/NĐ-CP. Cụ thể, Điều 37 Nghị định này quy định:
– Phạt tiền từ 12% – dưới 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn nếu:
+ Chậm đóng kinh phí công đoàn;
+ Đóng kinh phí công đoàn không đúng mức quy định;
+ Đóng kinh phí công đoàn không đủ số người thuộc đối tượng phải đóng.
– Phạt tiền từ 18% – 20% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn: Không đóng kinh phí công đoàn cho toàn bộ người lao động thuộc đối tượng phải đóng.
Lưu ý: Mức phạt trong các trường hợp này không quá 75 triệu đồng.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải nộp cho tổ chức công đoàn số tiền kinh phí công đoàn chậm đóng, đóng chưa đủ hoặc chưa đóng và số tiền lãi của số tiền kinh phí công đoàn chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước trong 30 ngày kể từ ngày có quyết định xử phạt.
Hướng dẫn trích nộp kinh phí công đoàn mới nhất
Lao động thuộc đối tượng phải đóng kinh phí công đoàn (KPCĐ)
– Đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã thành lập công đoàn cơ sở:
LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành TW và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn: phải tổ chức thống kê số lao động thuộc đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại các đơn vị theo khu vực HCSN, khu vực SXKD.
Số lao động được thống kê tại các đơn vị bao gồm: số lao động đang đóng BHXH tại thời điểm 30/6/2021, khuyến khích các đơn vị lấy số liệu sát thời điểm lập dự toán 2022 (theo số liệu của cơ quan BHXH cung cấp tại Khoản 5 Điều 8 Quy chế phối hợp 3601/QCPH-TLĐ-BHXH), số lao động tại đơn vị thuộc đối tượng phải nộp KPCĐ nhưng chưa tham gia BHXH, số lao động dự kiến tăng (giảm) tại đơn vị trong năm kế hoạch 2022.
– Đối với doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở:
LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành TW và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn: phải thống kê được danh sách các doanh nghiệp đã đóng BHXH tại thời điểm 30/6/2021 (theo số liệu của cơ quan BHXH cung cấp), từ đó thực hiện xác định số lao động tại các doanh nghiệp như với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã thành lập công đoàn cơ sở.
Năm 2022, Tổng Liên đoàn chưa giao kế hoạch thu KPCĐ 2% tại các doanh nghiệp chưa thành lập CĐCS có dưới 10 lao động tuy nhiên vẫn khuyến khích các đơn vị thu.
LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành TW và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn khi tổng hợp số lao động xây dựng dự toán tài chính công đoàn năm 2022 nếu chênh lệch so với số liệu Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn theo dõi tại cùng thời điểm phải có báo cáo giải trình, thuyết minh về số chênh lệch.
Về quỹ lương thu kinh phí công đoàn
Quỹ tiền lương xác định thu kinh phí công đoàn năm 2022 tại các đơn vị được xác định từ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động bình quân 6 tháng đầu năm 2021 có xác định yếu tố tăng trưởng (theo số liệu của cơ quan BHXH cung cấp) nhân với số lao động thuộc đối tượng phải đóng kinh phí công đoàn được xác định tại mục (1).
Số dự toán thu KPCĐ khu vực SXKD tại LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành TW và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn là dữ liệu để nhập Phần mềm thu KPCĐ khu vực SXKD năm 2022 theo Hướng dẫn 1305/HD-TLĐ ngày 15/8/2017 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn thu kinh phí công đoàn khu vực sản xuất kinh doanh qua tài khoản của Tổng Liên đoàn; Hướng dẫn 09/HD-TLĐ ngày 10/9/2020 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn thu kinh phí công đoàn khu vực sản xuất kinh doanh qua tài khoản Công đoàn Việt Nam mở tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
Kinh phí công đoàn 2% được tính trên tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng BHXH. Do đó, cơ sở để xác định Quỹ tiền lương nộp kinh phí công đoàn 2% năm 2022 tại các đơn vị được tính trên tiền lương bình quân 6 tháng đầu năm 2021 tại đơn vị nhân với số lao động thuộc đối tượng phải tham gia BHXH.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Biên bản họp giữa công đoàn và công ty
- Tham luận công đoàn với công tác chuyên môn
- Chủ doanh nghiệp có tham gia công đoàn không?
- Công an có tham gia Công đoàn không?
- Tại sao phải đóng kinh phí công đoàn?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Hướng dẫn trích nộp kinh phí công đoàn mới nhất”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về bảo hộ logo công ty, giá đất bồi thường khi thu hồi đất, thành lập công ty liên doanh, dịch vụ thám tử tìm người, xác nhận tình trạng hôn nhân Bình Dương, tạm ngưng công ty,… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
+ 69% tổng số thu kinh phí công đoàn do công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp sử dụng;
+ 31% tổng số thu kinh phí công đoàn nộp công đoàn cấp trên
Công đoàn cơ sở được sử dụng 65% tổng số thu kinh phí công đoàn, 60% tổng số thu đoàn phí công đoàn và 100% tổng số thu khác của đơn vị.
– Nộp kinh phí lên công đoàn cấp trên của công đoàn cơ sở được phân cấp thu kinh phí công đoàn. Công đoàn cơ sở được phân cấp thu kinh phí công đoàn phải nộp lên công đoàn cấp trên được phân cấp quản lý tài chính công đoàn cơ sở 35% tổng số thu kinh phí công đoàn và 40% tổng số thu đoàn phí công đoàn. Trong năm nộp theo dự toán, khi có quyết toán nộp theo số thu quyết toán.
– Cấp kinh phí công đoàn cho công đoàn cơ sở không được phân cấp thu kinh phí công đoàn. Công đoàn cấp trên được phân cấp thu kinh phí công đoàn khi nhận được kinh phí công đoàn của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng có trách nhiệm cấp 65% tổng số thu kinh phí công đoàn thu được cho công đoàn cơ sở.
– Đối với cơ quan, tổ chức, DN chưa thành lập công đoàn cơ sở: Công đoàn cấp trên được phân cấp thu kinh phí công đoàn khi nhận được kinh phí của cơ quan, tổ chức, DN đóng, được sử dụng 65% tổng số thu để chi cho hoạt động tuyên truyền, phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, ký thỏa ước lao động tập thể, bảo vệ, chăm lo cho người lao động tại các đơn vị này. Cuối năm số kinh phí sử dụng cho các hoạt động trên chưa hết chuyển thành tích lũy và trả lại cho công đoàn cơ sở sau khi công đoàn cơ sở của cơ quan, tổ chức, DN được thành lập
+ Đóng theo tháng, mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động
+ Tổ chức, doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp: Đóng theo tháng hoặc theo quí một lần cùng với thời điểm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động;
+ Đóng tại tại Liên đoàn Lao động quận/huyện nơi đặt trụ sở