Trong một số trường hợp nhất định Nhà nước ta có những quy định về việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội. Việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự này phải được tuân theo các quy định cụ thể của pháp luật. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề ” hướng dẫn tình tiết giảm nhẹ người có công với cách mạng” qua bài viết sau đây nhé.
Câu hỏi: Chào luật sư, Tôi nghe nói là người có công với cách mạng sẽ được áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự có đúng không ạ?.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc của mình, mời bạn tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi nhé.
Thế nào được coi là người có công với cách mạng?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh 02/2020/UBTVQH14 về ưu đãi người có công với cách mạng thì Người có công với cách mạng bao gồm:
– Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
– Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
– Liệt sĩ;
– Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
– Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
– Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
– Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;
– Bệnh binh;
– Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;
– Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;
– Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;
– Người có công giúp đỡ cách mạng.
Điều kiện, tiêu chuẩn người có công giúp đỡ cách mạng
Người có công giúp đỡ cách mạng là người đã có thành tích giúp đỡ cách mạng trong lúc khó khăn, nguy hiểm và được Nhà nước khen tặng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước” trước cách mạng tháng Tám năm 1945;
– Người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Huân chương Kháng chiến;
– Người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Huy chương Kháng chiến.
Chế độ ưu đãi đối với người có công giúp đỡ cách mạng
Chế độ ưu đãi đối với người có công giúp đỡ cách mạng đối với Người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Kỷ niệm chương “Tổ quốc ghi công” hoặc Bằng “Có công với nước” trước cách mạng tháng Tám năm 1945:
– Trợ cấp hằng tháng; trường hợp sống cô đơn thì được hưởng thêm trợ cấp nuôi dưỡng hằng tháng;
– Bảo hiểm y tế;
– Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm;
– Chế độ ưu đãi quy định tại các điểm c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này.
Chế độ ưu đãi đối với người có công giúp đỡ cách mạng đối với Người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Huân chương Kháng chiến:
– Trợ cấp hằng tháng; trường hợp sống cô đơn thì được hưởng thêm trợ cấp nuôi dưỡng hằng tháng;
– Bảo hiểm y tế;
– Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần;
– Chế độ ưu đãi quy định tại điểm e và điểm g khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này.
Chế độ ưu đãi đối với người có công giúp đỡ cách mạng đối với Người được tặng hoặc người trong gia đình được tặng Huy chương Kháng chiến:
– Trợ cấp một lần;
– Bảo hiểm y tế;
– Chế độ ưu đãi quy định tại điểm e và điểm g khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này.
Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là gì?
Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là tình tiết làm cho mức độ nguy hiểm của trường hợp phạm tội cụ thể giảm đi, là một trong những căn cứ quan trọng để Tòa án quyết định hình phạt cụ thể đối với người phạm tội.
Pháp luật hình sự quy định cụ thể các trường hợp là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tại Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (BLHS).
Các tình tiết giảm nhẹ theo quy định của Bộ Luật hình sự
Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
– Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
– Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
– Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
– Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
– Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
– Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
– Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
– Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;
– Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;
– Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
– Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;
– Phạm tội do lạc hậu;
– Người phạm tội là phụ nữ có thai;
– Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;
– Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
– Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
– Người phạm tội tự thú;
– Người phạm tội thành khẩn khai báo hoặc ăn năn hối cải;
– Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện hoặc điều tra tội phạm;
– Người phạm tội đã lập công chuộc tội;
– Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;
– Người phạm tội là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ, người có công với cách mạng.
Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
Hướng dẫn tình tiết giảm nhẹ người có công với cách mạng
Người có công với cách mạng hoặc cha mẹ, vợ chồng, con của liệt sĩ gồm những người sau phạm tội thì được hưởng tình tiết giảm nhẹ TNHS theo điểm x khoản 1 Điều 51 của BLHS:
– Người có công với cách mạng theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công;
– Cha, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con đẻ của liệt sĩ;
– Cha mẹ nuôi, con nuôi theo pháp luật về nuôi con nuôi của liệt sĩ hoặc người có công nuôi dưỡng liệt sĩ từ 10 năm trở lên khi liệt sĩ dưới 18 tuổi hoặc người mà liệt sĩ đang có trách nhiệm nuôi dưỡng từ 10 năm trở lên.
Ngoài ra, những người thân thích khác của người có công với cách mạng phạm tội có thể được xem xét để hưởng tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của BLHS, bao gồm:
– Cha mẹ vợ, cha mẹ chồng, con dâu, con rể; anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ, anh chị em cùng mẹ khác cha của liệt sĩ; ông bà nội, ông bà ngoại, cháu nội, cháu ngoại ruột của liệt sĩ mà liệt sĩ là cháu nội, cháu ngoại hoặc ông nội, ông ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột của liệt sĩ mà liệt sĩ là cháu, cô, dì, chú, cậu, bác ruột.
– Cha mẹ đẻ, con đẻ, con nuôi theo pháp luật hoặc người nuôi dưỡng người có công với cách mạng thực tế từ 10 năm trở lên hoặc người phạm tội thực tế được người có công với cách mạng nuôi dưỡng từ 10 năm trở lên;
– Cha dượng, mẹ kế; con dâu, con rể; con riêng của vợ hoặc chồng (nếu có quan hệ nuôi dưỡng thực tế từ 10 năm trở lên).
Những trường hợp được xem xét là tình tiết giảm nhẹ theo hướng dẫn của Công văn 212/TANDTC – PC 2019 cụ thể như sau :
+ Vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột bị cáo là người có công với nước có thành tích xuất sắc được Nhà nước tặng một trong các danh hiệu vinh dự như: anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, người mẹ Việt Nam anh hùng, nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú hoặc các danh hiệu cao quý khác theo quy định của Nhà nước;
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Hướng dẫn tình tiết giảm nhẹ người có công với cách mạng“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và logo; Bảo hộ logo thương hiệu; thành lập công ty; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký hộ kinh doanh; xác nhận tình trạng hôn nhân; tra cứu thông tin quy hoạch; tạm ngưng công ty; đăng ký mã số thuế cá nhân; dịch vụ giải thể công ty; mẫu hồ sơ tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay Flycam…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm:
- Hành vi dùng vũ lực trong cướp tài sản
- Sổ hồng ghi sai thông tin phải xử lý thế nào?
- Biểu mẫu tố tụng hành chính của Viện kiểm sát
- Tự ý lấy ảnh người khác bị xử lý như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Ngoài những tình tiết giảm nhẹ được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 51 BLHS, pháp luật cũng quy định theo hướng mở về vấn đề này. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ kèm theo đó phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án. Trong quá trình thi hành, có nhiều tình tiết được ghi nhận là tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản này. Dưới đây là những trường hợp được xem xét là tình tiết giảm nhẹ theo hướng dẫn của Công văn 212/TANDTC – PC 2019 cụ thể như sau :
+ Vợ, chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột bị cáo là người có công với nước có thành tích xuất sắc được Nhà nước tặng một trong các danh hiệu vinh dự như: anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, người mẹ Việt Nam anh hùng, nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú hoặc các danh hiệu cao quý khác theo quy định của Nhà nước;
+ Bị cáo là thương binh hoặc người thân thích như vợ, chồng, cha mẹ, con, anh, chị, em ruột là liệt sỹ;
+ Người bị hại cũng có lỗi;
+ Thiệt hại do lỗi của người thứ ba;
+ Gia đình bị cáo sửa chữa, bồi thường thiệt hại thay bị cáo;
+ Người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo trong trường hợp chỉ gây tổn hại về sức khỏe cho người bị hại, gây thiệt hại về tài sản;
+ Phạm tội do phục vụ yêu cầu công tác đột xuất như đi chống bão, lụt, cấp cứu;
+ Bị cáo tự nguyện giao nộp ít nhất ½ số tiền thu lợi bất chính hoặc tiền phạt bổ sung theo bản án, quyết định của Tòa án.
Về nguyên tắc ngay trước thời điểm người chồng hoặc người vợ hy sinh hoặc người có công chết thì bản thân họ với liệt sĩ, người có công vẫn đang tồn tại quan hệ hôn nhân. Cá nhân và gia đình họ phải chịu đựng mất mát to lớn vì công sức của người chồng hoặc người vợ của họ đã cống hiến cho đất nước. Tại thời điểm người vợ hoặc người chồng của họ hy sinh hoặc người có công chết thì đồng nghĩa cuộc hôn nhân của họ kết thúc (thời điểm này họ là người không có vợ, có chồng).
Pháp luật hôn nhân và gia đình không cấm họ tái hôn với người khác, do vậy cuộc hôn nhân sau của họ là hợp pháp và được pháp luật ghi nhận. Vì vậy, trong trường hợp họ phạm tội thì vẫn được hưởng tình tiết giảm nhẹ theo điểm x khoản 1 Điều 51 của BLHS (nếu họ là vợ hoặc chồng của liệt sĩ). Đối với người vợ hoặc chồng của người có công cũng vậy, họ cũng có thể được hưởng tình tiết giảm nhẹ TNHS theo khoản 2 Điều 51 của BLHS.