Hiện nay, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào quy định thủ tục kháng cáo trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu “làm oan sai”. Vì vậy, nếu trong quá trình xét xử vụ án xác định được trong vụ án có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc xuất hiện những tình tiết mới làm thay đổi đáng kể nội dung của bản án, quyết định mà khi ra bản án, tòa án không biết được hoặc quyết định người bị kết án hoặc thân nhân của họ biết được sự việc có thể làm đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm vụ án gửi cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu cơ quan đó xem xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật. Dưới đây Luật sư X sẽ hướng dẫn chi tiết về thủ tục kêu oan, mời bạn đọc tham khảo.
Hướng dẫn thủ tục kêu oan theo quy định pháp luật
Thủ tục giám đốc thẩm được quy định cụ thể tại chương XXX Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 như sau:
“Điều 272: Tính chất của giám đốc thẩm
Giám đốc thẩm là xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong xử lý vụ án.
Điều 273: Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
Bản án hoặc quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, khi có một trong những căn cứ sau đây:
1. Việc điều tra xét hỏi tại phiên tòa phiến diện hoặc không đầy đủ;
2. Kết luận trong bản án hoặc quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;
3. Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong khi điều tra, truy tố hoặc xét xử;
4. Có những sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng Bộ luật hình sự.
Điều 274: Phát hiện bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm
Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi công dân có quyền phát hiện những vi phạm pháp luật trong các bản án và quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và thông báo cho những người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 275 của Bộ luật này.
Trong trường hợp phát hiện thấy những vi phạm pháp luật trong bản án hoặc quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, Viện kiểm sát, Tòa án phải thông báo cho người có quyền kháng nghị quy định tại Điều 275 của Bộ luật này.
Điều 275: Những người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Chánh án TAND Tối cao và Viện trưởng VKSND Tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao.
2. Chánh án Tòa án quân sự trung ương và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp dưới.
3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu và Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới.
Điều 278: Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn một năm, kể từ ngày bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật.
2. Việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, kể cả trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.
3. Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án được tiến hành theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự…”.
Thủ tục tái thẩm được quy định tại chương XXXI Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 như sau:
“Điều 290: Tính chất của tái thẩm
Thủ tục tái thẩm được áp dụng đối với bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó.
Điều 291: Những căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
Những tình tiết được dùng làm căn cứ để kháng nghị tái thẩm là:
1. Lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, lời dịch của người phiên dịch có những điểm quan trọng được phát hiện là không đúng sự thật;
2. Điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, Hội thẩm đã có kết luận không đúng làm cho vụ án bị xét xử sai;
3. Vật chứng, biên bản điều tra, biên bản các hoạt động tố tụng khác hoặc những tài liệu khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật;
4. Những tình tiết khác làm cho việc giải quyết vụ án không đúng sự thật.
Điều 292: Thông báo và xác minh những tình tiết mới được phát hiện
1. Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi công dân có quyền phát hiện những tình tiết mới của vụ án và báo cho Viện kiểm sát hoặc Tòa án. Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm ra quyết định xác minh những tình tiết đó.
2. Nếu có một trong những căn cứ quy định tại Điều 291 của Bộ luật này thì Viện trưởng Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị tái thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho tòa án có thẩm quyền. Nếu không có căn cứ thì Viện trưởng Viện kiểm sát trả lời cho cơ quan, tổ chức hoặc người đã phát hiện biết rõ lý do của việc không kháng nghị.
Điều 293: Những người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
1. Viện trưởng VKSND Tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp dưới.
3. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với những bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự khu vực.
4. Bản kháng nghị của những người quy định tại Điều này phải được gửi cho người bị kết án và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị.
Điều 295. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
1. Tái thẩm theo hướng không có lợi cho người bị kết án phải tiến hành trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 23 của Bộ luật hình sự và thời hạn kháng nghị không được quá một năm, kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được tin báo về tình tiết mới được phát hiện.
2. Tái thẩm theo hướng có lợi cho người bị kết án thì không hạn chế về thời gian và được tiến hành trong cả trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.
3. Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án được tiến hành theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự…”.
Với trường hợp của gia đình bạn, nếu cho rằng phát hiện ra những vi phạm pháp luật trong các bản án và quyết định đã có hiệu lực pháp luật của tòa án đã tuyên đối với con mình thì có thể làm đơn xin giám đốc thẩm.
Còn trong trường hợp phát hiện những tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà cho rằng tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó thì có thể làm đơn xin tái thẩm gửi đến các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 vừa trích dẫn ở trên.
Giai đoạn | Người tạm giam, bị can, bị cáo, người phải thi hành án | Thân nhân của Người tạm giam, bị can, bị cáo, người phải thi hành án |
Điều tra và khởi tố | Chủ thể trực tiếp “kêu oan” với cơ quan điều tra | Chủ thể gửi thư kiến nghị gửi cơ quan điều tra, đưa ra lý do, đề nghị xem xét |
Truy tố | Chủ thể trực tiếp “kêu oan” với Viện kiểm sát, đề nghị Viện kiểm sát xem xét, trả hồ sơ cho cơ quan điều tra để điều tra bổ sung. | Chủ thể “kêu oan” với Viện kiểm sát bằng cách gửi thư đề nghị Viện kiểm sát xem xét. |
Xét xử Sơ thẩm | Chủ thể trực tiếp “kêu oan” với Tòa án, đề nghị Tòa án xem xét việc trả hồ sơ, điều tra bổ sung.Người phạm tội có thể kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bị tuyên án. | Chủ thể “kêu oan” có thể gửi thư kiến nghị tới Tòa án trong thời gian trước khi diễn ra phiên tòa diễn ra.Chủ thể có thể gửi thư kiến nghị đến Viện kiểm sát, Viện Kiểm sát xem xét và kháng nghị trong thời hạn 15 ngày (đối với VKS cùng cấp) và 30 ngày (đối với cấp trên trực tiếp) kể từ ngày tuyên án. |
Xét xử Phúc thẩm | Chủ thể trực tiếp “kêu oan” tại phiên tòa. | Không |
Giám đốc thẩm và tái thẩm | Khi có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc xử lý vụ án hoặc có tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó, người bị kết án hoặc thân nhân, những người biết sự việc có thể làm đơn xin giám đốc thẩm hoặc tái thẩm gửi đến cơ quan có thẩm quyền đề nghị cơ quan này xem xét lại bản án của tòa án đã có hiệu lực pháp luật. | |
Thi hành án | Chủ thể có thể viết thư Kiến nghị cho Chủ tịch nước hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác. |
Mẫu đơn kêu oan gồm những nội dung gì?
Hiện chưa có quy định cụ thể hướng dẫn cách trình bày đơn kêu oan. Thông thường lá đơn bao gồm các nội dung sau:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ
- Tên của lá đơn
- Kính gửi
- Họ và tên người làm đơn
- Thông tin người làm đơn
- Nội dung vụ việc
- Đề nghị xem xét lại bản án hoặc khiếu nại người, cơ quan tiến hành tố tụng
- Địa điểm, thời gian làm đơn
- Chữ ký của người làm đơn
Tải xuống mẫu đơn kêu oan
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục ly hôn đơn phương nhanh nhất
- Thủ tục đăng ký tài khoản định danh điện tử năm 2022
- Thủ tục ly hôn với người đang ở nước ngoài
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Hướng dẫn thủ tục kêu oan theo quy định pháp luật”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn dịch vụ tư vấn đăng ký lại giấy khai sinh. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Hãy liên hệ: 0833.102.102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Dau khi có bản án sơ thẩm của tòa cấp huyện, nếu không đồng tình với bản án thì phải làm đơn kháng cáo trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án. Nếu kháng cáo quá hạn thì phải trình bày lý do vì sao kháng cáo quá hạn. Sau khi nhận được đơn kháng cáo thì tòa án huyện chuyển hồ sơ lên tòa án cấp tỉnh để giải quyết phúc thẩm và tòa án huyện không còn trách nhiệm giải quyết hồ sơ này nữa.
Khi có căn cứ cho rằng các cơ quan chức năng, tòa án xét xử, kết tội thân chủ mà vi phạm các thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật thì Luật sư có trách nhiệm hướng dẫn thân chủ kêu oan, đảm bảo quyền lợi theo quy định của pháp luật.
Thủ tục kêu oan có thể được thực hiện theo các thủ tục như:
Kháng cáo bản án sơ thẩm, yêu cầu xem xét theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm;
Kháng nghị xét xử theo thủ tục phúc thẩm, tái thẩm;
Làm đơn kêu oan gửi các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật.
Khi làm đơn kêu oan về việc tòa án vi phạm thủ tục tố tụng hình sự mà vấn tiến hành kết tội, ban hành bản án trái quy định thì chúng ta có thể gửi đơn yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết như Viện kiểm sát, Tòa án, Quốc hội…
Để đảm bảo tính thuyết phục cho việc kêu oan, đính kèm đơn chúng ta nên cung cấp những tài liệu chứng cứ chứng minh cho những vấn đề mà chúng ta đề cập.