Trong một số trường hợp theo quy định của pháp luật , các nhân sẽ được hoàn thuế thu nhập cá nhân nếu đáp ứng đủ các điều kiện. Vậy Các đối tượng nào sẽ được hoàn thuế thu nhập cá nhân? Kê khai hoàn thuế thu nhập cá nhân như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về những vấn đề , mời các bạn tham khảo nhé. Chúng tôi hy vọng bài viết này sẽ đem lại thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Luật thuế thu nhập cá nhân 2007
Các đối tượng hoàn thuế thu nhập cá nhân
Khoản 18 Điều 1 Luật quản lý thuế sửa đổi 2012 quy định về các đối tượng thuộc hoàn thuế như sau:
– Các trường hợp hoàn thuế trước, kiểm tra sau là hồ sơ của người nộp thuế có quá trình, chấp hành tốt pháp luật về thuế và các giao dịch được thanh toán qua ngân hàng theo quy định của pháp luật;
– Các trường hợp thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau:
Hoàn thuế theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
Người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu, trừ trường hợp đề nghị hoàn thuế thu nhập cá nhân;
Người nộp thuế đề nghị hoàn thuế trong thời hạn hai năm, kể từ thời điểm bị xử lý về hành vi trốn thuế, gian lận thuế;
Hàng hóa, dịch vụ không thực hiện giao dịch thanh toán qua ngân hàng theo quy định của pháp luật;
Doanh nghiệp sáp nhập, hợp nhất, chia tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, chấm dứt hoạt động; giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước;
Hết thời hạn theo thông báo bằng văn bản của cơ quan quản lý thuế nhưng người nộp thuế không giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế; hoặc có giải trình, bổ sung nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng;
Hàng hóa nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra trước, hoàn thuế sau theo quy định của Chính phủ.
Hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân
Cá nhân thuộc đối tượng được hoàn thuế TNCN chỉ được hoàn thuế TNCN nếu đã có mã số thuế tại thời điểm đề nghị hoàn thuế.
Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế TNCN cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập
Hồ sơ hoàn thuế bao gồm:
- Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu ngân sách nhà nước (theo mẫu số 01/ĐNHT ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC).
- Bản chụp chứng từ, biên lai nộp thuế thu nhập cá nhân và người đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân trả thu nhập ký cam kết chịu trách nhiệm tại bản chụp đó.
- Giấy ủy quyền quyết toán thuế (theo mẫu 02/UQ-QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC) về việc ủy quyền quyết toán thuế của cá nhân.
Trường hợp cá nhân tự quyết toán thuế TNCN
Cá nhân chỉ thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế khi: Có số thuế nộp thừa cần hoàn thuế TNCN hoặc bù trừ thuế
Trong trường hợp này, cá nhân không phải nộp hồ sơ hoàn thuế TNCN mà khi thực hiện thủ tục quyết toán thuế, tại Tờ khai quyết toán thuế (theo mẫu số 02/QTT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC) cá nhân ghi số thuế đề nghị hoàn vào chỉ tiêu [47] – “Số thuế hoàn trả vào tài khoản NNT” hoặc chỉ tiêu [49] – “Tổng số thuế bù trừ cho các phát sinh của kỳ sau”.
Chuẩn bị hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
- Tờ khai quyết toán thuế mẫu số 02/QTT-TNCN;
- Bảng kê 02-1/BK-QTT-TNCN nếu có đăng ký giảm trừ gia cảnh;
- Chứng từ khấu trừ thuế TNCN;
- Khi nộp hồ sơ cần có chứng minh thư, bản sao hợp đồng lao động.
Như vậy, số thuế nộp thừa sẽ được hoàn thuế hoặc bù trừ với số thuế phải nộp của kỳ tiếp theo.
Khi làm thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân bạn cần thực hiện kê khai đầy đủ các chỉ tiêu trên tờ khai quyết toán 02/QTT-TNCN.
Có 2 cách để nộp tờ khai quyết toán thuế như sau:
Cách 1: Nộp trực tiếp tại Chi cục thuế
Muốn nộp tờ khai quyết toán 02/QTT-TNCN trực tiếp, bạn xuất file excel của tờ khai rồi in ra bản cứng. Sau đó nộp tờ khai kèm các giấy tờ sau tại chi cục thuế:
- Tờ khai quyết toán thuế mẫu số 02/QTT-TNCN;
- Bảng kê 02-1BK-QTT-TNCN (nếu có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc);
- Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân ;
- Chứng minh nhân dân;
- Bản chụp hợp đồng lao động (nếu quyết toán thuế tại chi cục thuế quản lý DN);
- Sổ hộ khẩu/sổ tạm trú (nếu quyết toán thuế tại chi cục thuế nơi cư trú).
Cách 2: Làm thủ tục hoàn thuế thu nhập cá nhân bằng cách nộp online qua website : https://thuedientu.gdt.gov.vn/
Nếu nộp qua mạng, bạn cần kết xuất t ờ khai quyết toán 02 thành XML rồi nộp qua trang web https://thuedientu.gdt.gov.vn.
Mẫu tờ khai hoàn thuế thu nhập cá nhân
Hướng dẫn kê khai hoàn thuế thu nhập cá nhân
1]: Kì tính thuế: Ghi theo năm của kì thực hiện khai thuế. Trường hợp cá nhân quyết toán không tròn năm dương lịch thì ghi từ tháng…..đến tháng của kì khai quyết toán thuế.
[2]: Nếu khai thuế lần đầu thì đánh dấu X vào ô vuông
[3]: Nếu khai sau lần đầu thì được xác định là khai bổ sung và đánh số lần kahi bổ sung vào ô vuông
[4]: Ghi rõ rang họ tên của người nộp thuế
[5]: Mã số thuế
[6] [7] [8]: Địa chỉ thường trú của cá nhân đã đăng kí với cơ quan thuế
[9] [10] [11]: nếu không có thì không ghi
[12]: Ghi rõ rang đầy đủ số tài khoản và ngân hang mở tài khoản
[13]: Nếu cá nhân ủy quyền cho Đại lý thuế thì ghi rõ tên đại lý thuế theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập
[14]: mã số thuế của Đại lý thuế
[15] [16] [17]: Địa chỉ của Đại lý thuế theo Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
[18] [19] [20]: Nếu không có thì không ghi
[21]: Hợp đồng đại lý thuế, ghi rõ rang số, ngày của hợp đồng giữa cá nhân với Đại lý thuế
[22]: Tổng thu nhập chịu thuế trong kì
[23]: Tổng TNCT phát sinh tại Việt Nam: Là tổng các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập chịu thuế khác có tính chất tiền lương và tiền công mà cá nhân có được trong khu kinh tế, bao gồm thu nhập được miễn theo Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần (nếu có).
[24]: Tổng TNCT làm căn cứ tính giảm thuế: Là tổng các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập chịu thuế khác có tính chất tiền lương và tiền công mà cá nhân có được trong khu kinh tế, không bao gồm thu nhập được miễn giảm theo Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần (nếu có).
[25]: Tổng TNCT được miễn giảm theo Hiệp định: Là tổng các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập chịu thuế khác có tính chất tiền lương và tiền công mà công nhận nhận được thuộc diện miễn thuế theo Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần
[26]: Tổng TNCT phát sinh ngoài Việt Nam: Là tổng các khoản thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập chịu thuế khác có tính chất tiền lương và tiền công phát sinh ngoài Việt Nam
[27]: Số người phụ thuộc: Tổng số người phụ thuộc của người nộp thuế trong thời gian tính giảm trừ gia cảnh trong kì tính thuế
[28]: Các khoản giảm trừ
[29]: Cho bản thân cá nhân: 9 triệu đồng x 12 tháng. Riêng cá nhân cứ trú là người nước ngoài có yêu cầu quyết toán thuế giữa năm thì thời gian tính từ tháng 01 đến thời điểm người đó rời khỏi Việt Nam
[30]: Cho những người phụ thuộc được giảm trừ: 3.6 triệu đồng/người x số tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng nếu người đó có đăng kí giảm trừ gia cảnh
[31]: Từ thiện, nhân đạo, khuyến học: Là các khoản chi đóng góp vào các tổ chức, cơ sở chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em, người tàn tật, người già…, các khaorn chi đón góp vào các quỹ khuyến học, tố chức từ thiện, nhân đạo được thành lập và hoạt động theo quy định của cơ quan nhà nước.
[32]: Các khoản đóng bảo hiểm được trừ: là bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghê phải tham gia bảo hiểm bắt buộc.
[33]: Khoản đóng quỹ hưu trí tự nguyện: Là tổng các khoản đóng vào Quỹ hưu trí tự nguyện trên thực tế phát sinh không quá 01 triệu đồng/tháng
[34]: Tổng thu nhập tính thuế
[35]: Tổng số thuế TNCN phát sinh trong kỳ
[36]: Tổng số thuế đã tạm nộp, đã khấu trừ, đã nộp ở nước trong kỳ
[37]: Đã khấu trừ: Là tổng số thuế mà cá nhân, tổ chức trả thu nhập đã khấu trừ từ tiền lương, tiền công của cá nhân theo thuế suất Biểu thuế lũy tiến từng phần trong kì và tổng số thuế ma cá nhân, tổ chức trả thu nhập đã khấu trừ thuế suất theo 10% trong kì, căn cứ vào chứng từ khấu trừ thuế của tố chức, cá nhân trong kỳ
[38]: Đã tạm nộp là số thuế cá nhân đã trực tiếp kê khai và đã tạm nôp tại Việt Nam, căn cứ vào chứng từ nộp thuế vào ngân sách nhà nước
[39]: Đã nộp ở nước ngoài được giảm trừ (nếu có): là số thuế ở nước ngoài được xác định tối đa bằng số thuế phải nộp tương ứng với tỷ lệ thu nhập nhận được ở nước ngoài so với tổng thu nhập nhưng không vượt quá số thuế [35] x {[26]/([22]-[25])} x 100%
[40]: Đã khấu trừ hoặc tạm nộp hoặc tạm nộp trùng do quyết toán văt năm: Là số thuế đã khấu trừ, đã nộp thực tế phát sinh trên chứng từ đã kê khai trên Tờ khai quyết toán thuế năm trước.
[41]: Tổng số thuế TNCT được giảm trong kì
[42]: Tổng số thuế TNCN được giảm dio làm việc trong khu kinh tế: [42] = [35] x {[24]/([22]-[25])} x 50%
[43]: Tổng số thuế TNCN được giảm khác: Là số thuế được giảm do đã tính ở kỳ thuế trước. Trường hợp năm trước quyết toán số thuế theo 12 liên tục kể từ khi đến Việt Nam, năm nay quyết toán thuế theo năm dương lịch thì được trừ số thuế tính trùng đã được tính năm trước.
[44]: Tổng số thuế ohair nộp trong kì
[45]: Tổng số thuế nộp thừ trong kì
[46]: Tổng số thuế đề nghị hoàn
[47]: Số thuế hoàn trả vào tài khoản người nộp thuế: cá nhân có số thuế nộp thừa và đề nghị hoàn vào tài khoản thì ghi vào đây.
[48]: Số thuế bù trừ cho khoản phải nộp Ngân sách nhà nước khác: cá nhân có số thuế nộp thừa và đề nghị bù trừ cho các khoản nộp ngân sách nhà nước khác (bao gồm các khoản nợ ngân sách, khoản phát sinh phải nộp của các loại thuế khác như giá trị gia tang, môn bài, tiêu thụ đặc biệt…) thì ghi vào đây
[49] Tổng số thuế bù trừ cho các phát sinh của kì sau.
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Hướng dẫn thủ tục kê khai hoàn thuế thu nhập cá nhân năm 2022“. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến quyết toán thuế , dịch vụ tư vấn online, đóng mã số thuế cho doanh nghiệp … Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Mời bạn xem thêm
- Hướng dẫn hoàn thuế thu nhập cá nhân online
- Hoàn thuế thu nhập cá nhân được bao nhiêu?
- Hoàn thuế thu nhập cá nhân ở đâu?
Câu hỏi thường gặp
Khoản 2 Điều 8 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định cá nhân được hoàn thuế trong các trường hợp sau đây:
“a) Số tiền thuế đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp;
b) Cá nhân đã nộp thuế nhưng có thu nhập tính thuế chưa đến mức phải nộp thuế;
c) Các trường hợp khác theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”.
Các đối tượng phải đóng thuế thu nhập cá nhân được quy định tại Điều 2, Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007, bao gồm:
Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam.
Cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam
Theo quy định cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau:
Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam
Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam (có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam, với thời hạn hợp đồng thuê từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế)
Theo quy định tại khỏan 3 Điều 21 Thông tư 92/2015/TT-BTC, cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công từ hai nơi trở lên thuộc diện trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế thì nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế như sau:
Trường hợp 1: Cá nhân đã tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân
Hồ sơ quyết toán thuế được nộp tại cơ quan thuế trực tiếp quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập đó.
Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng có tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại cơ quan thuế quản lý tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng. Trường hợp cá nhân có thay đổi nơi làm việc và tại tổ chức, cá nhân trả thu nhập cuối cùng không tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi thường trú hoặc tạm trú).
Trường hợp 2: Cá nhân chưa tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân
Nếu như cá nhân chưa thực hiện việc tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân ở bất cứ tổ chức, cá nhân trả thu nhập nào thì nộp hồ sơ quyết toán thuế tại Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú (nơi thường trú hoặc tạm trú).