Khi không may ông bà của mình qua đời, để giải quyết các chế độ liên quan đến những người đã mất chẳng hạn như phân chia tài sản thừa kế, hưởng chế độ tử tuất,… thì người dân cần phải làm thủ tục xin xác nhận ông bà đã mất tại cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, cách soạn thảo mẫu giấy xin xác nhận ông bà đã mất nhiều người vẫn chưa nắm rõ. Vậy cụ thể, pháp luật hiện hành quy định mẫu giấy xác nhận ông bà đã mất là mẫu nào? Cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận giấy xác nhận ông bà đã mất? Quy trình xin giấy xác nhận ông bà đã mất được thực hiện ra sao? Sau đây, Luật sư X sẽ giải đáp tất cả những thắc mắc trên thông qua bài viết sau đây, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Giấy xác nhận ông bà đã mất dùng để làm gì?
Giấy xác nhận ông bà đã mất là giấy xác nhận người thân đã chết hoặc xác nhận quan hệ nhân thân của mình với người đã mất là văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng để đề nghị chủ thể có thẩm quyền thông thường là Phòng tư pháp UBND cấp xã, phường xác nhận việc ông bà, người thân của một hoặc một số chủ thể nhất định đã mất, đã chết tại những thời điểm trước đó và mối quan hệ với người nộp đơn là gì.
Mẫu giấy xác nhận ông bà đã mất
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—–o0o—–
…………., ngày… tháng…. năm…..
ĐƠN XIN XÁC NHẬN ÔNG BÀ ĐÃ MẤT
Kính gửi: – Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn)………………
– Ông…………………… – Chủ tịch UBND xã (phường, thị trấn)……………
(Hoặc các chủ thể khác có thẩm quyền, tùy thuộc vào từng trường hợp của bạn)
– Căn cứ Bộ luật dân sự năm 2015;
– Căn cứ Luật hộ tịch năm 2014;
– Căn cứ…;
– Căn cứ tình hình thực tế.
Tên tôi là:…………………………………. Sinh năm:…………
Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân số:………………………. Do CA…………….. Cấp ngày…./…../…..
Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………
Hiện tại cư trú tại:………………………………………………………….
Số điện thoại liên hệ:………………………….
Tôi xin trình bày với Quý cơ quan/Ông/Bà/… sự việc sau:
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
(Phần này bạn trình bày về nguyên nhân, hoàn cảnh, lý do dẫn tới việc bạn làm đơn xin xác nhận ông bà đã mất, ví dụ:
Ông:……………………. Sinh năm:…………
Chứng minh nhân dân số:…………………… do CA……….. cấp ngày…/…/……..
Là: ông…… của tôi đã mất vào ngày…./…/….. theo Giấy chứng tử………
Và Bà:………………………… Sinh năm:………….
Chứng minh nhân dân số:…………………… do CA……….. cấp ngày…/…/……..
Là: bà…… của tôi đã mất vào ngày…./…./…… theo Giấy chứng tử………….
Tới ngày…/…./…… công ty tôi có yêu cầu người lao động tự khai về các thành viên gia đình để tổ chức……….. cho người lao động cùng gia đình. Tôi có khai về việc ông/bà của mình đã mất, và công ty tôi có yêu cầu tôi xin xác nhận về thông tin này để đảm bảo thông tin tôi đã khai này là chính xác. Nên, tôi làm đơn này để xin xác nhận về việc ông……. và bà……. đã mất vào thời điểm hiện tại để có văn bản nộp cho công ty.)
Do vậy, tôi làm đơn này để kính đề nghị Quý cơ quan/Ông/Bà… xem xét sự việc trên của tôi và xác nhận:
Ông:………………….. và Bà:………………. mà tôi đã nêu trên là ông bà của tôi đã mất vào ngày…/…/….. và ngày…/…./……
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
(Phần này bạn có thể đưa ra các thông tin khác mà bạn cần xác nhận, nếu có)
Tôi xin cam đoan những thông tin mà tôi đã nêu trên đây là đúng sự thật và xin chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin này.
Kính mong Quý cơ quan/Ông/Bà… xem xét và chấp nhận đề nghị trên của tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Xác nhận của………………. | Người làm đơn (Ký và ghi rõ họ tên) |
Tải về mẫu giấy xác nhận ông bà đã mất
Bạn có thể tham khảo và Tải về mẫu giấy xác nhận ông bà đã mất tại đây:
Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy xác nhận ông bà đã mất
Để xác nhận một người là đã chết hay xác nhận mối quan hệ nhân thân với người đã chết, cá nhân cần xem xét tùy từng trường hợp để gửi đơn tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cuối cùng người chết cư trú hay Ủy ban nhân dân cấp xã hiện tại mình đang cư trú. Việc gửi tới đúng cơ quan sẽ giúp việc xác nhận được tiến hành nhanh chóng và đảm bảo.
Bên cạnh đó, trong Đơn cần trình bày rõ ràng, đầy đủ thông tin của hồ sơ chứng tử nếu có để tạo điều kiện cho việc truy xuất thông tin được dễ dàng, thuận tiện. Ngoài ra còn cần thông tin của người làm đơn, các thông tin như tên họ, nơi đăng ký thường trú, số CMND/CCCD, thông tin liên lạc cơ bản và lý do cần xin xác nhận thông tin người đã chết.
Lưu ý khi soạn thảo mẫu giấy xác nhận ông bà đã mất cần nêu rõ:
- Quốc hiệu – tiêu ngữ
- Có dán ảnh 4cm x 6cm và có đóng dấu giáp lai của cơ quan công an có thẩm quyền.
- Thông tin cơ quan có thẩm quyền xác nhận nhân thân cho người có yêu cầu.
- Họ và tên người khai (người xin xác nhận nhân thân) theo giấy khai sinh.
- Ngày tháng năm sinh của người có yêu cầu xin xác nhận nhân thân theo giấy khai sinh.
- Nguyên quán của người xin xác nhận nhân thân
- Thông tin địa chỉ hộ khẩu thường trú của cá nhân xin xác nhận.
- Nơi ở hiện tại của người xin xác nhận
- Họ và tên của cha và mẹ của người xin xác nhận
- Lý do ngắn gọn vì sao làm đơn xin xác nhận nhân thân
- Phần xác nhận của cơ quan công an (phải có chữ ký, đóng dấu của người có thẩm quyền)
Khi làm giấy xin xác nhận quan hệ với người đã mất (chết), cá nhân cần lưu ý đảm bảo đúng và đủ các nội dung nêu trên. Những nội dung cần đáp ứng trong giấy xác nhận quan hệ nhân thân với người đã mất không chỉ đảm bảo tính tuân thủ về mặt hình thức của một mẫu giấy xin xác nhận thông thường, mà còn giúp người làm đơn điền đầy đủ các thông tin, giúp quá trình tiếp nhận, kiểm tra của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền được nhanh gọn hơn, quá trình nhận lại đơn cũng được rút ngắn
Cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận giấy xác nhận ông bà đã mất?
Cơ quan có thẩm quyền nhận đơn và xác nhận là Ủy ban nhân dân cấp xã, phường nơi đã đăng ký chứng tử hoặc trong trường hợp không xác định được rõ ràng thì sẽ là Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn theo thông tin hợp pháp mà người đã chết cư trú sau cùng.
Nếu Ủy ban nhân dân cấp xã, phường không thể xác định hay xác nhận do các hồ sơ gốc không có, bị hư hỏng thất lạc thì cần có văn bản trả lời cho công dân hoặc yêu cầu truy xuất thông tin từ các cơ quan có liên quan để hướng dẫn, xác nhận cho người dân có nhu cầu.
Quy trình xin giấy xác nhận ông bà đã mất
Thành phần hồ sơ
Hồ sơ cần nộp kèm Đơn xin xác nhận ông bà đã mất, đã chết bao gồm:
- Đơn xin xác nhận ông bà đã mất;
- CMND/CCCD của người làm đơn;
- Sổ hộ khẩu;
- Giấy chứng tử hoặc giấy xác nhận đã chết, giấy báo tử (nếu có);
- Các văn bản, giấy tờ khác có liên quan thể hiện, chứng minh quan hệ giữa người làm đơn và người đã chết,…
- Các văn bản thể hiện lý do cần xin xác nhận;
Trình tự thủ tục
Căn cứ Mục 7 Luật Hộ tịch 2014, khoản 2 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, Điều 13 Thông tư 04/2020/TT-BTP, Quy trình xin giấy xác nhận ông bà đã mất tiến hành như sau:
Bước 1 : Chuẩn bị hồ sơ
Chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hồ sơ nêu trên.
Người đi đăng ký khai tử phải xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu đăng ký khai tử;
Giấy tờ chứng minh nơi cư trú cuối cùng của người chết để xác định thẩm quyền khai tử (trong giai đoạn Cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc chưa hoàn thiện).
Lưu ý: Theo Điều 33 Luật Hộ tịch 2014, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Hồ sơ nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phườn nơi cư trú cuối cùng của người chết. Trong trường hợp không xác định được rõ ràng thì sẽ là Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn theo thông tin hợp pháp mà người đã chết cư trú sau cùng.
Người tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.
Bước 3: Giải quyết khai tử
Ngay sau khi nhận giấy tờ, nếu thấy việc khai tử đúng, Công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai tử vào Sổ hộ tịch, cùng người đi khai tử ký tên vào Sổ hộ tịch và báo cáo chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người khai tử.
Công chức tư pháp – hộ tịch khóa thông tin hộ tịch của người chết trong cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
Nếu khai tử đúng hạn, người dân sẽ không phải nộp lệ phí. Trường hợp khai tử quá hạn, mức lệ phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định( Điều 3 Thông tư 85/2019/TT – BTC).
Thời hạn cấp giấy xác nhận ông bà đã mất là bao lâu?
Thời hạn thực hiện thủ tục này là từ 5-7 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, lịch nhận kết quả sẽ được giao cho người nộp Đơn xin xác nhận ông bà đã mất, đã chết bằng Giấy hẹn xử lý thủ tục hành chính.
Địa điểm nhận kết quả là tại cơ quan có thẩm quyền nhận Đơn ban đầu, người tới nhận kết quả cần mang theo CMND/CCCD để làm thủ tục.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Giấy xác nhận ông bà đã mất”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như dịch vụ thành lập công ty giá rẻ.Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Pháp luật không quy định có giới hạn trong việc đối tượng tới thực hiện thủ tục hành chính này. Vì thế chỉ cần chứng minh được nhu cầu xin xác nhận là hợp pháp, bất kỳ cá nhân nào đều có thể thực hiện xin xác nhận một người là đã chết nhằm tiến hành các thủ tục khác có liên quan.
Nộp Đơn xin xác nhận ông bà đã mất, đã chết là có mất phí, mức phí sẽ được thông báo cho người có nhu cầu khi tới nhận kết quả xử lý thủ tục hành chính.
Mức phí này sẽ được quy định thống nhất dựa theo hướng dẫn của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố, qua tìm hiểu của chúng tôi, thông thường phí được áp dụng tại một số địa phương ở thời điểm của bài viết này là không quá 15.000đ/xác nhận.
Với người sử dụng đồng thời 2 tên họ, thông thường tất cả các thủ tục sẽ đều gặp những khó khăn trở ngại, nhất là các thủ tục như bảo hiểm, chế độ, thừa kế, chuyển tài sản.
Trong trường hợp này, người thân cần có những bằng chứng, chứng minh được 2 tên đều là của cùng một người, nếu được nên có văn bản xác nhận của chính quyền địa phương trước đó thì mới có thể thực hiện các bước sau là làm Đơn xin xác nhận đã chết cho người này.
Với những người mất trong thời gian phục vụ quân đội hay vì các lý do khác mà mất tại nơi không đăng ký thường trú, cư trú, việc xác định sẽ tương đối khó khăn, người dân nên liên hệ trực tiếp với Uỷ ban nhân dân cấp xã/phường nơi cư trú để nhận được những hướng dẫn chi tiết.