Chào Luật sư, cha tôi mới mất cách đây không lâu và không để lại bất cứ thông tin về khoản tiền ông gửi trong ngân hàng, hôm đó tôi dọn nhà và phát hiện ra số tiền đó và quyết định rút tiền ra. Luật sư cho tôi hỏi Hướng dẫn rút tiền ngân hàng khi người thân mất đột ngột Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Hướng dẫn rút tiền ngân hàng khi người thân mất đột ngột Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Có phải làm thủ tục chia thừa kế sổ tiết kiệm ngân hàng
Theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, thừa kế được thực hiện thông qua 02 hình thức là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Đồng thời, Điều 612 Bộ luật Dân sự nêu rõ:
Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác
Trong đó, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản (Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015).
Ngoài ra, có thể hiểu sổ tiết kiệm là giấy tờ ghi nhận quyền sở hữu của người đứng tên trên sổ với số tiền được gửi tiết kiệm tại ngân hàng. Bởi vậy, số tiền ghi trong sổ tiết kiệm là tài sản của người đứng tên trên sổ tiết kiệm.
Do đó, khi chủ sở hữu sổ tiết kiệm chết, số tiền trong sổ tiết kiệm được coi là di sản thừa kế và sẽ được chia theo quy định của pháp luật:
– Nếu người sở hữu sổ tiết kiệm có để lại di chúc thì sẽ ưu tiên phân chia di sản thừa kế theo di chúc;
– Nếu không có di chúc, di chúc không hợp pháp… thì sổ tiết kiệm sẽ được phân chia theo pháp luật.
Như vậy, khi muốn rút sổ tiết kiệm ở ngân hàng của người đã chết thì phải thực hiện thủ tục phân chia di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Hướng dẫn rút tiền ngân hàng khi người thân mất đột ngột
Luật Công chứng 2014 quy định có hai hình thức để nhận di sản thừa kế là:
Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (theo khoản 1 Điều 57 “Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.);
Khai nhận di sản thừa kế (theo khoản 1 Điều 58 “Người duy nhất được hưởng di sản theo pháp luật hoặc những người cùng được hưởng di sản theo pháp luật nhưng thỏa thuận không phân chia di sản đó có quyền yêu cầu công chứng văn bản khai nhận di sản).
Theo khoản 4 Điều 57 Luật công chứng 2014 “Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.’
Những người đủ điều kiện thừa kế sổ tiết kiệm này cần phải tiến hành các bước sau:
– Công chứng văn bản khai nhận di sản hoặc văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
– Nộp một bộ hồ sơ yêu cầu công chứng tại tổ chức công chứng. Hồ sơ yêu cầu công chứng gồm các giấy tờ sau đây:
+ Phiếu yêu cầu công chứng khai nhận/thỏa thuận phân chia di sản theo mẫu;
+ Dự thảo văn bản khai nhận/văn bản thỏa thuận phân chia di sản (nếu có);
+ Bản sao giấy tờ tuỳ thân chứng minh quan hệ giữa người để lai di sản và người được hưởng di sản
+ Bản sao giấy tờ về tài sản: sổ tiết kiệm …;
+ Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến sổ tiết kiệm.
+ Bản sao như nêu trên là bản chụp, bản in, bản đánh máy hoặc bản đánh máy vi tính nhưng phải có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải có chứng thực. Khi nộp bản sao thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
– Những người đồng thừa kế lập và ký văn bản khai nhận/văn bản thỏa thuận phân chia di sản; hoặc có thể nhờ cơ quan công chứng soạn thảo theo mẫu.
Thủ tục kê khai di sản thừa kế
Thủ tục kê khai di sản thừa kế được thực hiện phòng công chứng địa phương, các giấy tờ cần xuất trình:
– Chứng minh nhân dân, Hộ khẩu, Giấy khai sinh của những người khai nhận di sản thừa kế.
– Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế.
– Một bản Sơ yếu lý lịch của một trong những người khai nhận di sản thừa kế (đã có xác nhận của UBND phường, xã hoặc cơ quan có thẩm quyền).
– Giấy tờ về di sản thừa kế như: sổ tiết kiệm.
– Giấy uỷ quyền, giấy nhường di sản thừa kế, giấy từ chối di sản thừa kế (nếu có).
Trình tự công chứng:
– Người yêu cầu công chứng nộp đủ các giấy tờ nêu trên cho Công chứng viên. Công chứng viên thực hiện việc niêm yết thông báo thừa kế tại UBND phường (xã) trong thời hạn 15 ngày;
– Sau thời gian niêm yết, nếu không có khiếu nại, khiếu kiện nào (đã có xác nhận của UBND phường, xã) thì Công chứng viên lập Văn bản Khai nhận di sản thừa kế hoặc Văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế;
– Những người khai nhận di sản thừa kế đọc Văn bản, khi đồng ý với nội dung thì ký vào văn bản trước mặt Công chứng viên;
– Công chứng viên ký công chứng Văn bản;
– Người yêu cầu công chứng nộp lệ phí và đóng dấu của Phòng Công chứng.
Sau khi bạn hoàn thành thủ tục kê khai và mở di sản thừa kế của vợ thì bạn mang các giấy tờ cần thiết đến ngân hàng để yêu cầu họ làm thủ tục rút tiền trong tài khoản của vợ.
Trên đây là hướng dẫn rút tiền ngân hàng khi người thân mất đột ngột. Để hiểu rõ hơn nội dung này bạn tham khảo thêm tại Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Công chứng 2014.
Mời bạn xem thêm:
- Giá trị sử dụng của Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Thủ tục sang tên xe máy khi chủ xe đã chết năm 2022
- Đòi nợ thuê được quy định như thế nào trong pháp luật hiện hành
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là những vấn đề liên quan đến Hướng dẫn rút tiền ngân hàng khi người thân mất đột ngột Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý về vấn đề hồ sơ xin tạm ngừng kinh doanh Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về Cách đóng tiền bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thẻ tiết kiệm hay sổ tiết kiệm là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm của người gửi tiền. Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 48/2018/TT-NHNN, sổ tiết kiệm có thể là tiền gửi tiết kiệm của một hoặc nhiều người.
Trong phạm vi bài này, LuatVietnam chỉ xem xét đến trường hợp sổ tiết kiệm là tài sản riêng của một người gửi hoặc tài sản chung của hai vợ, chồng. Để xác định đây là tài sản chung hay riêng thì phải căn cứ vào một số yếu tố sau đây:
Thời điểm gửi tiết kiệm: Nếu không có thỏa thuận khác thì theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình, tài sản chung vợ, chồng là tài sản do hai người tạo ra, thu nhập từ lao động… trong thời kỳ hôn nhân.
Đồng thời, trong trường hợp không có căn cứ chứng minh sổ tiết kiệm là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản này được coi là tài sản chung.
Do đó, nếu trong thời kỳ hôn nhân, một trong hai vợ, chồng gửi tiền tiết kiệm mà không chứng minh được đó là tài sản riêng thì sổ tiết kiệm sẽ là tài sản chung.
Căn cứ chứng minh tài sản chung, tài sản riêng: Như phân tích ở trên, nếu trong thời kỳ hôn nhân mà không chứng minh được sổ tiết kiệm là tài sản riêng thì nó sẽ là tài sản chung vợ chồng. Tuy nhiên, nếu chứng minh được đây là tài sản tặng cho riêng, thừa kế riêng… thì sẽ là tài sản riêng của mỗi người.
Ngoài ra, nếu có chứng cứ chứng minh có sự thỏa thuận vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân về số tiền gửi tiết kiệm là tài sản riêng thì sổ tiết kiệm này sẽ là tài sản riêng của một bên.
Lưu ý rằng: Nếu sổ tiết kiệm là tài sản riêng của vợ, chồng nhưng số tiền lãi phát sinh hàng tháng từ số tiền của sổ tiết kiệm lại là tài sản chung vợ, chồng bởi theo khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình, tài sản chung vợ chồng hình thành từ hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng.
Trong đó, hoa lợi, lợi tức được định nghĩa tại Điều 10 Nghị định 126/2016/NĐ-CP như sau:
Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mình.
Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của mình.
Theo Điều 4 Thông tư 23/2014/TT-NHNN (được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 1 Thông tư 02/2019/TT-NHNN) quy định về ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán như sau:
Chủ tài khoản thanh toán được ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản thanh toán của mình.
Việc ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán phải bằng văn bản và được thực hiện theo quy định của pháp luật về ủy quyền.
Để ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán, chủ tài khoản phải gửi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản văn bản ủy quyền kèm bản đăng ký mẫu chữ ký và bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người được ủy quyền (trường hợp bản sao không có chứng thực thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu).
Như vậy, chủ tài khoản có được phép ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản thanh toán của mình. Tuy nhiên, việc ủy quyền phải được lập bằng văn bản.