Liên đoàn Lao động Việt Nam đã công bố Quyết định 3308 / QDTLD ban hành Quy định về Nguyên tắc lập và phân bổ dự toán tài chính công đoàn cho năm 2022. Vậy hướng dẫn lập dự toán và thu đoàn phí công đoàn năm 2022 như thế nào? Cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Cơ sở pháp lý
Quyết định 3308 / QĐ-TLĐ
Nội dung tư vấn
Kinh phí công đoàn là gì?
Kinh phí công đoàn là nguồn tài trợ cho hoạt động đoàn ở các cấp và theo pháp luật hiện hành; thì kinh phí công đoàn được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng số tiền lương; mà đơn vị sử dụng lao động phải trả cho người lao động.
Khi trích kinh phí này thì ½ sẽ được nộp cho công đoàn cấp trên; và ½ để lại cho hoạt động công đoàn ở doanh nghiệp.
Hướng dẫn lập dự toán và thu đoàn phí công đoàn năm 2022
Thu kinh phí công đoàn
– Lao động thuộc đối tượng phải đóng kinh phí công đoàn (KPCĐ)
+ Đối với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã thành lập công đoàn cơ sở:
LĐLĐ tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương; Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn: Thống kê số lao động thuộc đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định gồm:
- Lao động đang đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) tại thời điểm 30/6/2021 (nên lấy số liệu sát thời điểm lập dự toán 2022);
- Lao động tại đơn vị thuộc đối tượng phải nộp KPCĐ nhưng chưa tham gia BHXH;
- Lao động dự kiến tăng (giảm) tại đơn vị trong năm kế hoạch 2022.
+ Đối với doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở:
- Phải thống kê được danh sách các doanh nghiệp đã đóng BHXH tại thời điểm 30/6/2021, từ đó thực hiện xác định số lao động tại các doanh nghiệp như với cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đã thành lập công đoàn cơ sở.
- Năm 2022, chưa giao kế hoạch thu KPCĐ 2% tại các doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở có dưới 10 lao động, tuy nhiên vẫn khuyến khích các đơn vị thu.
– Về quỹ lương thu kinh phí công đoàn
Thu đoàn phí công đoàn
- Số thu đoàn phí công đoàn năm 2022 được xác định trên cơ sở số đoàn viên thực tế tại các công đoàn cơ sở x tiền lương và phụ cấp của đoàn viên.
- Mức thu đoàn phí công đoàn bình quân của 01 đoàn viên năm 2022 đảm bảo không thấp hơn mức thu bình quân của 01 đoàn viên công đoàn theo báo cáo quyết toán năm 2020 được duyệt.
Trường hợp các địa phương bị ảnh hưởng do dịch Covid-19 cần có giải trình riêng về việc số thu đoàn phí công đoàn sụt giảm so với số quyết toán 2020.
Trên đây là hướng dẫn lập dự toán và thu đoàn phí công đoàn năm 2022.
Người lao động nước ngoài có được tham gia công đoàn?
Dựa vào Hướng dẫn 03 /HD-TLĐ năm 2020 quy định thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Đối tượng gia nhập tổ chức Công đoàn Việt Nam là người Việt Nam; làm công hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động đang hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Đồng thời, mặt khác, điểm a khoản 3.2 của Hướng dẫn 03 cũng nêu rõ:
3.2. Đối tượng không kết nạp vào tổ chức Công đoàn Việt Nam
a. Người nước ngoài lao động tại Việt Nam;
Như vậy, rõ ràng là dù làm việc hợp pháp tại Việt Nam; nhưng người lao động nước không được gia nhập công đoàn.
Bên cạnh đó, tại Điều 1 Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII vẫn khuyến khích người nước ngoài lao động hợp pháp tại Việt Nam tham gia các hình thức tập hợp của tổ chức Công đoàn Việt Nam như hình thành các câu lạc bộ để tổ chức các hoạt động xã hội, từ thiện, hoạt động quần chúng.
Những người này cũng sẽ được động viên, thăm hỏi, hỗ trợ khi có khó khăn vướng mắc hoặc khi có đề nghị của công đoàn quốc tế có quan hệ hợp tác với Công đoàn Việt Nam.
Người nước ngoài có phải đóng phí công đoàn?
Dựa vào khoản 1 Điều 26 Luật Công đoàn năm 2012, đoàn phí là do đoàn viên công đoàn đóng. Trong khi đó, người lao động nước ngoài do không được kết nạp vào công đoàn; không phải đoàn viên nên đương nhiên người nước ngoài sẽ không phải đóng đoàn phí.
Tuy nhiên, những doanh nghiệp đang sử dụng lao động nước ngoài có thể sẽ phải đóng kinh phí công đoàn căn cứ theo cả tiền lương của những người này.
Theo Khoản 2 Điều 26 Luật Công đoàn năm 2012 quy định:
Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động
Căn cứ vào khoản 1 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, người nước ngoài làm việc tại Việt Nam sẽ thuộc thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nếu có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề và ký hợp đồng lao động từ đủ 01 năm trở lên.
Do đó, nếu sử dụng những người lao động nước ngoài nói trên, doanh nghiệp sẽ phải đóng kinh phí công đoàn theo tiền lương đóng BHXH của cả người lao động Việt Nam và người lao động nước ngoài.
Doanh nghiệp có phải thành lập công đoàn không?
Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác.
Theo nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn quy định tại Điều 6 Luật Công đoàn năm 2012 thì công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Điều 6. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn
1. Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Như vậy, doanh nghiệp không bắt buộc phải thành lập công đoàn. Doanh nghiệp chỉ có trách nhiệm vận động người lao động thành lập và gia nhập công đoàn đảm bảo quyền lợi cho người lao động.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về bài viết Hướng dẫn lập dự toán và thu đoàn phí công đoàn năm 2022. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp:
Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam;
Căn cứ Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội nếu có đủ các điều kiện sau:
1 – Có giấy phép lao động/chứng chỉ hành nghề/giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
2 – Có hợp đồng lao động không thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
Cơ cấu tổ chức công đoàn
Theo Điều 7 Luật tổ chức công đoàn thì cơ cấu tổ chức công đoàn gồm:
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam;
Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và công đoàn ngành trung ương, Công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng liên đoàn.
Công đoàn cấp trên cơ sở;
Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn.