Hiện nay theo quy định thì người ốm đau có được hưởng chế độ gì không? Đồng nghiệp của tôi đang bị viêm phổi cấp rất nặng phải nằm viện. Anh ấy có nhờ tôi hỏi công ty xem có thể làm hồ sơ để hưởng chế độ ốm đau được không. Tôi có hỏi thì được bộ phận bên nhân sự hướng dẫn làm hồ sơ hưởng chế độ ốm đau. Tuy nhiên tôi chưa từng có kinh nghiệm nên mong được luật sư hướng dẫn làm hồ sơ hưởng chế độ ốm đau. Không biết hiện nay theo quy định thì hồ sơ hưởng chế độ ốm đau có những loại giấy tờ gì? Hưởng chế độ ốm đau thì có cần làm giấy có xác nhận của công ty hay không? Những nội dung liên quan đến hướng dẫn làm hồ sơ hưởng chế độ ốm đau gồm có những gì? Mong được Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi rất cảm ơn Luật sư X.
Hiện nay luật có quy định về những chính sách, quy định mà người lao động được nghỉ do bị ốm. Đặc biệt là chế độ ốm đau được nhiều công ty cũng như nhân viên quan tâm. Hướng dẫn làm hồ sơ hưởng chế độ ốm đau thế nào? Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn thông qua bài viết bên dưới. Mời bạn đọc tham khảo như sau:
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau là gì?
Hiện nay để có thể được hưởng chế độ ốm đau chúng ta cần có những hiểu biết nhất định liên quan đến vấn đề này. Đặc biệt là hồ sơ hưởng chế độ ốm đau cần được biết và nắm rõ bởi vì đây là tài liệu quan trọng giúp chúng ta có thể được hoặc không được hưởng chế độ ốm đau theo quy định. Cụ thể thì hiện nay hồ sơ hưởng chế độ ốm đau bao gồm những loại giấy tờ, tài liệu sau đây:
Căn cứ theo các quy định về hồ sơ hưởng chế độ ốm đau bảo hiểm xã hội được quy định tại các văn bản pháp lý sau:
- Khoản 1, 2 Điều 100 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014,
- Khoản 1, 2 Điều 21 Thông tư số 56/2017/TT-BYT,
- Khoản 2 Điều 15 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP
- Quyết định 636/QĐ-BHXH.
Theo đó, hồ sơ hưởng chế độ ốm đau là những giấy tờ mà người lao động phải nộp cho đơn vị sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội để được nhận tiền trợ cấp khi bị ốm đau, tai nạn hoặc chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm.
Hướng dẫn làm hồ sơ hưởng chế độ ốm đau thế nào?
Hiện nay vấn đề làm hồ sơ hưởng chế độ ốm đau được nhiều người quan tâm.Tùy vào các trường hợp khác nhau mà hồ sơ này cũng sẽ có nhiều loại giấy tờ cần có. Bên cạnh đó thì việc điều trị nội trú hay ngoại trú cũng có thể dẫn tới sự khác nhau của hồ sơ hưởng chế độ ốm đau. Những quy định về hướng dẫn làm hồ sơ hưởng chế độ ốm đau hiện nay như sau:
Tùy theo trường hợp điều trị nội trú hay ngoại trú, hồ sơ hưởng chế độ ốm đau sẽ có những giấy tờ khác nhau:
2.1 Trường hợp điều trị nội trú
Bản sao giấy ra viện của người lao động hoặc con của người lao động dưới 7 tuổi.
– Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thay bằng bản sao giấy báo tử;
– Trường hợp giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì bổ sung giấy tờ khác của cơ sở khám, chữa bệnh có thể hiện thời gian vào viện.
– Nếu có chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện.
1.2 Trường hợp điều trị ngoại trú
Bản chính giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH.
Trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao; hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
1.2.1 Đối với người lao động điều trị bệnh tại nước ngoài
Bản dịch tiếng Việt giấy khám chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
Giấy xác nhận của một cơ sở y tế trong nước hoặc xác nhận của cơ sở y tế tuyến tỉnh hay tuyến trung ương về tình trạng bệnh.
Sau khi hoàn tất các giấy tờ cần thiết, người lao động phải nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động để được lập danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau theo quy định trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày quay trở lại làm việc (theo điều 102 Luật BHXH 2014)
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động chuẩn bị gồm những gì?
Hiện nay bên cạnh người lao động thì người sử dụng lao động cũng có thể chuẩn bị hồ sơ hưởng chế độ ốm đau. Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động chuẩn bị gồm những gì và có gì khác với hồ sơ của người lao động? Chúng ta có thể tham khảo nội dung bên dưới đây để biết thêm chi tiết về vấn đề này nhé:
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động chuẩn bị là những giấy tờ mà người sử dụng lao động phải có trách nhiệm lập và nộp cho cơ quan BHXH để được nhận tiền trợ cấp cho người lao động bị ốm đau, tai nạn nhưng không pahir là tai nạn lao động hoặc chăm sóc con ốm dưới 7 tuổi.
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau do người sử dụng lao động chuẩn bị gồm những giấy tờ sau:
– Danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau theo mẫu số 01B-HSB được quy định tại Quyết định số 222/QĐ-BHXH ngày 25/02/2021 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
– Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau do người lao động chuẩn bị đã được nộp cho đơn vị sử dụng lao động theo trường hợp cụ thể.
Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ hưởng chế độ ốm đau và nộp cho cơ quan BHXH trong vòng 10 ngày kề từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động. (Theo khoản 2, điều 102 Luật BHXH 2014)
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động, cơ quan BHXH phải giải quyết và tổ chức chi trả trợ cấp cho người lao động.
Trong trường hợp cơ quan BHXH không giải quyết chế độ thì phải trả lời đơn vị sử dụng lao động bằng văn bản và nêu rõ lý do. Quy định tại khoản 4, điều 102, luật này.
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau với người lao động được quy định ra sao?
Hồ sơ hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động hiện nay được quy định dành cho trường hợp trị bệnh nội trú và trị bệnh ngoại trú. Để biết được điều kiện được hưởng chế độ ốm đau và các loại giấy tờ cần phải có, mời bạn đọc tham khảo vấn đề này cùng chúng tôi qua những thông tin chi tiết và cụ thể như sau:
– Trường hợp điều trị nội trú:
+ Bản sao giấy ra viện của người lao động hoặc con của người lao động dưới 7 tuổi. Trường hợp người bệnh tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thay bằng Giấy báo tử; trường hợp giấy báo tử không thể hiện thời gian vào viện thì có thêm giấy tờ của cơ sở khám, chữa bệnh thể hiện thời gian vào viện.
+ Trường hợp chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình điều trị nội trú thì có thêm bản sao giấy chuyển tuyến hoặc giấy chuyển viện.
– Trường hợp điều trị ngoại trú: Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH (bản chính). Trường hợp cả cha và mẹ đều nghỉ việc chăm con thì giấy chứng nhận nghỉ việc của một trong hai người là bản sao; hoặc giấy ra viện có chỉ định của y, bác sĩ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú.
– Trường hợp người lao động hoặc con của người lao động khám, chữa bệnh ở nước ngoài thì hồ sơ điều trị nội trú và ngoại trú được thay bằng bản sao của bản dịch tiếng Việt giấy khám bệnh, chữa bệnh do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ở nước ngoài cấp.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Hướng dẫn làm hồ sơ hưởng chế độ ốm đau thế nào? chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Hướng dẫn làm hồ sơ hưởng chế độ ốm đau thế nào?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc và cung cấp dịch vụ đến quý khách hàng liên quan tới soạn thảo luật về thừa kế đất đai … Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Có thể bạn quan tâm:
- Giờ nghỉ trưa có được tính vào giờ làm việc hay không?
- Thời gian nghỉ ngơi được tính vào giờ làm việc có lương không?
- Thông báo sắp xếp nghỉ phép năm mới 2023
Câu hỏi thường gặp
– Bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con.
– Trường hợp con chết sau khi sinh: Ngoài bản sao giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh có thêm bản sao giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử hoặc bản sao giấy báo tử của con;
Trường hợp con chết ngay sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh thì thay bằng trích sao hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ hoặc của lao động nữ mang thai hộ thể hiện con chết
Thời hạn giải quyết chế độ ốm đau, chế độ thai sản theo Điều 102 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
– Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ hưởng chế độ ốm đau, chế độ thai sản cho người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi thì nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con và người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; đồng thời, xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm lập hồ sơ theo quy định nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
+ Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con nuôi, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.