Theo quy định, tùy từng trường hợp mà chủ sợ hữu, người chiếm hữu tài có quyền khởi kiện dân sự để bảo vệ quyền sở hữu tài sản của mình theo nhiều hình thức khác nhau, trong đó có kiện đòi tài sản, đây là hình thức tranh chấp khá phổ biến tại các Toà án. Trong quan hệ tranh chấp này, chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản có quyền yêu câu Tòa án, cơ quan nhà nước buộc người có hành vi xâm phạm tài sản bất hợp pháp trả lại tài sản đã chiếm hữu bất hợp pháp. Vậy hình thức tranh chấp kiện đòi tài sản là gì? Trình tự, thủ tục đòi tài sản được quy định như thế nào theo quy định pháp luật? Hãy cùng Luật sư X tham khảo qua bài viết ” Hướng dẫn kiện đòi tài sản theo quy định” dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Kiện đòi tài sản là gì?
Kiện đòi tài sản là việc là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp yêu cầu tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người có hành vi chiếm hữu tài sản bất hợp pháp phải trả lại chính tài sản đó cho mình. Đòi lại tài sản là một trong những phương thức bảo vệ quyền của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp. Căn cứ theo Điều 164, Bộ luật dân sự Việt Nam 2015 quy định:
Điều 164. Biện pháp bảo vệ quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản
- Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.
- Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Bản chất của kiện đòi tài sản là buộc người đang chiếm hữu bất hợp pháp một tài sản nào đó phải trả lại chính tài sản đó cho mình mà không bị thay thế bởi tài sản khác. Vì vậy, chỉ áp dụng các phương thức khởi kiện sau đây:
- Vật là đối tượng kiện đòi phải là vật đặc định
- Vật phải còn tồn tại
- Người khởi kiện phải xác định được địa chỉ tồn tại của vật
Đối tượng của kiện đòi lại tài sản
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì chủ sở hữu, người chiếm hữu có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. Vậy, đối tượng của kiện đòi lại tài sản chính là tài sản. Theo quy định tại Điều 105 Bộ Luật dân sự 2015, tài sản sẽ gồm: vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Tuy nhiên, do đặc thù của quyền kiện đòi lại tài sản, nên không phải những loại tài sản nào được liệt kê tại Điều 105 trên cũng là đối tượng của kiện đòi tài sản. Mà đó phải là những vật có thực và đang tồn tại trên thực tế. Quyền tài sản là loại tài sản vô hình nên không thể xem là đối tượng của quyền kiện đòi tài sản được.
Tóm lại, đối tượng của kiện đòi lại tài sản sẽ là: vật, tiền, giấy tờ có giá.
Các trường hợp kiện đòi tài sản
Những trường hợp được áp dụng kiện đòi lại tài sản theo quy định của pháp luật hiện là:
- Trường hợp đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình
- Bị đơn là người chiếm hữu không có căn pháp luật nhưng ngay tình đối với bất động sản và tài sản phải đăng ký quyền sở hữu
Hướng dẫn kiện đòi tài sản
Hồ sơ kiện đòi tài sản bao gồm những giấy tờ gì?
Số lượng: 01 bộ hồ sơ.
Thành phần hồ sơ:
– Thứ 1: các loại tài liệu chứng minh nhân thân trong quá trình khởi kiện của người bị xâm phạm về tài sản: chứng minh nhân dân, hộ khẩu của người khởi kiện, của các đương sự trong vụ việc và các đối tượng liên quan khác.
– Thứ 2: Các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho những yêu cầu của người khởi kiện là có căn cứ và đúng yêu cầu pháp luật.
– Thứ 3: Các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho lỗi hay sự vi phạm nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch.
– Thứ 4: Bản kê khai tài liệu kèm theo đơn khởi kiện đòi tài sản.
– Thứ 5: Biên lai đã nộp lệ phí hoặc tiền tạm ứng án phí theo đúng quy định pháp luật.
– Thứ 6: Các tài liệu, chứng cứ để chứng minh nội dung tranh chấp khác.
Đối với các tài liệu được nêu trên nếu được viết bằng tiếng nước ngoài thì trước khi nộp đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cần được dịch sang tiếng Việt do các tổ chức, cơ quan có chức năng dịch thuật kèm theo bản gốc. Các bản tài liệu khác nếu được nộp bằng bản sao thì cần được xác nhận sao y bản chính theo đúng quy định.
Quy trình khởi kiện đòi tài sản
– Bước 1: Các chủ thể có yêu cầu nộp đơn, hồ sơ khởi kiện.
– Bước 2: Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý đơn khởi kiện.
Kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện trong thời hạn ba ngày làm việc, Chánh án toà án nơi tiếp nhận đơn khởi kiện phân công một thẩm phán thực hiện xem xét nội dung đơn khởi kiện.
Kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện trong thời hạn năm ngày làm việc, Thẩm phán xem xét nội dung đơn khởi kiện và đưa ra một trong số các quyết định sau đây:
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện.
- Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục do pháp luật quy định.
- Chuyển đơn khởi kiện cho cơ quan Toà án có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khởi kiện đối với trường hợp vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án khác.
- Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện trong trường hợp vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan Toà án.
– Bước 3: Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra thông báo nộp tạm ứng án phí.
– Bước 4: Các chủ thể có yêu cầu nộp biên lai tạm ứng án phí cho cơ quan Toà án, thẩm phán phụ trách ban hành quyết định thụ lý đối với vụ việc tới các đương sự và Viện kiểm sát.
– Bước 5: Các bên đương sự đưa ra ý kiến đối với nội dung khởi kiện trong thời hạn mười năm ngày kể từ ngày các bên đương sự nhận được thông báo.
– Bước 6: Quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Đơn khởi kiện đòi tài sản
Thời hiệu khởi kiện đòi tài sản
Theo quy định của pháp luật dân sự hiện nay không có quy định cụ thể nào về thời hiệu khởi kiện đòi lại tài sản. Tuy nhiên, trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có đề cập đến thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, trong đó tranh chấp về đòi lại tài sản do người khác quản lý thuộc trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Vậy, có thể hiểu thời kiện khởi kiện đòi lại tài sản là vĩnh viễn, trừ trường hợp việc chiếm hữu tài sản đó đã được xác lập quyền sở hữu đối với tài sản theo thời hiệu. Pháp luật quy định như vậy là để bảo vệ quyền lợi của công dân một cách tối ưu nhất.
Lệ phí khởi kiện đòi tài sản
Khi nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp kiện đòi lại tài sản thì đương sự phải nộp án phí, lệ phí. Mức án phí, lệ phí được xác định theo quy định của pháp luật tùy thuộc vào từng vụ án cụ thể mà mức án phí sẽ khác nhau được xác định theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14.
Mời bạn xem thêm:
- Năm 2022 khi ly hôn tranh chấp tài sản mất bao lâu?
- Tài sản trước hôn nhân là gì theo quy định năm 2022?
- Ly hôn không có tài sản chung giải quyết như thế nào?
Thông tin liên hệ:
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Hướng dẫn kiện đòi tài sản theo quy định” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, dịch vụ thành lập công ty,….. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline: 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:
– Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
– Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
– Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;
– Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định Bộ luật Dân sự 2015, quy định khác của pháp luật có liên quan;
– Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định Bộ luật Dân sự 2015, quy định khác của pháp luật có liên quan;
– Trường hợp khác do pháp luật quy định.
Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 165 Bộ luật Dân sự 2015 là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
Kiện đòi tài sản được pháp luật quy định khá rõ ràng và đầy đủ về phương thức bao gồm: chủ thể có quyền, đối tượng khởi kiện, quan hệ hợp đồng giữa nguyên đơn và bị đơn…. Phương thức kiện đòi lại tài sản này cũng như các phương thức kiện đòi dân sư khác, nó đều tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp để họ có thể chủ động bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chính mình một cách nhanh chóng và thuận tiện
Việc xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án khi giải quyết vụ việc dân sự là bước rất quan trọng để tiến hành thủ tục giải quyết tranh chấp, từ đó xác định nơi người khởi kiện phải nộp đơn là ở đâu. Pháp luật quy định tùy “các trường hợp” mà có thể nộp đơn khởi kiện tại:
– Tòa án nơi người bị kiện cư trú, làm việc;
– Tòa án nơi nguyên đơn nơi cư trú, làm việc;
– Toà án nơi có bất động sản đối với tranh chấp về bất động sản;
– Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu trong một số trường hợp cụ thể.