Với sự phát triển của khoa học công nghệ thì tính nhanh gọn trong việc tìm kiếm tra cứu cũng được đề cao. Vì vậy lý lịch tư pháp cũng là một trong những lựa chọn tối ưu mà mọi người hướng tới. Phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích, bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. Vậy mọi người đã biết cách ghi tờ khai tư pháp như thế nào chưa? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về “hướng dẫn ghi tờ khai lý lịch tư pháp” nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12
- Thông tư 13/2011/TT-BTP
- Thông tư 03/2013/TT-LLTP
Lý lịch tư pháp là gì?
Căn cứ Điều 2 Luật lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12 thì:
Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
Như vậy lý lịch tư pháp là thông tin của cá nhân, đã từng bị kết án hay chưa hay có bị cấm điều gì không.
Mục đích của lý lịch tư pháp
Mục đích của lý lịch tư pháp được nêu rõ tại Điều 3 Luật lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12:
Điều 3. Mục đích quản lý lý lịch tư pháp
1. Đáp ứng yêu cầu cần chứng minh cá nhân có hay không có án tích, có bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.
2. Ghi nhận việc xoá án tích, tạo điều kiện cho người đã bị kết án tái hoà nhập cộng đồng.
3. Hỗ trợ hoạt động tố tụng hình sự và thống kê tư pháp hình sự.
4. Hỗ trợ công tác quản lý nhân sự, hoạt động đăng ký kinh doanh, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Phiếu lý lịch tư pháp có mấy loại?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 thông tư 13/2011/TT-BTP thì Bộ Tư pháp in và phát hành 02 loại giấy in màu có hoa văn để Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Sở Tư pháp (sau đây gọi là cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp) in nội dung Phiếu lý lịch tư pháp số 1 và Phiếu lý lịch tư pháp số 2 theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này.
Tức là phiếu lý lịch tư pháp gồm hai loại là: phiếu lý lịch tư pháp số 1 và phiếu lý lịch tư pháp số 2. Hãy đi tìm hiểu cụ thể từng loại theo thông tin sau đây.
Phiếu lý lịch tư pháp số 1
Phạm vi cấp
Phiếu số 1 được cấp cho các đối tượng: Công dân Việt Nam; Người nước ngoài đã hoặc đang cư trú tại Việt Nam và Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
Nội dung của phiếu số 1
- Họ và tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú,
- Số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
- Tình trạng án tích.
- Thông tin về cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Phiếu lý lịch tư pháp số 2
Phạm vi cấp
Phiếu số 2 cấp cho cơ quan tiến hành tố tụng.
Nội dung của phiếu số 2
- Họ, tên, giới tính, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, quốc tịch, nơi cư trú
- Số giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu, họ, tên cha, mẹ, vợ, chồng của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
- Tình trạng án tích.
- Thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã.
Tra cứu thông tin để cấp Phiếu lý lịch tư pháp
Việc tra cứu thông tin để cấp Phiếu lý lịch tư pháp là hết sức quan trọng bởi phiếu lý lịch tư pháp cần sự chính xác tuyệt đối, là minh chứng lý lịch của cá nhân hay doanh nghiệp, hợp tác xã. Theo quy định tại Điều 47 Luật lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12 quy định:
1. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp chỉ có một nơi thường trú duy nhất tại một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kể từ khi đủ 14 tuổi trở lên thì việc tra cứu thông tin lý lịch tư pháp được thực hiện tại Sở Tư pháp nơi người đó thường trú.
2. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp đã cư trú ở nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kể từ khi đủ 14 tuổi trở lên thì việc tra cứu thông tin lý lịch tư pháp được thực hiện tại Sở Tư pháp nơi tiếp nhận yêu cầu và Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
3. Trường hợp người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp là công dân Việt Nam có thời gian cư trú ở nước ngoài, người nước ngoài thì việc tra cứu thông tin lý lịch tư pháp được thực hiện tại Sở Tư pháp nơi tiếp nhận yêu cầu và Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
4. Trường hợp không xác định được nơi thường trú hoặc nơi tạm trú của người được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì việc tra cứu thông tin lý lịch tư pháp được thực hiện tại Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.
Có thể tra cứu xác minh thông tin tại các cơ quan: tại cơ quan Công an, tại Tòa án, tại cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Quốc phòng, tại cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp.
Hướng dẫn cụ thể cách ghi tờ khai lý lịch tư pháp
Mục 1: Họ và tên
Ghi đầy đủ họ và tên của bản thân, viết in hoa.
Mục 2: Tên gọi khác
Nếu có tên gọi khác (hoặc tên gọi thường ngày) thì ghi vào mục này. Nếu không có thì ghi “Không”.
Mục 3: Giới tính
Điền giới tính của bản thân. Là nam thì ghi nam, là nữa thì ghi nữ. Tại quy định pháp luật ở Việt Nam chưa thừa nhận giới tính khác.
Mục 4: Ngày tháng năm sinh
Ghi rõ ngày, tháng, năm sinh của mình vào. Giữa ngày/tháng/năm sinh được ngắn cách bởi dấu “/”.
Mục 5: Nơi sinh
Ghi rõ xã/ phường, huyện/ quận, tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung ương nơi mình sinh ra.
Mục 6: Quốc tịch và Mục 7: Dân tộc
Ghi quốc tịch và dân tộc của mình vào tờ khai lý lịch tư pháp.
Mục 8 và Mục 9: Nơi thường trú và tạm trú
Ghi rõ cả hai địa chỉ (nếu có).
Mục 10: Số CMND/Hộ chiếu
Số Chứng minh nhân dân hoặc số Hộ chiếu được ghi bằng các con số cụ thể, rõ ràng, dễ nhìn và dễ đọc.
Mục 11,12,13: Họ và tên cha, mẹ, vợ/chồng
Tương tự như khi ghi họ và tên của bản thân thì họ và tên của cha, mẹ, vợ/chồng được ghi đầy đủ bằng chữ in hoa, kèm với đó là ngày tháng năm sinh của từng người.
Mục 14: Số điện thoại/email
Ghi số điện thoại hoặc email của bản thân để có thể dễ dàng liên lạc
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ thông tin về việc hướng dẫn ghi tờ khai lý lịch tư pháp. Mọi thắc mắc có liên quan hoặc cần tư vấn về vấn đề pháp lý như Tra cứu lý lịch tư pháp quốc tế hãy liên hệ Luật sư X để được hỗ trợ và giải đáp. Tel: 0833 102 102.
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp bổ sung, đính chính một trong các thông tin khác về nhân thân, thông tin của bản án, quyết định, giấy chứng nhận được cập nhật trong Lý lịch tư pháp thì Sở Tư pháp chỉ gửi văn bản bổ sung, đính chính thông tin trong đó ghi rõ nội dung được bổ sung, đính chính.
Giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Giám đốc Sở Tư pháp hoặc người được ủy quyền có thẩm quyền ký Phiếu lý lịch tư pháp và chịu trách nhiệm về nội dung của Phiếu lý lịch tư pháp. Theo quy định tại Điều 15 Thông tư 16/2013/TT-BTP.