Hộ chiếu là loại giấy tờ bắt buộc phải có nếu như người dân muốn nhập cảnh nước ngoài. Khi làm hộ chiếu, người dân phải khai vào tờ khai cấp hộ chiếu, sau đó đến trực tiếp cơ quan có thẩm quyền để được cấp, chụp ảnh và làm những thủ tục khác. Khi gười dân muốn đem theo con nhỏ của mình đi theo ra nước ngoài thì cũng sẽ phải làm hộ chiếu cho trẻ nếu mọi người vẫn còn lúng túng chưa biết mẫu tờ khai cấp hộ chiếu cho trẻ được viết theo mầu và khai như thế nào mới chuẩn với quy định mà pháp luật đã đề ra thì bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin hữu ích để hoàn thành tờ khai cấp hộ chiếu cho trẻ em nhanh chóng và chuẩn xác. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Hướng dẫn ghi tờ khai cấp hộ chiếu cho trẻ em” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Quy cách, kỹ thuật chung của hộ chiếu
– Mặt ngoài của trang bìa in quốc hiệu, quốc huy, tên hộ chiếu; hộ chiếu có gắn chíp điện tử có biểu tượng chíp điện tử;
– Hình ảnh tại các trang trong hộ chiếu là cảnh đẹp đất nước, di sản văn hóa Việt Nam, kết hợp cùng họa tiết trống đồng;
– Ngôn ngữ sử dụng trong hộ chiếu: tiếng Việt và tiếng Anh;
– Số trang trong cuốn hộ chiếu không kể trang bìa:
+ 48 trang đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ và hộ chiếu phổ thông có thời hạn 5 năm hoặc 10 năm,
+ 12 trang đối với hộ chiếu phổ thông có thời hạn không quá 12 tháng;
+ Kích thước theo tiêu chuẩn ISO 7810 (ID-3): 88mm x 125mm ± 0,75 mm;
+ Bán kính góc cuốn hộ chiếu r: 3,18mm ± 0,3mm;
+ Chíp điện tử được đặt trong bìa sau của hộ chiếu có gắn chíp điện tử;
+ Bìa hộ chiếu là loại vật liệu nhựa tổng hợp, có độ bền cao;
+ Chữ, số hộ chiếu được đục lỗ bằng công nghệ laser thông suốt từ trang 1 tới bìa sau cuốn hộ chiếu và trùng với chữ, số ở trang 1;
+ Toàn bộ nội dung, hình ảnh in trong hộ chiếu được thực hiện bằng công nghệ hiện đại đáp ứng yêu cầu bảo an, chống nguy cơ làm giả và đạt tiêu chuẩn ICAO.
Hồ sơ làm hộ chiếu cho trẻ em
Căn cứ Điều 15 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh, hồ sơ cấp hộ chiếu cho trẻ em gồm có:
– 01 tờ khai Mẫu TK01. Trường hợp trẻ dưới 14 tuổi thì tờ khai do cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ khai, ký thay, được Trưởng Công an phường, xã, thị trấn nơi thường trú hoặc tạm trú xác nhận, đóng dấu giáp lai ảnh, kèm theo:
- Hộ chiếu của cha hoặc mẹ còn thời hạn ít nhất 01 năm nếu đề nghị bổ sung trẻ em dưới 09 tuổi vào hộ chiếu của cha hoặc mẹ thì nộp kèm theo.
- Hộ chiếu của trẻ em còn thời hạn ít nhất 01 năm và giấy tờ pháp lý chứng minh sự điều chỉnh nếu điều chỉnh: Họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; giới tính; số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.
- Hộ chiếu của trẻ em đó nếu đề nghị cấp lại hộ chiếu;
- Đơn trình báo theo Mẫu X08 hoặc giấy xác nhận của cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh về việc đã trình báo mất hộ chiếu nếu đề nghị cấp lại hộ chiếu do bị mất.
- Bản sao hoặc bản chụp có chứng thực giấy tờ chứng minh quyền giám hộ trẻ em đó, nếu không có chứng thực thì xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu trong trường hợp người giám hộ khai và ký thay.
– 02 ảnh mới chụp, cỡ 4 x 6, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu, phông nền màu trắng. Trẻ em dưới 09 tuổi cấp chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ thì nộp 02 ảnh cỡ 3 x 4;
– Trẻ em dưới 14 tuổi nộp 01 bản sao hoặc bản chụp có chứng thực của Giấy khai sinh, nếu không có chứng thực thì phải xuất trình bản chính để kiểm tra, đối chiếu.
Mẫu tờ khai cấp hộ chiếu cho trẻ em
Hướng dẫn ghi tờ khai cấp hộ chiếu cho trẻ em
– Phần ảnh: Dán 01 ảnh vào khung, còn 01 ảnh vào mặt sau của tờ khai.
– Họ và tên: Điền họ tên bằng chữ tiếng Việt in hoa có dấu
– Giới tính: Tích chọn giới tính nam hoặc nữ
– Ngày tháng năm sinh: điền theo thông tin trên giấy khai sinh
– Số Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân: Nếu có 9 số thì điền 9 số vào những ô đầu, còn gạch chéo 3 ô sau. Nếu 12 số thì điền cả 12 ô tương ứng.
– Dân tộc: bạn là người dân tộc gì thì ghi dân tộc ấy
– Tôn giáo: bạn thuộc tôn giáo gì thì điền tôn giáo ấy. Nếu không có tôn giáo thì ghi không.
– Số điện thoại: điền số điện thoại tiện liên hệ
– Địa chỉ thường trú: ghi địa chỉ trong sổ hộ khẩu
– Địa chỉ tạm trú: ghi địa chỉ trong sổ tạm trú
– Nghề nghiệp hiện tại, tên và địa chỉ cơ quan
– Họ và tên cha, mẹ, vợ/chồng: ghi rõ họ và tên cha, mẹ, vợ/chồng bằng chữ in hoa tiếng Việt có dấu cùng ngày tháng năm sinh cụ thể
– Hộ chiếu phổ thông được cấp lần gần đây nhất: Nếu xin cấp hộ chiếu lần đầu thì bỏ trống mục này
– Nội dung đề nghị: ghi rõ mục đích đề nghị cấp hộ chiếu lần đầu hoặc cấp lại hộ chiếu (do hết hạn, mất, tách hộ chiếu riêng cho con) hoặc đề nghị sửa đổi thông tin trong hộ chiếu cũ hoặc các đề nghị khác (ghi rõ lý do)
– Con dưới 9 tuổi đề nghị cấp chung hộ chiếu: Nếu bạn muốn thêm con vào hộ chiếu của mình thì cần điền các thông tin: họ tên con viết in hoa, chọn giới tính, ngày tháng năm sinh và nơi sinh. Đồng thời, chuẩn bị 1 ảnh 3x4cm của con để dán vào khung bên cạnh.
Cuối cùng, người làm tờ khai X01 ký, ghi rõ họ tên. Đồng thời xác nhận của Trưởng Công an phường, xã thị trấn hoặc Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được ủy thác, người đại diện cũng phải ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu.
Trình tự làm hộ chiếu cho trẻ em
Bước 1: Điền tờ khai và chuẩn bị hồ sơ
Bước 2: Xin xác nhận của Cơ quan Công an
Xin xác nhận tại Công an phường, xã nơi thường trú hoặc tạm trú vào tờ khai và đóng dấu giáp lai ảnh
Bước 4: Nộp hồ sơ và lệ phí
– Trẻ đã có Căn cước công dân: Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh công an cấp tỉnh bất kỳ tỉnh, thành nào thuận tiện.
– Trẻ chưa có Căn cước công dân: Phòng Quản lý xuất, nhập cảnh công an cấp tỉnh nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú).
– Lệ phí làm hộ chiếu trẻ em: 200.000 đồng (theo Thông tư số 25/2021/TT-BTC).
Bước 5: Nhận hộ chiếu
Nhận hộ chiếu trực tiếp tại Phòng Quản lý xuất nhập cảnh công an cấp tỉnh
Hiện tại một số địa phương đã áp dụng hình thức trả hộ chiếu qua dịch vụ chuyển phát nhanh đến tận địa chỉ của người xin cấp hộ chiếu.
Thời hạn của hộ chiếu cho trẻ em
Hiện nay, Việt Nam sử dụng 3 loại hộ chiếu (passport): Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ, hộ chiếu phổ thông. Mỗi loại hộ chiếu có điều kiện cấp, thời hạn sử dụng khác nhau.
Trong đó, thời hạn sử dụng của hộ chiếu theo Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam số 49/2019/QH14 như sau:
– Hộ chiếu cấp cho Công dân từ đủ 14 tuổi trở lên: Có thời hạn 10 năm và không được gia hạn;
– Hộ chiếu được cấp riêng cho trẻ em dưới 14 tuổi: Có thời hạn 05 năm và không được gia hạn;
– Hộ chiếu phổ thông cấp theo thủ tục rút gọn có thời hạn không quá 12 tháng và không được gia hạn;
– Hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ có thời hạn từ 01 năm đến 05 năm; có thể được gia hạn một lần không quá 03 năm.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Mẫu tờ khai cấp hộ chiếu cho trẻ em 2023
- Trẻ em có được xin cấp hộ chiếu gắn chip không?
- Thủ tục công chứng hợp đồng mua bán nhà đất năm 2023 như thế nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Hướng dẫn ghi tờ khai cấp hộ chiếu cho trẻ em” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là Hồ sơ đánh giá tác động xử lý dữ liệu cá nhân. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hộ chiếu ngoại giao, trang bìa màu nâu đỏ (mẫu HCNG);
Hộ chiếu công vụ, trang bìa màu xanh lá cây đậm (mẫu HCCV);
Hộ chiếu phổ thông, trang bìa màu xanh tím (mẫu HCPT).
Điều 33 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 nêu rõ, công dân Việt Nam xuất cảnh phải có đủ các giấy tờ sau:
– Giấy tờ xuất nhập cảnh nguyên vẹn và còn hạn sử dụng (bao gồm hộ chiếu và giấy thông hành theo Điều 6 Luật này). Trong đó, hộ chiếu phải còn hạn sử dụng từ 06 tháng trở lên;
– Có thị thực (visa) hoặc giấy tờ khác xác nhận, chứng minh là được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực;
– Không thuộc một trong các trường hợp bị cấm, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh.
Quy định trên được quy định chung cho mọi lứa tuổi, không phân biệt người lớn hay trẻ em. Vì vậy, khi đi nước ngoài, trẻ em cũng bắt buộc phải có hộ chiếu, visa.
Ngoài ra theo khoản 2 Điều 33 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam, người chưa đủ 14 tuổi khi xuất cảnh không được đi một mình mà phải có người đại diện hợp pháp đi cùng