Xin chào Luật sư. Tôi là Bình, đợt vừa rồi nhà tôi bị mất trộm hết tất cả các giấy tờ quan trọng, trong đó có giấy chứng sinh. Sắp tới đây tôi dự định đi đăng ký khai sinh cho con, tuy nhiên mất giấy chứng sinh như vậy thì tôi phải làm như thế nào ạ? Luật sư có thể hướng dẫn đăng ký khai sinh cho con khi mất giấy chứng sinh không? Cảm ơn Luật sư. Rất mong nhận được hồi đáp.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X. Với thắc mắc của bạn chúng tôi xin được đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề “Hướng dẫn đăng ký khai sinh khi mất giấy chứng sinh” như sau:
Căn cứ pháp lý
Giấy chứng sinh là gì?
Giấy chứng sinh là một loại giấy do cơ quan; tổ chức việc sinh đẻ chứng nhận; ghi nhận lại sự việc đã có một sinh linh bé nhỏ ra đời.
Bên cạnh mục đích ghi nhận lại sự ra đời của một ai đó thì giấy chứng sinh còn là một trong những loại giấy tờ quan trọng phải có khi làm giấy khai sinh cho con của mình.
Giấy chứng sinh sẽ ghi nhận những nội dung sau đây:
- Họ và tên người mẹ;
- Năm sinh người mẹ;
- Thông tin về giấy CMND/CCCD của người mẹ;
- Đã sinh con ra vào lúc nào;
- Giới tính con sinh ra;
- Cân nặng con sinh ra;
- Con sinh ra thứ mấy;
- Số con một lần sinh;
- Dự định đặt tên cho con là gì;
- Chữ ký của người đỡ đẻ; và thủ trưởng cơ sở y tế.
Hướng dẫn đăng ký khai sinh khi mất giấy chứng sinh
Hiện nay, thủ tục đăng ký khai sinh được hướng dẫn cụ thể tại Điều 16 Luật Hộ tịch 2014. Cụ thể, người đi đăng ký khai sinh nộp giấy tờ sau cho cơ quan đăng ký hộ tịch:
- Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu quy định
- Giấy chứng sinh.
Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh;
Trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
Như vậy, theo quy định này, đi đăng ký khai sinh không bắt buộc phải có giấy chứng sinh. Giấy này có thể được thay thế bằng giấy cam đoan về việc sinh hoặc văn bản của người làm chứng về việc sinh.
Thủ tục đăng ký khai sinh cho con
Bước 1: Hồ sơ chuẩn bị
- Bản chính Giấy chứng sinh (do Bệnh viện, Cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra cấp).
- Các giấy tờ tùy thân (hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng) để chứng minh về nhân thân;
- Giấy chứng nhận kết hôn (nếu cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn);
- Sổ Hộ khẩu (hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể,
- Giấy đăng ký tạm trú có thời hạn của cha, mẹ trẻ).
Sau khi chuẩn bị được các giấy tờ, hồ sơ trên, người đi đăng ký khai sinh Điền và nộp mẫu tờ khai đăng ký khai sinh theo hướng dẫn.
Bước 2: Nộp và xuất trình các giấy tờ trên tại UBND cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ
Theo quy định của luật Hộ tịch 2014, thì UBND xã phường có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ sinh ra trên địa bàn mình quản lý. UBND có thẩm quyền quản lý ở đây có thể là UBND nơi cha mẹ đăng ký thường trú, tạm trú, hoặc UBND xã nơi trẻ đang sinh sống thực tế. Theo đó, thủ tục làm khai sinh cho trẻ được quy định thẩm quyền rộng rãi. Giúp thủ tục này được diễn ra nhanh và dễ dàng hơn.
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ đăng ký khai sinh và cấp Giấy khai sinh
- Công chức tư pháp – hộ tịch có trách nhiệm nhận và kiểm tra các giấy tờ hợp lệ, xét thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp thì tiến hành ghi nội dung khai sinh vào Sổ hộ tịch, trình Chủ tịch UBND cấp xã ký vào bản chính Giấy khai sinh.
- Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch
- Giấy khai sinh chỉ được cấp 1 bản chính. Tùy thuộc vào yêu cầu của người đăng ký, Cán bộ tư pháp-Hộ tịch sẽ tiến hành cấp bản sao.
Giấy chứng sinh có thể xin cấp lại không?
Theo Thông tư 17/2012/TT-BYT, giấy chứng sinh có thể được cấp lại.
Đối với trường hợp mất, rách, nát giấy chứng sinh: bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ phải làm Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng sinh theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư 17. Đơn này phải có xác nhận của Tổ trưởng Tổ dân phố hoặc trưởng thôn về việc sinh và đang sinh sống tại địa bàn khu dân cư.
Sau khi xin xác nhận, bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp Giấy chứng sinh cho trẻ lần đầu.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm cấp lại giấy chứng sinh mới. Giấy chứng sinh được cấp lại phải ghi rõ số, quyển số của Giấy chứng sinh cũ và đóng dấu “Cấp lại”. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không quá 03 ngày làm việc.
Như vậy, giấy chứng sinh nếu bị mất thì hoàn toàn có thể xin cấp lại.
Người dân khi bị mất giấy chứng sinh thì có thể lựa chọn 01 trong 03 cách sau để được khai sinh cho con:
– Xin cấp lại giấy chứng sinh;
– Xuất trình văn bản của người làm chứng về việc sinh khi đi đăng ký khai sinh;
– Xuất trình văn bản cam đoan về việc sinh khi đi đăng ký khai sinh.
Lưu ý rằng đối với trường hợp thứ 02 và thứ 03 nêu trên, thủ tục đăng ký khai sinh sẽ rắc rối hơn so với việc xuất trình giấy chứng sinh.
Thủ tục cấp giấy chứng sinh như thế nào?
Trước khi trẻ sơ sinh về nhà; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; có trách nhiệm ghi đầy đủ các nội dung theo mẫu Giấy chứng sinh ban hành tại Phụ lục 01 kèm theo Thông tư 17. Cha, mẹ; hoặc người thân thích của trẻ có trách nhiệm đọc; kiểm tra lại thông tin trước khi ký.
- Giấy chứng sinh được làm thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau; 01 bản giao cho bố, mẹ ;hoặc người thân thích của trẻ để làm thủ tục khai sinh; và 01 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Trường hợp trẻ được sinh ra tại nhà; hoặc tại nơi khác mà không phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người thân thích của trẻ có trách nhiệm điền vào Đơn đề nghị cấp Giấy chứng sinh theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư 17; và nộp cho trạm y tế xã, phường để xin cấp Giấy chứng sinh cho trẻ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị cấp Giấy chứng sinh; trạm y tế xã phải xác minh việc sinh; và làm thủ tục cấp Giấy chứng sinh cho trẻ. Việc cấp Giấy chứng sinh thực hiện theo quy định. Trong trường hợp cần phải xác minh; thì thời hạn xác minh không được quá 05 ngày làm việc.
Trường hợp trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật mang thai hộ; thì Bên vợ chồng nhờ mang thai hộ; hoặc Bên mang thai hộ phải nộp Bản xác nhận về việc sinh con bằng kỹ thuật mang thai hộ theo Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư 17; và bản sao có chứng thực hoặc bản chụp có kèm theo bản chính để đối chiếu Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo giữa vợ chồng nhờ mang thai hộ; và Bên mang thai hộ gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi trẻ sinh ra.
- Trẻ sinh ra do thực hiện kỹ thuật mang thai hộ sẽ được cấp Giấy chứng sinh theo Mẫu quy định tại Phụ lục 01A ban hành kèm theo Thông tư 17. Giấy chứng sinh này là văn bản chứng minh việc mang thai hộ khi làm thủ tục đăng ký khai sinh.
Có thể bạn quan tâm
- Hướng dẫn cách làm giấy khai sinh cho con không có cha?
- Sinh con trước khi đăng ký kết hôn có vi phạm pháp luật?
- Làm giấy khai sinh muộn 1 năm phạt bao nhiêu?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Hướng dẫn đăng ký khai sinh khi mất giấy chứng sinh. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xử phạt hành chính, giải thể doanh nghiệp, mẫu xin tạm ngừng kinh doanh, xác nhận tình trạng độc thân, khai sinh cho con ngoài giá thú, công ty tạm ngừng kinh doanh, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy phép bay flycam, xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký làm giấy khai sinh: Đó có thể hộ chiếu, CMND, thẻ căn cước hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và còn thời hạn sử dụng. Các giấy tờ này nhằm mục đích chứng minh nhân thân. Lưu ý, các giấy tờ này phải là bản chính.
Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền.
Mẫu giấy điền làm giấy khai sinh cho con.
Về vấn đề này, Quyết định 1872/QĐ-BTP năm 2020 có hiệu lực từ ngày 04/9/2020 quy định rõ ràng, chi tiết về giấy tờ phải nộp khi đăng ký khai sinh như sau:
– Bản chính Giấy chứng sinh; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh;
Như vậy, giấy chứng sinh nộp khi đăng ký khai sinh cho con phải là bản chính, bản sao y sẽ không được chấp nhận.
Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu.
Bản chính Giấy chứng sinh. Trong trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh. Nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh;
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì phải có biên bản về việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập.
Trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản xác nhận của cơ sở y tế đã thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản cho việc mang thai hộ.
Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền thực hiện việc đăng ký khai sinh.