Thông báo khi di dời tài sản trên đất đây được xem là mẫu đơn yêu cầu cho người sử dụng đất khi tồn tại tài sản của người dân thuộc diện tích đất đó, mảnh đất đó thuộc quyền sử dụng đất hợp pháp của người dân. Khi có quyết định thu hồi đất từ Nhà nước, thì người sử dụng đất sẽ cần phải tiến hành di dời tài sản trên đất trong một khoảng thời gian nhất định. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Mẫu thông báo di dời tài sản” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Định nghĩa mẫu thông báo di dời
Mẫu thông báo yêu cầu di dời và trả lại diện tích thuê là mẫu bản thông báo được lập ra để thông báo về việc yêu cầu di dời và trả lại diện tích thuê. Mẫu thông báo nêu rõ thông tin của hai bên, lý do yêu cầu di dời…
Các phương thức giải quyết tranh chấp di dời tài sản
Khi phát sinh một tranh chấp đất đai, có nhiều phương thức để giải quyết tranh chấp, bao gồm:
- Thương lượng;
- Hòa giải;
- Khởi kiện.
Mỗi phương thức có những ưu, nhược điểm nhất định. Tùy trường hợp cụ thể mà lựa chọn phương án xử lý cho phù hợp.
Trong đó thương lượng luôn là phương án được ưu tiên lựa chọn đầu tiên khi phát sinh tranh chấp. Theo đó, các bên chủ động đưa ra những đề xuất, bàn bạc và giải quyết mâu thuẫn, đảm bảo dung hòa lợi ích của cả hai bên mà không cần tác động của bên thứ ba nào cả.
Hòa giải là phương án giải quyết tranh chấp có sự hiện diện của bên thứ ba, tác động đến các bên để đạt được sự thỏa thuận chung, giải quyết vấn đề.
Nhược điểm chung của thương lượng và hòa giải là không có cơ chế bắt buộc các bên phải thực hiện theo đúng như thỏa thuận. Khắc phục được điều này, khởi kiện là phương án được xem là hữu hiệu nhất, khi có cơ quan nhà nước cưỡng chế đảm bảo thi hành án. Tuy nhiên, việc khởi kiện tốn khá nhiều thời gian, thủ tục.
Mẫu thông báo di dời tài sản
Thủ tục khởi kiện buộc di dời
Sau khi xác định Tòa án có thẩm quyền, người khởi kiện gửi hồ sơ khởi kiện gồm đến Tòa án:
Đơn khởi kiện (phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự);
Bản sao các giấy tờ chứng minh nhân thân người khởi kiện;
Các tài liệu, chứng cứ khác hiện có để chứng minh yêu cầu khởi kiện.
Tòa án có trách nhiệm cấp ngay người khởi kiện giấy xác nhận đã nhận đơn.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện có đủ điều kiện thụ lý hay không. Đồng thời, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện để người khởi kiện đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.
Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Khi đó, Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án và giải quyết vụ án theo đúng trình tự pháp luật.
Thời hạn chi trả bồi thường di dời tài sản khi thu hồi đất
Tại khoản 1 Điều 93 Luật Đất đai quy định về thời hạn chi trả bồi thường di dời tài sản khi thu hồi đất như sau:
“Điều 93. Chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực thi hành, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường phải chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho người có đất thu hồi.”
Theo đó, thời hạn chi trả tiền bồi thường là 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành.
Trường hợp chậm chi trả thì khi thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ, ngoài tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án bồi thường được cấp có thẩm quyền phê duyệt, người có đất thu hồi còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng mức tiền chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế tính trên số tiền chậm trả và thời gian chậm trả.
Trường hợp người có đất thu hồi không nhận tiền bồi thường, hỗ trợ theo phương án đã được phê duyệt thì tiền bồi thường, hỗ trợ được gửi vào tài khoản tạm giữ của Kho bạc nhà nước.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết
Khi phát sinh tranh chấp về đất đai mà các bên không thể thương lượng, hòa giải được thì có thể khởi kiện tại Tòa án để giải quyết. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất tranh chấp là cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ án.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Hồ sơ đăng bộ sang tên nhà đất năm 2023
- Chuyển đổi đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp hết bao nhiêu?
- Thời hạn nộp hồ sơ thai sản khi đã nghỉ việc năm 2023 là khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Mẫu thông báo di dời tài sản” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là mẫu giấy đăng ký kết hôn với người nước ngoài. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định:
Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.
Như vậy, yêu cầu buộc di dời tài sản trên đất gắn liền với tranh chấp đất đai (tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất) thì phải tiến hành thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp trước khi khởi kiện. Nếu không tiến hành hòa giải mà khởi kiện, Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện vì chưa đủ điều kiện khởi kiện.
Về vấn đề này, Điều 90 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
Điều 90. Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi
1. Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với cây trồng thì việc bồi thường thực hiện theo quy định sau đây:
a) Đối với cây hàng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất;
b) Đối với cây lâu năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất;
c) Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại;
d) Đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Như vậy, trong quá trình thu hồi đất nếu để xảy ra thiệt hại, người có đất bị thu hồi được Nhà nước bồi thường thiệt hại. Mức bồi thường đối với mỗi loại cây trồng bị thiệt hại là khác nhau, cụ thể:
– Đối với cây hàng năm: Mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch (tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất);
– Đối với cây lâu năm: Mức bồi thường được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất (không gồm giá trị quyền sử dụng đất);
– Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác: Được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại;
– Đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhan: Bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây.