Trong quá trình lập hóa đơn hay xuất hóa đơn, kế toán không thể tránh khỏi việc nhầm lẫn, sai xót dẫn tới phải xuất hóa đơn chỉnh giảm doanh thu. Kế toán bên bán và bên mua sẽ căn cứ theo quy định Thông tư 39/2014/TT-BTC thực hiện các thủ tục điều chỉnh và kê khai thuế đảm bảo tuân thủ theo quy định luật thuế giá trị gia tăng. Tại bài viết dưới đây Luật sư X sẽ hướng dẫn cách xuất hóa đơn điều chỉnh giảm doanh thu và kê khai hóa đơn điều chỉnh giảm. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Thông tư 39/2014/TT-BTC
Quy định pháp luật về kê khai hóa đơn điều chỉnh giảm.
Theo Khoản 3, Điều 20, Thông tư 39/2014/TT-BTC:
“3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua lập biên bản có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu…Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán , thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).”
Như vậy, nếu phát hiện hóa đơn GTGT có sai sót mà một trong hai bên (bên bán hoặc bên mua) đã kê khai thì cần thực hiện:
- Bước 1: Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn.
- Bước 2: Xuất hóa đơn điều chỉnh giảm doanh thu.
Lưu ý:
- Hóa đơn điều chỉnh giảm không được ghi số âm (-).
- Nếu hóa đơn bị sai tên công ty, địa chỉ nhưng mã số thuế đúng thì chỉ cần lập biên bản điều chỉnh hóa đơn, không cần lập hóa đơn điều chỉnh.
Hướng dẫn cách xuất hóa đơn điều chỉnh giảm doanh thu.
Doanh thu của mỗi đơn vị kinh doanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó một trong các yếu tố chính:
- Số lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
- Đơn giá bán.
- Các khoản giảm trừ như: Chiết khấu thương mại.
Trường hợp hóa đơn bị sai sót về doanh thu, kế toán cần căn cứ vào lỗi sai sót để xuất hóa đơn điều chỉnh phù hợp, cụ thể:
Trường hợp 1: Hóa đơn sai số lượng hàng hóa, dịch vụ.
Đối với hóa đơn sai số lượng, kế toán thực hiện xuất hóa đơn điều chỉnh như sau:
- Lập biên bản điều chỉnh sai sót hóa đơn đã lập sai, ghi rõ sai sót về số lượng trên hóa đơn đã lập sai.
- Xuất hóa đơn điều chỉnh, mục tên hàng hóa, dịch vụ ghi: “Hóa đơn điều chỉnh giảm số lượng của hóa đơn GTGT ký hiệu …, mẫu số …, số …, ngày…tháng…năm…”.
Trường hợp 2: Hóa đơn điều chỉnh giảm đơn giá, tổng tiền.
Ví dụ: Đơn giá trên thực tế là 12.000.000, trên hóa đơn sai sót viết là 12.200.000. Trường hợp này cần thực hiện điều chỉnh giảm đơn giá, tổng tiền như sau:
Trường hợp 3: Điều chỉnh hóa đơn chiết khấu thương mại.
Căn cứ theo Khoản 2.5, Phụ lục 4, Thông tư số 39/2014/TT-BTC:
Hàng hóa, dịch vụ áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng thì trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.
Nếu việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.”
Như vậy, trường hợp này, kế toán cũng thực hiện điều chỉnh giảm kèm theo bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh giảm.
Ví dụ, Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn đang chạy chương trình khuyến mại: Khách hàng nào mua hàng tối thiểu 1 sản phẩm hoặc giá trị hàng 100 triệu sẽ được chiết khấu 5%.
Công ty ABC là khách hàng của của Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn trong tháng 5/2021 có 3 lần mua hàng: lần 1 mua 5 chiếc, lần 2 mua 4 chiếc và lần 3 mua 1 chiếc. Tổng số lượng sản phẩm mua hàng đã đạt số lượng quy định nên được chiết khấu 5%.
Các hóa đơn của 3 lần mua hàng trong tháng 5, hai bên đã kê khai xong. Đến tháng 6/2021, Công ty Phát triển Công nghệ Thái Sơn sẽ xuất hóa đơn điều chỉnh giảm kèm bảng kê 3 hóa đơn trong tháng 5/2021 như sau:
Hướng dẫn cách kê khai hóa đơn điều chỉnh giảm.
Căn cứ theo Công văn 3430/TCT-KK ban hành ngày 21/8/2014 của Tổng cục thuế về vấn đề kê khai hóa đơn bán hàng:
“Căn cứ theo quy định nêu trên, đối với hóa đơn điều chỉnh giảm doanh thu, giảm thuế theo quy định thì thực hiện kê khai:
- Đối với bên bán hàng thì thực hiện kê khai hóa đơn điều chỉnh giảm vào Bảng kê mẫu 01-1/GTGT và ghi giá trị âm.
- Đối với bên mua thì thực hiện kê khai mẫu 01-2/GTGT và ghi giá trị âm.
Hiện tại Tổng cục Thuế đã hỗ trợ việc nhập số liệu âm tại bảng kê 01-1/GTGT, 01-2/GTGT trên ứng dụng HTKK, iHTKK”.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Một số quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân
- Chuyển nhượng nhà đất có phải nộp thuế thu nhập cá nhân không?
- Miễn thuế thu nhập cá nhân trong những trường hợp nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Cách xuất hóa đơn điều chỉnh giảm doanh thu và kê khai hóa đơn điều chỉnh giảm”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; tìm hiểu về Xác nhận tình trạng hôn nhân hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, tìm hiểu quy định pháp luật về mã số thuế cá nhân, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi,… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế lần đầu đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót nhưng chưa hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót thì được kê khai bổ sung và điều chỉnh tờ khai => doanh nghiệp phải lập tờ khai bổ sung kể cả vẫn trong thời hạn nộp hồ sơ khai thuế.
Nộp tờ khai bổ sung trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở hoặc trước thời điểm cơ quan thuế phát hiện không qua thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế hoặc trước khi cơ quan có thẩm quyền khác phát hiện.
Không kê khai hóa đơn đầu vào là hoàn toàn được phép đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ gặp phải nhiều rủi ro không đáng có sau đây:
Bị xử phạt vi phạm làm mất hóa đơn trong trường hợp không thể xuất trình, chứng minh được hóa đơn đầu vào cho các hàng hóa, dịch vụ đã mua khi cơ quan thuế kiểm tra, thanh tra.
Chịu xử phạt vi phạm trốn thuế trong trường hợp không kê khai hóa đơn đầu vào và bị cơ quan thuế chứng minh rằng đây là hành động trốn doanh thu.
Theo Khoản 2 công văn 4943/TCT-CS, Tổng cục Thuế giải đáp:
Người nộp thuế không cần phải kê khai trên bảng kê hóa đơn, chứng từ theo đúng quy định của Thông tư 156/2013/TT-BTC và Thông tư 119/2014/TT-BTC.
Tuy nhiên, bên bán hàng hóa dịch vụ hàng hóa vẫn phải kê khai những hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế này vào hàng số 1 trên bảng kê bán ra số PL 01-1/GTGT.