Theo quy định hiện nay, hàng tháng hoặc hàng quý doanh nghiệp đều sẽ cần phải thực hiện kê khai thuế đối với cơ quan quản lý doanh nghiệp. Pháp luật quy định trong nhiều trường hợp sẽ được khấu trừ thuế giá trị gia tăng, điều nay mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Vậy cụ thể đối tượng nào sẽ được áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ? Và cách tính thuế GTGT được khấu trừ hiện nay như thế nào để có hiệu quả chính xác. Bạn đọc hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây của Luật sư X để nắm rõ quy định về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Thuế giá trị gia tăng là gì?
Theo Điều 2 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi 2013, 2016), thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Trong đó, người nộp thuế giá trị gia tăng là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế giá trị gia tăng.
(Điều 4 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 (sửa đổi 2013, 2016))
Khấu trừ thuế là gì?
Khấu trừ thuế là phương pháp khấu trừ được áp dụng đối với các loại thuế hiện nay, là việc doanh nghiệp xác định số thuế GTGT cần phải nộp vào ngân sách Nhà nước dựa trên cơ sở lấy số thuế GTGT đầu ra trừ đi (-) số thuế GTGT đầu vào.
Trong đó, khi DN mua hàng hóa/sản phẩm thì sẽ phải chịu mức thuế GTGT (VAT) đối với loại hàng hóa/sản phẩm đó – gọi là thuế GTGT đầu vào. Nhưng khi DN bán hàng hóa/sản phẩm đó cho người mua hàng thì người mua hàng sẽ phải chịu phần thuế GTGT tính trên giá trị của hàng hóa/sản phẩm đó – gọi là thuế GTGT đầu ra.
Khi đó, số thuế GTGT mà doanh nghiệp phải nộp sẽ = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào.
Cần phải hiểu rõ rằng, bản chất của thuế giá trị gia tăng (thuế VAT) là đánh vào người tiêu dùng sử dụng sản phẩm/hàng hóa/dịch vụ cuối cùng, không để cùng một mặt hàng nhưng lại bị thu thuế trùng lặp nên mới cần đến hoạt động khấu trừ thuế.
*Ví dụ:
Công ty X nhập về một lô hàng trị giá 300 triệu đồng, mặt hàng này đang chịu mức thuế suất là 10% ⇒ Số thuế GTGT đầu vào mà công ty X cần phải chịu là: 10% * 300 triệu = 30 triệu đồng.
Khi công ty X bán lô hàng cho người mua với mức giá 350 triệu đồng/lô, người mua chịu mức thuế suất VAT 10% đối với mặt hàng này ⇒ Số thuế GTGT đầu ra mà người mua cần phải chịu là: 10% * 350 triệu = 35 triệu đồng.
Số thuế GTGT công ty X cần nộp vào ngân sách Nhà nước là: 35 triệu – 30 triệu = 5 triệu đồng – Đó chính là việc khấu trừ thuế.
Đối tượng áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Đối tượng áp dụng phương pháp khấu trừ thuế là cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ theo các quy định pháp luật liên quan, bao gồm các đối tượng sau:
- Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 1 tỷ đồng trở lên.
- Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế bao gồm:
+ Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT dưới 1 tỷ đồng;
+ Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ;
+ Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm, nhận góp vốn bằng tài sản cố định, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ hoặc có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh;
+ Tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, nhà thầu phụ;
+ Tổ chức kinh tế khác bao gồm cả tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, chính trị xã hội, đơn vị sự nghiệp hạch toán kế toán đầy đủ, xác định được thuế GTGT đầu vào, đầu ra đăng ký tự nguyện áp dụng.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam kê khai, khấu trừ, nộp thay.
- Chi nhánh mới thành lập của doanh nghiệp hoặc thành lập từ dự án đầu tư của doanh nghiệp mà doanh nghiệp đang nộp thuế theo phương pháp khấu trừ và chi nhánh thuộc trường hợp khai thuế GTGT riêng thì chi nhánh cũng áp dụng phương pháp khấu trừ để kê khai, nộp thuế GTGT.
Lưu ý: Hộ, cá nhân kinh doanh không áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
Cách tính thuế GTGT được khấu trừ
Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế = số thuế GTGT đầu ra trừ (-) số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Trong đó:
– Số thuế giá trị gia tăng đầu ra = tổng số thuế giá trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn giá trị gia tăng.
– Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ = tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hóa, dịch vụ.
– Trường hợp những hoá đơn đặc thù như tem, vé cước vận tải, vé sổ xố kiến thiết, trên hoá đơn có thể hiện giá đã bao gồm thuế GTGT thì phải tách thuế theo công thức sau:
Giá chưa thuế = Giá thanh toán (tiền bán tem, vé)/(1 + thuế suất (%))
Từ công thức trên ta có kết quả:
- Nếu ra số dương tức là: đầu vào > đầu ra: thì số thuế này được khấu trừ và sẽ chuyển sang kỳ sau.
- Nếu ra số âm tức là: đầu vào < đầu ra: thì số này doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách nhà nước.
Ví dụ: Ngày 20/07/2018 Công ty TNHH HKT tiến hành tính thuế GTGT phải nộp cho kỳ thuế quý 2/2018 biết tổng thuế GTGT đầu vào là 30.000.000đ, tổng thuế GTGT đầu ra là 50.000.000đ, số thuế GTGT còn được khấu trừ ở quý 1/2018 chuyển sang là 10.000.000đ. Như vậy:
Số thuế GTGT phải nộp = 50.000.000 – 30.000.000
= 20.000.000đ
Nhưng do Quý 1/2018 Công ty còn thuế GTGT được khấu trừ là 10.000.000đ
- Số thuế GTGT phải nộp Quý 2/2018 = 20.000.000 – 10.000.000
= 10.000.000đ
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Các khoản phụ cấp không tính thuế TNCN 2022
- Lương thưởng có tính thuế TNCN không?
- Hợp đồng part time có phải đóng thuế TNCN không?
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề quyết toán thuế đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Hướng dẫn cách tính thuế GTGT được khấu trừ nhanh năm 2023” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như dịch vụ soạn thảo hồ sơ xin tạm ngừng kinh doanh, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp:
Là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT bao gồm:
Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác;
Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;
Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.
Thuế giá trị gia tăng có tác dụng điều tiết thu nhập của tổ chức, cá nhân tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng.
Thuế GTGT là khoản thu quan trọng của Ngân sách nhà nước. Thuế GTGT tạo được nguồn thu lớn và tương đối ổn định trong Ngân sách nhà nước.
Khuyến khích xuất khẩu hàng hóa dịch vụ.
Thúc đẩy thực hiện chế độ hạch toán, sử dụng hóa đơn.
Điều kiện được khấu trừ thuế GTGT đầu vào được quy định tại Điều 15, Thông tư 26/2015/TT-BTC của Bộ tài chính như sau:
Có hóa đơn GTGT hợp pháp/ chứng từ nộp thuế GTGT khâu nhập khẩu/ chứng từ nộp thuế GTGT
Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt từ 20 triệu đồng