Sĩ quan quân đội là lực lượng nòng cốt phục vụ trong lực lượng vũ trang của nhà nước. Sĩ quan là những người thực thi nhiệm vụ, chính sách và các chủ trương do nhà nước đề ra để bảo vệ nền an ninh quốc phòng toàn dân. Do đó, đãi ngộ đối với những người công tác tại đơn vị này cũng được quy định khác so với người lao động thông thường khi về hưu. Nhiều độc giả băn khoăn không biết Cách tính lương hưu sĩ quan quân đội năm 2023 như thế nào? Điều kiện hưởng lương hưu đối với sĩ quan quân đội năm 2023 được quy định ra sao? Theo quy định, Quân nhân chuyên nghiệp nghỉ hưu trước hạn tuổi có được hưởng trợ cấp một lần không? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Sĩ quan quân đội là ai?
Theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam tại Điều 1: “Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi chung là sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng. Quân phục, cấp hiệu, phù hiệu, giấy chứng minh sĩ quan do Chính phủ quy định.”
Theo đó, sĩ quan quân đội là người cán bộ phục vụ trong Lực lượng Vũ trang của một quốc gia có chủ quyền. Sĩ quan là lực lượng nòng cốt của quân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội, đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, được Nhà nước tại Quốc gia đó phong quân hàm các cấp bậc khác nhau.
Sĩ quan là người cán bộ phục vụ trong Lực lượng Vũ trang của một quốc gia có chủ quyền. Sĩ quan là lực lượng nòng cốt của quân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội, đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, được Nhà nước tại Quốc gia đó phong quân hàm các cấp bậc khác nhau.
Điều kiện hưởng lương hưu đối với sĩ quan quân đội năm 2023
Điều 36, Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 2014 có quy định về điều kiện nghỉ hưu của sĩ quan quân đội nhân dấn cụ thể đó là như sau:
– Thứ nhất, Đảm bảo các điều kiện nghỉ hưu như đối với người lao động làm việc theo điều chỉnh của Luật bảo hiểm xã hội.
– Thứ hai, Nếu thuộc vào trường hợp chưa đủ điều kiện để nghỉ hưu theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội mà trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội đó không còn vị trí, hay nhu cầu của đơn vị về việc sử dụng sĩ quan,, hay quân nhân chuyên nghiệp, hay công chức quốc phòng hoặc thuộc vào đối tượng không nhằm chuyển được ngành mà có thời gian phục vụ trong quân đội đối với nam là 25 năm và nữ 20 năm thì đủ điều kiện nghỉ hưu.
– Cách tính tuổi phục vụ trong quân đội được quy định tại điều 13, Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam 2014 như sau:
Tuổi phục vụ tính dựa trên cấp bậc quân hàm: Cấp úy mà phục vụ tại ngũ là 44 tuổi, dự bị hạng 1 là 46 tuổi, dự bị hạng 2 là 48 tuổi; đối với thiếu tá phục vụ tại ngũ là 46 tuổi, dự bị hạng 1 là 49 tuổi, dự bị hạng 2 là 52 tuổi; đối với trung tá phục vụ tại ngũ là 49 tuổi, dự bị hạng 1 là 52 tuổi, dự bị hạng 2 là 55 tuổi; đối với thượng tá phục vụ tại ngũ là 52 tuổi, dự bị hạng 1 là 55 tuổi, dự bị hạng 2 là 58 tuổi; đối với đại tá phục vụ tại ngũ là 55 tuổi, dự bị hạng 1 là 58 tuổi, dự bị hạng 2 là 60 tuổi; đối với cấp tướng thì là 60 tuổi, dự bị hạng 1 là 63 tuổi, dự bị hạng 2 là 60 tuổi.
Tuổi phục vụ tính dựa trên chức vụ chỉ huy đơn vị: đối với trung đội trưởng thì là 30 tuổi, đại đội trưởng là 35 tuổi, tiểu đoàn trưởng là 40 tuổi, trung đoàn trưởng là 45 tuổi, lữ đoàn trưởng là 48 tuổi, sư đoàn trưởng là 50 tuổi, tư lệnh quân đoàn là 55 tuổi và tư lệnh quân khu, tư lệnh quân chủng là 60 tuổi.
Quy định về giới hạn độ tuổi lớn nhất đối của sĩ quan mà đang giữ chức vụ lãnh đạo hoặc chỉ huy tại các đơn vị chuyên môn, đơn vị kỹ thuật hay đơn vị quân sự địa phương, đơn vị dự bị động viên thì giới hạn đổ tuổi có thể được tính cao hơn so với hai cách tính trên nhưng không được quá 05 tuổi.
Cách tính lương hưu sĩ quan quân đội năm 2023
Căn cứ Khoản 2 Mục 2 Thông tư liên tịch 01/2008/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC-BNV về cách tính lương hưu hàng tháng đối với sĩ quan quân đội như sau:
Lương hưu = Tỷ lệ % hưởng lương hưu hằng tháng x mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội
Trong đó:
(1) Tỷ lệ % hưởng lương hưu hằng tháng:
– Đối với lao động nam: Căn cứ tại điểm c khoản 2 Điều 9 Nghị định 33/2016/NĐ-CP quy định:
+ Nghỉ hưu vào năm 2021, nếu đóng được 19 năm bảo hiểm xã hội (BHXH) thì tỷ lệ lương hưu là 45%.
+ Nghỉ hưu từ năm 2022 trở đi, phải đóng được 20 năm BHXH thì tỷ lệ lương hưu được hưởng là 45%. Sau đó, cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, tỷ lệ lương hưu sẽ tăng thêm 2% và mức tối đa là 75%.
– Đối với lao động nữ: Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định 33/2016 quy định như sau:
Khi nghỉ hưu nếu đóng được 15 năm BHXH thì tỷ lệ hưởng lương hưu là 45%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2% và mức tối đa cũng là 75%
(2) Cánh tính mức bình quân tiền lương tháng trước khi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội
Thời gian đóng BHXH | Bình quân tiền lương tháng đóng BHXH |
Trước 01/01/1995 | Tổng số tiền lương tháng BHXH của 5 năm (60 tháng) cuối trước khi nghỉ hưu60 tháng |
Từ 01/01/1995 – 31/12/2000 | Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 6 năm (72 tháng) cuối trước khi nghỉ hưu72 tháng |
Từ 01/01/2001 – 31/12/2006 | Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 8 năm (96 tháng) cuối trước khi nghỉ hưu96 tháng |
Từ 01/01/2007 – 31/12/2015 | Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 10 năm(120 tháng) cuối trước khi nghỉ hưu120 tháng |
Từ 01/01/2016 – 31/12/2019 | Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 15 năm(180 tháng) cuối trước khi nghỉ hưu180 tháng |
Từ 01/01/2020 – 31/12/2024 | Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 20 năm(240 tháng) cuối trước khi nghỉ hưu240 tháng |
từ ngày 01/01/2025 trở đi | Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóngTổng số tháng đóng BHXH |
Ví dụ: Đồng chí Đại tá Nguyễn Văn Khoát, Trợ lý Văn phòng Bộ Quốc phòng, nhập ngũ tháng 3/1976, có 40 năm 01 tháng công tác trong Quân đội, nghỉ hưởng chế độ hưu trí từ ngày 01/4/2016.
Mức bình quân tiền lương tháng trước khi nghỉ hưu của đồng chí Khoát như sau:
Từ tháng 4/2011 đến tháng 7/2013 là 28 tháng, hệ số lương là 7,3; thâm niên nghề 37%: 1.150.000 đồng (mức lương cơ sở) x 7,3 (hệ số lương) x 1,37 (thâm niên nghề) x 28 tháng = 322.032.200 đồng.
Từ tháng 8/2013 đến tháng 3/2016 là 32 tháng. Hệ số lương là 8,0; thâm niên nghề 40%: 1.150.000 đồng x 8,0 x 1,4 x 32 tháng = 412.160.000 đồng.
Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 5 năm cuối của đồng chí Khoát là: (322.032.200 đồng + 412.160.000 đồng) : 60 tháng = 12.236.536 đồng/tháng.
Cách tính lương hưu đối với sĩ quan quân đội đã chuyển ngành
Tại Khoản 3 Điều 11 Nghị định 33/2016/NĐ-CP quy định như sau:
3. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 Nghị định này đã chuyển sang ngạch công nhân, viên chức quốc phòng, công an, cơ yếu hoặc chuyển ngành sang làm việc trong biên chế tại các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc chuyển ngành sang doanh nghiệp thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định rồi mới nghỉ hưu thì cách tính lương hưu thực hiện như sau:
a) Trường hợp, người lao động chuyển ngành sang các ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tại thời Điểm nghỉ hưu, cộng thêm Khoản phụ cấp thâm niên nghề (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian phục vụ tại ngũ của mức lương sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan công an nhân dân hoặc phụ cấp thâm niên nghề tính theo thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu tại thời Điểm liền kề trước khi chuyển ngành, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời Điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu;
b) Trường hợp, người lao động chuyển ngành sang các ngành nghề được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu đã có phụ cấp thâm niên nghề thì mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này;
c) Trường hợp, người lao động đã chuyển ngành rồi nghỉ hưu mà khi nghỉ hưu có mức lương hưu tính theo Điểm a, Điểm b Khoản này thấp hơn mức lương hưu tính theo mức lương bình quân tại thời Điểm chuyển ngành thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng tại thời Điểm chuyển ngành và được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời Điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu.
Theo đó, khi bạn là sĩ quan quân đội đã chuyển ngành thì việc tính lương hưu cho bạn được áp dụng theo quy định nêu trên.
Quân nhân chuyên nghiệp nghỉ hưu trước hạn tuổi có được hưởng trợ cấp một lần?
Căn cứ Khoản 3 Điều 5 Thông tư 162/2017/TT-BQP quy định quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đủ điều kiện nghỉ hưu trước hạn tuổi hướng dẫn tại khoản 1, khoản 2 Điều này thì không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi và ngoài chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng (nếu có) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, pháp luật ưu đãi người có công với cách mạng hiện hành, còn được hưởng chế độ trợ cấp một lần, như sau:
a) Trợ cấp 03 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm (đủ 12 tháng) nghỉ hưu trước tuổi, được tính theo công thức sau:
Tiền trợ cấp tính cho thời gian nghỉ hưu trước tuổi quy định = Số năm được trợ cấp (tính theo thời gian nghỉ hưu trước hạn tuổi quy định) x 03 tháng x Tiền lương tháng bình quân b) Trợ cấp 05 tháng tiền lương bình quân cho 20 năm đầu công tác. Từ năm thứ 21 trở đi, mỗi năm trợ cấp 1/2 tháng tiền lương bình quân, được tính theo công thức sau:
Tiền trợ cấp cho số năm công tác | = | {5 tháng + [(tổng số năm công tác – 20 năm) x 1/2 tháng]} | x | Tiền lương tháng bình quân |
Theo đó, khi nghỉ hưu trước hạn tuổi thì bạn có thể được hưởng trợ cấp một lần bao gồm 03 tháng tiền lương bình quân cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi và 05 tháng tiền lương bình quân cho 20 năm đầu công tác.
Lương của đại tá quân đội về hưu là bao nhiêu?
Tại Điều 9, nghị định 33/2016/NĐ-CP có quy định về mức hưởng lương hưu đó là: tỷ lệ phần trăm của việc hưởng lương hưu hàng tháng X với mức bình quân tiền lương tính ra đối với các tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Cách tính tỉ lệ phần trăm của việc hưởng lương hưu như sau:
- Nghỉ từ 1/1/2016 đến 1/1/2018 thì tỉ lệ ở đây là 45% tương ứng với 15 năm có thời gian đóng bảo hiểm xã hội; thời gian còn lại thêm 1 năm cộng 2% với nam 3% với nữ; tổng mức cộng dồn không quá 75%.
- Nghỉ từ 1/1/2018 trở lại đây thì tỷ lệ hưởng lương hưu là 45% nếu nghỉ hưu vào năm 2018 thì là 16 năm, nghỉ vào năm 2019 thì là 17 năm, nghỉ vào năm 2020 là 18 năm, nghỉ vào năm 2021 là 19 năm và từ năm 2022 thì mức tính bắt đầu từ 20 năm. Thêm 1 năm thì cộng thêm 2% và mức cộng dồn không quá 75%.
Như vậy lương đại tá quân đội nghỉ hưu là bao nhiêu theo quy định hiện nay phụ thuộc vào tỷ lệ phần trăm việc hưởng lương hưu và mức bình quân tiền lương tính ra đối với các tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Cách tính lương hưu sĩ quan quân đội”. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến dịch vụ soạn thảo mẫu giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 20 Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng 2015 quy định về trường hợp thôi phục vụ tại ngũ như sau:
“Quân nhân chuyên nghiệp thôi phục vụ tại ngũ thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Hết hạn phục vụ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 17 của Luật này;
2. Trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 17 của Luật này, sau 06 năm kể từ ngày có quyết định chuyển thành quân nhân chuyên nghiệp, nếu có nguyện vọng thôi phục vụ tại ngũ và được cấp có thẩm quyền đồng ý;…”
Như vậy, quân nhân chuyên nghiệp được thôi phục vụ tại ngũ trước thời hạn sau 06 năm kể từ ngày có quyết định chuyển thành quân nhân chuyên nghiệp, nếu có nguyện vọng thôi phục vụ tại ngũ và được cấp có thẩm quyền đồng ý.
Tại Khoản 4 Điều 5 Thông tư 162/2017/TT-BQP quy định quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc một trong các trường hợp sau đây, không được hưởng chế độ trợ cấp hướng dẫn tại khoản 3 Điều này:
a) Không đủ điều kiện theo hướng dẫn tại khoản 1, khoản 2 Điều này;
b) Còn đủ điều kiện phục vụ Quân đội mà Quân đội còn nhu cầu bố trí, sử dụng nhưng xin nghỉ hưu trước tuổi;
c) Bị kỷ luật hình thức giáng chức, cách chức, hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm, tước danh hiệu quân nhân đối với quân nhân chuyên nghiệp; hạ bậc lương, buộc thôi việc đối với công nhân và viên chức quốc phòng;
d) Đi học tập, công tác, nghỉ phép ở nước ngoài quá thời hạn từ 30 ngày trở lên không được cấp có thẩm quyền cho phép.
Để được hưởng chế độ trợ cấp một lần do nghỉ hưu trước hạn tuổi quân nhân chuyên nghiệp phải đáp ứng hai điều kiện là thuộc diện dôi dư biên chế ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Quân đội có quyết định giải thể, sáp nhập, rút gọn, hạ cấp độ tổ chức, chuyển đổi mô hình hoạt động và điều kiện về độ tuổi.