Giá đất là một vấn đề mà hầu hết người sử dụng đất đều quan tâm. Mỗi vị trí đấy sẽ có giá đất khác nhau phụ thuộc vào yếu tố và điều kiện nhất định. Do đó, để biết một mảnh đất có giá trị bao nhiêu cần dựa vào vị trí của nó ở khu vực nào. Có thể nhiều người hiện nay chưa biết cách tinhd giá đất theo vị trí ra sao. Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc tính giá đất theo vị trí. Hãy tham khảo Hướng dẫn cách tính giá đất theo vị trí chuẩn quy định năm 2023 dưới đây của Luật sư X để nắm rõ hơn về vấn đề này nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật Đất đai 2013
Giá đất theo từng vị trí thửa đất sử dụng để làm gì?
Giá đất theo từng vị trí thửa đất là một căn cứ quan trọng để tính tiền sử dụng đất, thuế đất, tiền xử phạt, tièn bồi thường theo quy định. Do đó, người sử dụng đất cần nắm được vai trò của giá đất theo từng vị trí thửa đất để bảo đảm quyền lợi của bản thân. Căn cứ vào khoản 2 Điều 114 Luật Đất đai 2013 quy định về giá đất theo từng vị trí thửa đất trong Bảng giá đất được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp sau đây:
– Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân;
– Tính thuế sử dụng đất (thuế sử dụng đất phi nông nghiệp, thuế sử dụng đất nông nghiệp nộp định kỳ hàng năm).
– Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai như lệ phí trước bạ, phí thẩm định hồ sơ khi đăng ký sang tên.
– Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai khi người sử dụng đất có hành vi vi phạm hành chính.
– Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;
– Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.
Thẩm quyền xác định giá đất là của cơ quan nào?
Theo quy định, giá đất bao gồm giá đất cụ thể và giá đất theo bảng giá đất. Việc xác định giá đất phải tuân thủ theo quy định pháp luật đất đai.
Căn cứ Điều 18 Luật Đất đai 2013 quy định về nội dung này như sau:
“Điều 18. Nhà nước quyết định giá đất
1. Nhà nước quy định nguyên tắc, phương pháp định giá đất.
2. Nhà nước ban hành khung giá đất, bảng giá đất và quyết định giá đất cụ thể.”
Theo đó, dựa trên nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Nhà nước là đại diện chủ sở hữu nên cũng chỉ có Nhà nước mới được quyền quyết định cụ thể về giá đất.
Một số đặc điểm khi Nhà nước quyết định giá đất như sau:
– Bảng giá đất được UBND cấp tỉnh ban hành sau khi đã được Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua. Và việc xây dựng, ban hành bảng giá đất sau khi thực hiện theo trình tự điều tra, phân tích, đánh giá tổng hợp, lấy ý kiến chuyên môn…của các đơn vị chuyên môn như Sở Tài nguyên & Môi trường, Sở Tài chính…theo trình tự quy định tại Nghị định 44/2014/NĐ-CP;
– Giá đất cụ thể được UBND cấp tỉnh nơi có đất quyết định sau khi đã được thu thập, xác minh, thẩm định,…bởi các cơ quan chuyên môn (Sở Tài chính, Sở Tài nguyên & Môi trường…) theo trình tự quy định tại Nghị định 44/2014/NĐ-CP.
Xác định vị trí đất trong xây dựng bảng giá đất như thế nào?
Xác định vị trí đất trong xây dựng bảng giá đất đã được pháp luật quy định tại Điều 15 Thông tư 36/2014/TT-BTNMT quy định chi tiết phương pháp định giá đất; xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất; định giá đất cụ thể và tư vấn xác định giá đất do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường ban hành như sau.
“1. Đối với đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa nước và đất trồng cây hàng năm khác; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối thì việc xác định vị trí đất theo từng đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện căn cứ vào năng suất cây trồng, điều kiện kết cấu hạ tầng, các lợi thế cho sản xuất, kinh doanh khác (đối với đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm); căn cứ vào điều kiện kết cấu hạ tầng, các lợi thế cho sản xuất, kinh doanh khác, khoảng cách từ nơi cư trú của cộng đồng người sử dụng đất đến nơi sản xuất, khoảng cách từ nơi sản xuất đến thị trường tiêu thụ tập trung sản phẩm (đối với đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối) và thực hiện theo quy định sau:
a) Vị trí 1: là vị trí mà tại đó các thửa đất có các yếu tố và điều kiện thuận lợi nhất;
b) Các vị trí tiếp theo: là vị trí mà tại đó các thửa đất có các yếu tố và điều kiện kém thuận lợi hơn so với vị trí liền kề trước đó.
2. Đối với đất ở tại nông thôn; đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại nông thôn thì việc xác định vị trí đất theo từng đường, đoạn đường hoặc khu vực căn cứ vào điều kiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các lợi thế cho sản xuất, kinh doanh trong khu vực; khoảng cách đến trung tâm chính trị, kinh tế, thương mại trong khu vực và thực hiện theo quy định sau:
– Vị trí 1: là vị trí mà tại đó các thửa đất có các yếu tố và điều kiện thuận lợi nhất;
– Các vị trí tiếp theo: là vị trí mà tại đó các thửa đất có các yếu tố và điều kiện kém thuận lợi hơn so với vị trí liền kề trước đó.
3. Đối với đất ở tại đô thị; đất thương mại, dịch vụ tại đô thị; đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ tại đô thị thì việc xác định vị trí đất theo từng đường, phố; đoạn đường, đoạn phố căn cứ vào điều kiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, các lợi thế cho sản xuất, kinh doanh trong khu vực; khoảng cách đến trung tâm chính trị, kinh tế, thương mại trong khu vực và thực hiện theo quy định sau:
a) Vị trí 1: là vị trí mà tại đó các thửa đất có các yếu tố và điều kiện thuận lợi nhất;
b) Các vị trí tiếp theo: là vị trí mà tại đó các thửa đất có các yếu tố và điều kiện kém thuận lợi hơn so với vị trí liền kề trước đó.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này, giá đất thị trường và tình hình thực tế tại địa phương quy định tiêu chí cụ thể để xác định vị trí đối với từng loại đất; số lượng vị trí đất và mức giá của từng vị trí đất phù hợp với khung giá đất.“
Như vậy, việc xác định vị trí 1, vị trí 2, vị trí 3, … sẽ thể hiện các yếu tố và điều kiện thuận lợi của vị trí thửa đất.
Trong đó, vị trí 1 là vị trí mà tại đó các thửa đất có những yếu tố và điều kiện thuận lợi nhất; các vị trí tiếp theo là vị trí mà tại đó các thửa đất có các yếu tố và điều kiện kém thuận lợi hơn so với vị trí liền kề trước đó.
UBND cấp tỉnh sẽ căn cứ quy định trên, giá đất thị trường và tình hình thực tế tại địa phương để quy định tiêu chí cụ thể để xác định vị trí đối với từng loại đất; số lượng vị trí đất và mức giá của từng vị trí đất phù hợp với khung giá đất.
Hướng dẫn cách tính giá đất theo vị trí
Bước 1: Phải tìm quyết định hoặc Bảng giá đất hiện tại đang áp dụng.
Bước 2: Xác định địa chỉ của thửa đất cần xem và mục đích sử dụng của thửa đất đó.
Bước 3: Xem vị trí của thửa đất hoặc xem thửa đất đó thuộc khu vực nào (đồng bằng, trung du hay miền núi vì một số tỉnh, thành chia đất nông nghiệp thành 03 khu vực trên).
Bước 4: Sau khi thực hiện chính xác các bước nêu trên thì đối chiếu với Bảng giá đất để biết chính xác giá đất.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Hướng dẫn cách tính giá đất theo vị trí chuẩn 2023“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như mẫu đơn khởi kiện thuận tình ly hôn. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Việc định giá đất phải bảo đảm được các nguyên tắc sau đây:
– Theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá;
– Theo thời hạn sử dụng đất;
– Phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường của loại đất có cùng mục đích sử dụng đã chuyển nhượng, giá trúng đấu giá quyền sử dụng đất đối với những nơi có đấu giá quyền sử dụng đất hoặc thu nhập từ việc sử dụng đất;
– Cùng một thời điểm, các thửa đất liền kề nhau có cùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lợi, thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự như nhau thì có mức giá như nhau.
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 36/2014/TT-BTNMT (sửa đổi tại Điều 10 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT) quy định về trình tự xác định giá đất theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá như sau:
– Bước 1: Khảo sát, thu thập thông tin
– Bước 2: Xác định giá đất phổ biến trên thị trường của từng vị trí đất
– Bước 3: Xác định hệ số điều chỉnh giá đất
– Bước 4: Xác định giá đất của thửa đất cần định giá theo công thức:
Giá đất của thửa đất cần định giá = Giá đất trong bảng giá đất x Hệ số điều chỉnh giá đất