Nhà nước đã quy định chi tiết những chính sách về thuế, đây được coi như một nghĩa cụ cần phải thực hiện đối với những chủ thể thoả mãn những yêu cầu, điều kiện nhất định. Theo quy định hiện hành có nhiều loại thuế khác như nhau như thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp hay thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt… mỗi loại thuế đều có những đặc điểm riêng biệt nhưng yêu cầu đặt ra chung với tất cả các loại thuế là cần phải nộp đúng hạn, đúng quy định. Khi không thực hiện đúng yêu cầu thì người nộp thuế sẽ phải chịu những trách nhiệm pháp lý nhất định, chẳng hạn như nộp số tiền chậm nộp. Để thuận tiện hơn trong việc nộp phạt thuế, ngày nay đã có thể nộp phạt online hay qua cách ngân hàng, việc này giúp việc đóng thuế trở lên dễ dàng hơn bao giờ hết. Tại nội dung bài viết dưới đây, Luật sư X sẽ hướng dẫn cách nộp phạt thuế qua ngân hàng nhanh chóng, hi vọng bài viết mang lại nhiều điều hữu ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Quy định về tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thuế như thế nào?
* Về tiền thuế
Tiền thuế được đề cập đến ở đây chính là số tiền thuế mà người nộp thuế có nghĩa vụ thực hiện nộp cho nhà nước. Tiền thuế có thể do người nộp thuế khai thuế, quyết toán thuế hoặc có thể do cơ quan nhà nước tính toán, xác định trong thông báo về việc nộp thuế.
Tiền thuế này là nghĩa vụ bắt buộc đối với nhà nước mà người nộp thuế phải thực hiện đối với nhà nước.
* Về tiền chậm nộp
Cá nhân có nghĩa vụ nộp đúng, đủ thuế và đúng thời hạn theo quy định. Khi người nộp thuế nộp chậm tiền thuế thì bên cạnh việc phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế, người nộp thuế còn có nghĩa vụ nộp tiền chậm nộp. Hiện nay, tiền chậm nộp được quy định tại Điều 59 Luật Quản lý thuế.
Cụ thể thì tại khoản 1 Điều 59 quy định về bảy trường hợp phải thực hiện nộp tiền chậm nộp, đó chính là:
– Khi người nộp thuế không thực hiện nộp thuế trong thời hạn;
– Cá nhân nộp tiền thuế ít hơn số tiền thuế phải nộp (số tiền thuế phải nộp thay đổi do người nộp thuế bổ sung hồ sơ khai thuế hoặc do kiểm tra phát hiện số tiền thuế còn thiếu;
– Khi số tiền thuế đã hoàn lớn hơn số tiền thuế được hoàn;
– Nộp dần tiền thuế nợ
– Bị truy thu số tiền thuế thiếu nhưng không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế
– Tiền chậm nộp áp dụng đối với tổ chức được ủy nhiệm khi tổ chức này chậm chuyển tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt của người nộp thuế vào ngân sách nhà nước.
Đối với các trường hợp này, thì người nộp thuế phải thực hiện tiền chậm nộp thuế. Tiền chậm nộp được xác định thông qua việc lấy tỷ lệ 0,03%/ngày nhân với số tiền thuế chậm nộp. Mà việc xác định số ngày được tính liên tục bắt đầu từ ngày đầu tiên sau thời hạn nộp thuế, thời hạn gia hạn nộp, thời hạn ghi trong các văn bản như (thông bảo của cơ quan thuế; quyết định ấn định thuế, quyết định xử lý) của các cơ quan thuế. Thời hạn này sẽ kết thúc khi người nộp thuế thực hiện xong hết các nghĩa vụ nộp thuế chậm của mình, và các khoản nộp này được chuyển vào ngân sách nhà nước.
Từ quy định đó, có thể thấy rằng việc đặt ra quy định số tiền chậm nộp thuế chính mà một trong các phương thức mà cơ quan nhà nước sử dụng để quản lý nghiêm các trường hợp nộp chậm, mang tính răn đe đối với chính những người nộp chậm cũng như răn đe đối với những chủ thể có nghĩa vụ nộp thuế khác. Điều này là hoàn toàn hợp lý, khi việc nộp thuế chính là nghĩa vụ, nghĩa vụ này phải được thực hiện đủ và đúng thời hạn. Nhà nước đã có những quy định tạo điều kiện như việc gia hạn nộp thuế cho những người nộp thuế, mà những chủ thể này không thực hiện được thì cần phải có những biện pháp xử lý thỏa đáng.
Điều 59 Luật Quản lý thuế năm 2019 cũng quy định cụ thể về những trường hợp không tính tiền chậm nộp, chưa tính tiền chậm nộp; điều chỉnh số tiền chậm nộp và miễn tiền chậm nộp.
* Về tiền phạt thuế
Tiền phạt thuế được hiểu chính là hệ quả của việc áp dụng biện pháp phạt tiền trong xử lý vi phạm hành chính đối với những người nộp thuế vi phạm nghĩa vụ về thuế. Tiền phạt thuế được áp dụng đối với nhiều hành vi vi phạm khác nhau về thuế.
Cách nộp phạt thuế qua ngân hàng
Bước 1 : Đăng nhập vào hệ thống nộp thuế điện tử
Bạn cần truy cập vào trang : https://nopthue.gdt.gov.vn và thực hiện các thao tác đăng nhập vào tài khoản.
Bước 2 : Lập giấy nộp tiền
Bạn chọn LẬP GIẤY NỘP TIỀN. Bạn điền các thông tin ngân hàng vào ô. Những thông tin về cơ quan quản lý thu cũng như thông tin nơi phát sinh khoản thu thường thì khi bạn đăng ký nộp thuế qua mạng xong sẽ tự được hệ thống cấu hình mặc định cho đơn vị của bạn. Phần thông tin loại thuế bạn chọn vào ô “Thuế Nội Địa” hoặc “Thuế Trước Bạ”.
Bạn chọn trong “Mục” và nhấn chọn nút “Tra cứu”. Sau đó bạn lựa chọn loại thuế cần nộp. Sau khi bạn chọn xong “Mã NDKT” và “Mã chương” sẽ được tự động điền. Phần kỳ thuế các bạn điền vào ô theo cấu trúc Tháng/Năm (dd/yyyy). Phần ghi chú các bạn có thể điền vào nếu cần
Đối với số tiền nộp thuế: Bạn ghi số tiền mà mình muốn nộp vào. Lưu ý ở phần này chỉ được tổng cộng là 210 ký tự. Nếu bạn có nhiều khoản thuế phải nộp thì bạn cần chia nhỏ ra lập nhiều giấy nộp tiền. Sau khi đã làm xong bạn nhất vào nút “Hoàn Thành” để tạo giấy nộp tiền.
Bước 3: Nộp tiền thuế
Sau khi lập thành công Giấy nộp tiền bạn có các lựa chọn sau:
Sửa: Sửa lại giấy nộp tiền; Xóa: Xóa giấy nộp tiền; Trình ký: Trình lên cho người giữ Token ký; Ký và nộp: Ký điện tử và nộp tiền thuế; In GTN: In Giấy nộp tiền; Quay lại: Quay lại trước.
Sau khi đã được Ký và nộp thành công giấy nộp tiền. Bạn cần phải chờ đợi thông báo kết quả nộp thuế thành công từ phía tổng cục thuế và ngân hàng. Tổng quan thì việc nộp thuế điện tử rất là dễ dàng.
Vi phạm về thời hạn nộp thuế bị xử phạt như thế nào?
Hành vi vi phạm về thời hạn nộp thuế được quy định tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ- CP thì mức phạt được thể hiện như sau:
“1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 60 ngày.
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 ngày đến 90 ngày;
b) Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
c) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;
d) Không nộp các phụ lục theo quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết kèm theo hồ sơ quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế.”
Từ khoản 2 đến khoản 5 của điều này đã thể hiện rõ mức hình phạt đối với hành vi không thực hiện nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn. Mức phạt sẽ căn cứ trên tính chất, mức độ vi phạm, hậu quả của hành vi vi phạm mà chủ thể có thẩm quyền quyết định dựa trên các khung hình phạt được quy định. Qua quá trình kiểm tra, giám sát, các cơ quan thuế phát hiện và xử lý vi phạm hành chính thì người nộp thuế sẽ có nghĩa vụ nộp tiền phạt thuế. Tiền phạt thuế chính là hình thức răn đe mang tính hữu hiệu được áp dụng đối với những người vi phạm. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tiền phạt chỉ áp dụng đối với chủ thể bị xử phạt.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ quyết toán thuế tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Hướng dẫn cách nộp phạt thuế qua ngân hàng nhanh chóng năm 2023” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như dịch vụ xin cấp phép bay flycam, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp:
Tại Điều 57 Luật Quản lý thuế năm 2019 quy định về thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt thuế như sau:
“Điều 57. Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
1. Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được thực hiện theo thời hạn trước, sau và theo thứ tự quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Thứ tự thanh toán tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được quy định như sau:
a) Tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp quá hạn thuộc đối tượng áp dụng các biện pháp cưỡng chế;
b) Tiền nợ thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp quá hạn chưa thuộc đối tượng áp dụng các biện pháp cưỡng chế;
c) Tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp phát sinh.”
Như vậy, nguyên tắc thanh toán khi người nộp thuế thực hiện nộp tiền thuế chậm, đó chính là thực hiện theo thời hạn trước, sau; tức khoản nghĩa vụ nào có thời hạn hết trước sẽ được thanh toán trước, khi thanh toán xong nghĩa vụ đến hạn trước thì sẽ tiếp tục nghĩa vụ thuế phát sinh sau.
– Thuế giá trị gia tăng
– Thuế tiêu thụ đặc biệt
– Thuế Xuất nhập khẩu
– Thuế thu nhập doanh nghiệp
– Thuế thu nhập cá nhân
– Thuế tài nguyên
– Các loại thuế khác: như thuế môn bài, thuế trước bạ, thuế nhà đất,…
Thuế là công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô: Góp phần thực hiện chức năng kiểm kê, kiểm soát, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông đối với tất cả các thành phần kinh tế theo hướng phát triển của kế hoạch nhà nước, góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân.