Chào Luật sư, tôi muốn hỏi về vấn đề lập hợp tác xã. Hôm trước trong lúc đi họp lớp, một số bạn cũ rủ tôi lập hợp tác xã. Tuy nhiên vấn đề này tôi còn đang suy nghĩ. Tôi muốn hỏi nếu muốn lập hợp tác xã ở Hà Nội thì làm thế nào? Hợp tác xã vận tải ở Hà Nội hiện nay thế nào? Có vấn đề gì cần lưu ý khi lập hợp tác xã vận tải ở Hà Nội? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Nhắc đến hợp tác xã thì mọi người hay nghĩ đến những ngành nghề trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp, ngư nghiệp…mà ít ai nghĩ đến các ngành nghề khác. Hiện nay trong nền kinh tế thị trường sự xuất hiện những hợp tác xã của cơ quan, tổ chức, cá nhân tự nguyện thành lập, tham gia trong nhiều lĩnh vực đã xuất hiện ngày càng nhiều như may mặc, giày dép, giáo dục và đào tạo, thể thao văn hóa… Hợp tác xã vận tải ở Hà Nội hiện nay thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Hợp tác xã vận tải là gì?
Giống như hợp tác xã các ngành nghề khác, hợp tác xã vận tải là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động kinh doanh vận tải, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.
Điều kiện thành lập hợp tác xã vận tải
Trước tiên, để được thành lập một hợp tác xã cũng như một hợp tác xã vận tải thì việc đầu tiên là phải vận động cho mọi người tham gia hợp tác xã, tuyên truyền để có đủ ít nhất 7 thành viên hợp tác và tự nguyện, tham gia và thành lập hợp tác xã.
Đối với Hợp tác xã kinh doanh dịch vụ vận tải phải đảm bảo điều kiện chung theo quy định tại Nghị định 10/2020/NĐ-CP:
+ Các cá nhân, tổ chức, cơ quan phải thực hiện đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.
Pháp luật quy định về chất lượng và số lượng các phương tiện kinh doanh vận tải phải bảo đảm đầy đủ để phù hợp với hình thức kinh doanh của hợp tác xã vận tải, cụ thể như sau:
+ Phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã;
Hợp tác xã vận tải ở Hà Nội hiện nay thế nào?
Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã ở đâu?
Thẩm quyền: Ủy ban nhân dân quận/ huyện nơi đặt trụ sở Hợp tác xã
Hồ sơ:
a) Giấy đề nghị đăng ký thành lập hợp tác xã theo mẫu quy định tại Phụ lục I-1 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT để hướng dẫn một số nội dung về hoạt động hợp tác xã.
b) Điều lệ của hợp tác xã được xây dựng theo Điều 21 Luật Hợp tác xã Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT;
c) Phương án sản xuất kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I-2 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT;
d) Danh sách thành viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-3 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT;
đ) Danh sách hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên theo mẫu quy định tại Phụ lục I-4 Thông tư 03/2014/TT-BKHĐT;
e) Nghị quyết của hội nghị thành lập về những nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 20 Luật Hợp tác xã năm 2014 đã được biểu quyết thông qua.
Thời gian thực hiện: 05 ngày làm việc, kể từ ngày hồ sơ hợp lệ
Xin cấp Giấy phép kinh doanh vận tải
Thẩm quyền: Sở giao thông vận tải nơi Công ty đặt trụ sở
Hồ sơ:
Theo Điều 18 Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định: Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bao gồm:
1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải bao gồm:
a) Giấy đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Nghị định này;
b) Bản sao văn bằng; chứng chỉ của người trực tiếp điều hành hoạt động vận tải;
c) Bản sao hoặc bản chính Quyết định thành lập và quy định chức năng; nhiệm vụ của bộ phận quản lý; theo dõi các điều kiện về an toàn giao thông (áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, vận tải hành khách bằng xe buýt, vận tải hành khách bằng xe taxi, vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, vận tải hành khách sử dụng hợp đồng điện tử).
Thời gian thực hiện:
– Trường hợp hồ sơ cần sửa đổi; bổ sung; cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi đến đơn vị kinh doanh vận tải trong thời hạn 03 ngày làm việc; kể từ ngày nhận hồ sơ;
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc; kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định; cơ quan cấp Giấy phép kinh doanh thẩm định hồ sơ; cấp Giấy phép kinh doanh đồng thời phê duyệt Phương án kinh doanh kèm theo. Trường hợp không cấp Giấy phép kinh doanh thì cơ quan cấp Giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu đơn tố cáo xâm phạm chỗ ở được quy định ra sao?
- Xử phạt hành chính hành vi xâm phạm chỗ ở hiện nay ra sao?
- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác nghị định 167
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề Hợp tác xã vận tải ở Hà Nội hiện nay thế nào?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giải thể công ty tnhh 1 thành viên tạm dừng công ty; thủ tục xin giải thể công ty cổ phần, giấy phép bay flycam; mã số thuế cá nhân tra cứu, công ty tạm ngừng kinh doanh, đăng ký nhãn hiệu, trích lục hồ sơ đất…. của Luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Việc đăng kí hợp tác xã vận tải hiện nay rất phổ biến, có thể hợp tác xã vận tải hoạt động hết sức hiệu quả, góp phần vào sự phát triển của cộng đồng, việc hoạt động có tổ chức hiệu quả hơn so với với hoạt động cá nhân, được người sử dụng phương tiện biết đến nhiều hơn và có nguồn thu nhập ổn định.
Đơn vị kinh doanh vận tải phải đáp ứng các quy định chung về điều kiện kinh doanh vận tải.
Bước 1: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã tại Ủy ban nhân dân quận/ huyện nơi đặt trụ sở Hợp tác xã.
Bước 2: Xin giấy phép kinh doanh vận tải tại Sở giao thông vận tải nơi Công ty đặt trụ sở.
Bước 3: Xin cấp phù hiệu xe tải tại Sở Giao thông vận tải ngay nơi đơn vị hợp tác xã đặt trụ sở chính hoặc trụ sở chi nhánh.