Hợp pháp hóa lãnh sự giấy ủy quyền là một thủ tục quan trọng nhằm xác nhận thông tin chính xác từ người ủy quyền đến người nhận được sự ủy quyền nếu người nước ngoài hay Việt kiều. Bạn có đang tìm hiểu các thông tin về hợp pháp hóa lãnh sự giấy ủy quyền hay thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự? Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại bài viết dưới đây
Căn cứ pháp lý
Nghị định 23/2015/NĐ-CP
Hợp pháp hóa lãnh sự giấy ủy quyền
Giấy ủy quyền có cần hợp pháp hóa hay không là câu hỏi được nhiều người đặt ra? Giấy chứng thực cần thiết phải hợp pháp hóa bởi khi làm giấy ủy quyền, thông tin trên giấy được điền đầy đủ thông tin của người ủy quyền, có chữ ký xác nhận rõ ràng. Các thông tin đó được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng thực chính xác với người ủy quyền.
Trường hợp, giấy ủy quyền được lập tại nước ngoài, nơi người đó cư trú có đại sứ quán xác nhận giấy tờ, chứng thực chữ kỹ của người ủy quyền là chính xác thì giấy đó hoàn toàn hợp lệ, không cần hợp pháp hóa. Trường hợp giấy ủy quyền có nhiều trang giấy, các trang giấy đều phải được xác nhận đóng dấu giáp lai để minh chứng xác thực. Cho nên, khi đi xác nhận, công chứng giấy ủy quyền tại cơ quan đại sứ quán ở nước ngoài hay các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong nước cần xin đầy đủ các dấu giáp lai vào các trang giấy.
Mẫu giấy ủy quyền hợp pháp hóa lãnh sự
Để chứng nhận lãnh sự giấy ủy quyền, cần làm các công việc như sau:
Cách 1: Sao y công chứng bản chính và xin chứng nhận lãnh sự bản sao y công chứng này.
Cách 2: Đến phòng công chứng dịch và công chứng bản dịch rồi xin chứng nhận lãnh sự bản dịch này.
Theo đó, Công ty có thể tới các cơ quan có thẩm quyền nêu trên để chứng thực bản sao giấy ủy quyền từ bản chính, và chứng thực chữ ký người dịch trong các giấy tờ từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài.
Thủ tục chứng nhận, hợp pháp hóa lãnh sự Giấy ủy quyền: Nghị định số 111/2011/NĐ-CP ngày 5/12/2011 của Chính phủ về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự quy định “Chứng nhận lãnh sự” là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam (Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ Thành phố Hồ Chí Minh và cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài) chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của Việt Nam để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng ở nước ngoài.
Trình tự, thủ tục chứng nhận lãnh sự được quy định tại Điều 11 Nghị định 111/2011/NĐ-CP. Theo đó, sau khi “Giấy ủy quyền” đã chứng thực để làm bản sao hoặc bản dịch tại các cơ quan có thẩm quyền, Công ty có thể nộp hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự bao gồm: Giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự (có con dấu gốc, chữ ký gốc và chức danh) kèm theo 1 bản chụp giấy tờ, tài liệu này để lưu tại Bộ Ngoại giao (bản photo không cần công chứng) và 1 tờ khai trực tuyến trên website: http://www.lanhsuvietnam.gov.vn.
Hồ sơ được tiếp nhận tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao (Số 40 Trần Phú, quận Ba Đình, TP. Hà Nội) hoặc Sở Ngoại vụ Hồ Chí Minh (06 Alexandre de Rhodes, Quận 1, Hồ Chí Minh).
Thủ tục cần có để hợp pháp hóa giấy ủy quyền
Thủ tục hợp pháp hóa giấy ủy quyền tiến hành đơn giản, không phải trải qua quá nhiều khâu quan trọng, phức tạp, người ta thường sử dụng 2 cách sau:
Cách 1: Công chứng bản sao giấy ủy quyền và đến ban lãnh sự đại sứ quán để chứng thực giấy bản sao.
Cách 2: Nếu giấy ủy quyền xin tại nước ngoài, sử dụng ngôn ngữ nước ngoài đến phòng công chứng dịch để xin chứng nhận bản sao giấy ủy quyền.
Theo nghị định 23/2015/NĐ-CP được ban hành vào ngày 16/2/2015 về việc ban hành các cơ sở được chứng thực các giấy tờ bản sao, giấy ủy quyền, sang nhượng các quyền là các phòng tư pháp của ủy ban nhân dân xã, phường, huyện, quận,… Các loại giấy tờ quan trọng đều được đưa đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Trường hợp bạn định cư hoặc tạm cư trú ở nước ngoài thi hãy đến các cơ quan đại diện hợp pháp của Việt Nam tại nước ngoài để xác nhận, hợp pháp hóa các loại giấy tờ ủy quyền.
Các quy trình và thủ tục để thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự giấy ủy quyền cần được thực hiện chính xác theo nghị định 111/2011/NĐ-CP tại điều 11 của Chính Phủ. Sau khi công chứng xác nhận các giấy ủy quyền tại các cơ quan có thẩm quyền thì các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có chữ ký được chứng thực, hợp pháp hóa lãnh sự sẽ được lưu giữ tại Bộ Ngoại Giao bằng một bản photo mà không cần công chứng.
Chi phí để thực hiện thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự
Mức lệ phí hợp pháp hóa lãnh sự là 30.000 đồng/lần. Phí cấp bản sao giấy tờ, tài liệu là 5.000 đồng/lần.
Lưu ý:
- Chi phí hợp pháp hóa lãnh sự được thu bằng đồng Việt Nam (VNĐ),
- Chi phí này mới chỉ là chi phí từ phía cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. Nhưng để sử dụng giấy tờ; tài liệu đó ở Việt Nam/hoặc nước ngoài, thì bạn cần phải thêm chi phí Hợp pháp hóa lãnh sự tại cơ quan ngoại giao của nước đó. Phí này sẽ khác nhau tùy từng quốc gia.
- Các giấy tờ sau được miễn phí hợp pháp hóa lãnh sự: phục vụ trực tiếp cho các hoạt động của các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, cơ quan ngang Bộ; được miễn thu phí hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết, tham gia; hoặc thỏa thuận có quy định khác thì được thực hiện theo quy định đó; được miễn thu lệ phí hợp pháp hóa; của các tổ chức; cá nhân nước ngoài trên cơ sở quan hệ ngoại giao “có đi có lại” và các trường hợp đối ngoại khác theo quyết định cụ thể của Bộ Ngoại giao.
Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự của Luật sư X
Luật sư X là công ty chuyên nghiệp cung cấp các dịch vụ liên quan đến thủ tục, hành chính, giấy tờ nhân thân chuyên nghiệp. Trong quá trình trích lục hồ sơ gốc để phục vụ định cư, cư trú, kết hôn, khai sinh tại nước ngoài của người Việt, chúng tôi nhận được rất nhiều yêu cầu hỗ trợ hợp pháp hoá giấy tờ với số lượng hàng nghìn trường hợp.
Để thuận tiện hơn cho công việc quý khách hàng, Luật sư X sẽ thực hiện:
- Tư vấn pháp luật liên quan đến quy định mới trong hợp pháp hoá lãnh sự;
- Đại diện soạn thảo, chỉnh lý văn bản giấy tờ;
- Cam kết tính hợp lệ, hợp pháp và có giá trị sử dụng trong mọi trường hợp;
- Nhận uỷ quyền nộp hồ sơ, nhận kết quả và bàn giao tới quý khách.
Tại sao nên chọn dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự tại Luật sư X?
Dịch vụ chuyên nghiệp uy tín: Đội ngũ tư vấn và các chuyên viên tư vấn có kinh nghiệp thực hiện; đảm bảo chuyên môn để hỗ trợ quý khách hàng. Khi sử dụng dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự, khách hàng có thể yên tâm hoàn toàn về thủ tục pháp lý sau khi được thực hiện.
Đúng thời hạn: Chúng tôi đảm bảo dịch vụ luôn được thực hiện đúng thời hạn. Quyền và lợi ích của khách hàng luôn được đặt lên hàng đầu.
Chi phí: Chi phí dịch vụ của Luật sư X có tính cạnh tranh cao; tùy từng quốc gia cụ thể mà sẽ có mức chi phí khác nhau. Với mong muốn khách có thể trải nghiệm dịch vụ một cách tốt nhất. Chi phí đảm bảo phù hợp, tiết kiệm nhất đối với khách hàng.
Bảo mật thông tin hách hàng: Mọi thông tin cá nhân của khách hàng Luật Sư X sẽ bảo mật 100%.
Luật sư X giải đáp thắc mắc về Thủ tục Hợp pháp hóa lãnh sự
Mời bạn xem thêm bài viết
- Hợp pháp hóa lãnh sự là gì?
- Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự trọn gói tại Thái Bình
- Dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự trọn gói tại Bắc Kạn
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề: “Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự giấy ủy quyền”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X. Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Tờ khai chứng nhận/hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu số LS/HPH-2012/TK;
Giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự (bản chính);
Bản chụp giấy tờ, tài liệu đề nghị được chứng nhận lãnh sự;
Xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu) đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp; hoặc 01 bản chụp giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu) đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện. Giấy tờ này không cần phải chứng thực;
Bản dịch giấy tờ cần hợp pháp hóa lãnh sự (trường hợp giấy tờ không phải tiếng Anh).
– Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự; hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
– Giấy tờ, tài liệu được chuyển giao trực tiếp; hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.
– Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự; hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Giấy tờ, tài liệu mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam; hoặc của nước ngoài không yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước ngoài.