Hiện nay, các giao dịch mua bán nhà ngày càng phổ biến, có xu hướng gia tăng. Tuy nhiên, vì lý do khác nhau, người có nhu mua hoặc bán nhà không trực tiếp thực hiện các thủ tục chuyển nhượng. Mà họ ủy quyền cho người khác, thay họ thực hiện các thủ tục pháp lý. Vậy hợp đồng ủy quyền mua bán nhà có phải công chứng không? Trong nội dung bài viết này, Luật sư X sẽ chia sẻ với bạn đọc quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cở sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Quy định chung về hợp đồng ủy quyền mua bán nhà
Hợp đồng uỷ quyền mua bán nhà là gì?
Căn cứ Điều 562 bộ luật dân sự 2015 quy định hợp đồng ủy quyền như sau:
Hợp đồng ủy quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Như vậy, khi người chủ sở hữu nhà ở không tự mình thực hiện thủ tục chuyển nhượng thì có quyền ủy quyền cho người khác, thay mặt mình thực hiện. Tuy nhiên, khi lập hợp đồng ủy quyền, cần đảm bảo có sự thỏa thuận thống nhất ý chí giữa các bên. Trong hợp đồng, đòi hỏi phải có sự tham gia ký kết của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Khi đó, hợp đồng có giá trị bắt buộc phải thực hiện các công việc đã nêu trong hợp đồng; đồng thời bên nhận ủy quyền có thể được nhận thù lao theo thỏa thuận.
Nội dung hợp đồng ủy quyền mua bán nhà do các bên tự thỏa thuận; nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
Thời hạn hợp đồng ủy quyền mua bán nhà là bao lâu?
Căn cứ Điều 563 Bộ luật dân sự 2015; quy định thời hạn ủy quyền do bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền thỏa thuận. Thông thường, các bên thỏa thuận hợp đồng hết hiệu lực khi thực hiện xong thủ tục mua bán nhà.
Trường hợp không có thỏa thuận, thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Hợp đồng ủy quyền mua, bán nhà có phải công chứng không?
Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Công chứng 2014, không có quy định bắt buộc hợp đồng ủy quyền mua bán nhà phải thực hiện thủ tục công chứng.
Ngoài ra, Điều 55 Luật công chứng 2014 quy định về công chứng hợp đồng ủy quyền như sau:
Điều 55. Công chứng hợp đồng ủy quyền
1. Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.
Như vậy, khi thực hiện công chứng hợp đồng ủy quyền; công chứng viên sẽ giải thích rõ quyền và nghĩ vụ cho các bên; và hậu quả pháp lý của hợp đồng. Điều này giúp bên nhận ủy quyền và bên ủy quyền hiểu rõ hơn quyền và nghĩa vụ của mình. Đồng thời đảm bảo việc thực hiện hợp đồng chuẩn xác hơn.
Mặc dù pháp luật không bắt buộc các bên phải công chứng hợp đồng ủy quyền. Nhưng việc mua bán nhà thường dễ xảy ra tranh chấp. Và để đảm bảo giá trị pháp lý. Cũng như hiểu hơn quyền nghĩa vụ trong hợp đồng, nhằm hạn chế các rủi ro có thể xảy ra; các bên nên thực hiện công chứng hợp đồng ủy quyền.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Thủ tục công chứng hợp đồng mua bán nhà đất mới nhất
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 564 Bộ luật dân sự 2015, quy định bên được ủy quyền được ủy quyền lại cho người khác. Trong trường hợp sau đây: Có sự đồng ý của bên ủy quyền; Do sự kiện bất khả kháng nếu không áp dụng ủy quyền lại thì mục đích xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vì lợi ích của người ủy quyền không thể thực hiện được.
Ngoài ra, việc ủy quyền lại không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu. Và hình thức hợp đồng ủy quyền lại phải phù hợp với hình thức ủy quyền ban đầu.
Do hợp đồng ủy quyền mua bán đất không thuộc trường hợp quy định tại Điều 42 Luật công chứng 2014. Nên người có nhu cầu công chứng có thể thực hiện công chứng tại bất kì tổ chức hành nghề công chứng nào; kể cả tổ chức ở địa phận tỉnh, thành phố nơi không có miếng đất hoặc khác nơi họ cư trú.
Căn cứ khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013 quy định: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật.