Đất rừng chiếm phần đa diện tích đất ở Việt Nam, dù diện tích đất rừng ngày một bị thu hẹp do tác động của con người tuy nhiên may mắn với diện tích lớn có sẵn Việt Nam chúng ta vẫn còn diện tích đất rừng khá lớn và có sự điều chỉnh, quy định nghiêm ngặt từ nhà nước về sử dụng đất rừng khiến cho đất rừng không chỉ được bảo về mà còn có thể được sử dụng một cách hợp lý và hiệu quả trong cả phát triển cho nên kinh tế Việt Nam. Và để làm được việc này, chắc chắn nhà nước không thể một mình quản hết được diện tích to lớn rừng đấy mà đất rừng đặc biệt là đất rừng sản xuất được giao, cho thuê và có những chính sách hỗ trợ để người dân có đất rừng có thể sản xuất, phát triển kinh tế trên nền đất rừng đó. Vậy hợp đồng thuê đất trồng rừng được quy định như thế nào?
Luật sư X sẽ mang đến những thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này trong bài viết sau.
Căn cứ pháp lý
Luật đất đai 2013 chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2014
Mục đích sử dụng các loại rừng
Rừng sản xuất: được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản, đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái.
Rừng phòng hộ: được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.
Rừng đặc dụng: được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng quốc gia, nguồn gen thực vật, động vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, di lịch.
Đất trông rừng thuộc loại đất rừng sản xuất
Quy định về việc sử dụng rừng sản xuất
Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên
Theo khoản 1 Điều 58 Luật Lâm nghiệp 2017, điều kiện khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên được quy định như sau:
- Chủ rừng là tổ chức phải có phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư khai thác gỗ có đề nghị và được Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận.
Trong đó, Việc khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên thực hiện theo quy định Luật Lâm nghiệp 2017 và Quy chế quản lý rừng.
Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng
Việc khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng được thực hiện theo quy định tại Điều 59 Luật Lâm nghiệp 2017, cụ thể như sau:
- Chủ rừng quyết định khai thác rừng trồng thuộc sở hữu của mình.
- Trường hợp rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, chủ rừng phải lập hồ sơ khai thác lâm sản trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn quyết định.
- Việc khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng thực hiện theo quy định Luật Lâm nghiệp 2017 và Quy chế quản lý rừng.
Các hoạt động khác trong rừng sản xuất
Đối với các hoạt động khai thác khác như sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp, nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng sản xuất, thì cá nhân, tổ chức được phép thực hiện như sau:
- Được trồng xen cây nông nghiệp, cây lâm sản ngoài gỗ; chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng, không làm suy giảm chất lượng rừng.
- Được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp, không làm thoái hóa, ô nhiễm đất; không chuyển mục đích sử dụng đất rừng.
- Được kết hợp kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập.
- Được tự tổ chức, hợp tác, liên doanh, liên kết hoặc cho tổ chức, cá nhân thuê rừng, thuê môi trường rừng phù hợp với quyền của chủ rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
- Được xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
Hợp đồng thuê đất trồng rừng là gì?
Hiện nay, nhà nước đã chủ trương giao đất, cho thuê đất, thuê rừng cho các doanh nghiệp. Điều này có ý nghĩa lớn đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đất trồng cũng như thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện cho người dân địa phương có công ăn việc làm, nâng cao đời sống.
Hợp đồng thuê đất, thuê rừng là sự thỏa thuận giữa bên thuê và bên cho thuê (nhà nước) về việc cho thuê đất, thuê rừng nhằm bảo vệ và phát triển rừng, thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp – nông nghiệp, du lịch,…phát triển
Thuê đất trồng rừng theo quy định pháp luật
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 135 Luật Đất đai 2013 thì Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định sau đây:
– Giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo hạn mức quy định là không quá 30 hecta để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp. Đối với diện tích đất rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất;
– Cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng;
– Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất trong các trường hợp trên thì được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm.
Mẫu hợp đồng thuê đất trồng rừng năm 2023
Thủ tục thuê đất trồng rừng
Trình tự thực hiện
- Nhận và kiểm tra nội dung Đơn xin giao đất, thuê đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân.
- Kiểm tra nội dung đơn, vào sổ tiếp nhận hồ sơ.
- Thẩm tra, ghi ý kiến xác nhận vào đơn về nhu cầu sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đối với trường hợp đủ điều kiện (ưu tiên theo thứ tự: Hộ gia đình, cá nhân không có đất sản xuất, thiếu đất sản xuất nông nghiệp so với mức bình quân đất nông nghiệp tại xã).
- Gửi hồ sơ đủ điều kiện được giao đất, thuê đất đến phòng Tài nguyên và Môi trường.
- Phối hợp với Văn phòng ĐK QSD đất cấp huyện giao đất thực địa cho người sử dụng đất. Trao giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân (sau khi nhận giấy chứng nhận do cấp huyện chuyển đến).
Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Thành phần, số lượng hồ sơ
- Đơn xin giao đất nông nghiệp (có mẫu đơn số 01a/ĐĐ kèm theo) của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sinh sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp (đối với trường hợp xin giao đất).
- Đơn xin thuê đất nông nghiệp (có mẫu đơn số 01b/ĐĐ kèm theo) của hộ gia đình, cá nhân (đối với trường hợp xin thuê đất).
- Phương án hoặc Dự án nuôi trồng thủy sản đã được cơ quan thủy sản cấp huyện thẩm định, Bản cam kết bảo vệ môi trường, hoặc Báo cáo đánh giá tác động theo quy định của pháp luật về môi trường (đối với trường hợp đề nghị giao đất, thuê đất để nuôi trông thủy sản).
Thời hạn giải quyết: Không quá 07 ngày làm việc.
Đối tượng thực hiện: Hộ gia đình, cá nhân.
Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân cấp xã.
Kết quả thực hiện
- Hồ sơ của hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện được giao đất, thuê đất, gồm:
- Đơn xin giao đất (mẫu số 01a/ĐĐ kèm theo) đối với trường hợp xin giao đất.
- Đơn xin thuê đất nông nghiệp (mẫu số 01b/ĐĐ kèm theo) đối với trường hợp xin thuê đất.
- Phương án hoặc Dự án nuôi trồng thủy sản đã được cơ quan thủy sản cấp huyện thẩm định, Bản cam kết bảo vệ môi trường, hoặc Báo cáo đánh giá tác động theo quy định của pháp luật về môi trường (đối với trường hợp đề nghị giao đất, thuê đất để nuôi trông thủy sản).
- Tờ trình của Uỷ ban nhân dân cấp xã gửi Uỷ ban nhân dân cấp huyện, phòng Tài nguyên và Môi trường.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Có được bán đất trồng rừng sản xuất hay không năm 2022
- Đất trồng rừng đặc dụng được chuyển đổi từ đất trồng lúa có thời hạn sử dụng là bao lâu?
- Đất rừng sản xuất được trồng cây gì theo quy định?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hợp đồng thuê đất trồng rừng” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Dịch vụ luật sư Bắc Giang. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của nhà nước, để chuyển mục đích sử dụng đất (cụ thể là xây nhà) thì bạn phải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Cụ thể như sau:
Thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất sang đất ở:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ bao gồm: Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường. Trong trường hợp không đầy đủ giấy tờ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ yêu cầu bổ sung, hoàn chỉnh theo đúng quy định.
Bước 3: Sau khi nhận hồ sơ phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ tiến hành xác nhận thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất. Nếu trong trường hợp được phép chuyển thì sẽ tiến hành chuyển mục đích sử dụng đất và yêu cầu đóng phí. Thời gian thực hiện từ 15 ngày. Nếu là khu vực miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa khoảng 25 ngày.
Căn cứ Điều 16 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:
“3. Nhà nước giao rừng sản xuất không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng sau đây:
a) Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có diện tích rừng; đơn vị vũ trang;
b) Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ đối với diện tích rừng sản xuất xen kẽ trong diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được giao cho ban quản lý rừng đó.”
Theo đó, nhà nước giao rừng sản xuất không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng nêu trên.