Chào Luật sư, hiện nay tôi đã hơn 60 tuổi. Tôi có sống cùng với cháu nội, nuôi nấng cháu từ khi còn bé đến khi trưởng thành. Bây giờ tôi muốn tặng lại cho cháu tôi căn nhà, phần là vì thương mến, phần là muốn cháu tôi sau này là người trông nom nhà cửa, thờ cúng trong nhà khi sau này tôi mất. Cháu tôi cũng rất chăm chỉ, hiền lành và hiếu thảo nên tôi cũng thấy an tâm. Tôi cũng đã lớn tuổi nên không biết rằng hiện nay làm thủ tục tặng cho đất đai thì liệu có rắc rối không? Tôi có thể nhờ Luật sư làm, rà soát hợp đồng tặng cho được không? Hợp đồng tặng cho có cần công chứng không? Hợp đồng tặng cho những loại tài sản nào thì cần phải soạn thảo hợp đồng và công chứng? Mong Luật sư giải đáp thắc mắc trên giúp tôi. Tôi xin cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của Luật sư X. Hiện nay vấn đề hợp đồng tặng cho có cần công chứng không được nhiều người quan tâm. Chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:
Khái niệm hợp đồng tặng cho tài sản
Hợp đồng tặng cho tài sản là một loại hợp đồng khá phổ biến bên cạnh các loại hợp đồng khác. Hiện nay có nhiều loại hợp đồng khác nhau, do đó mỗi loại sẽ có những chủ thể và đối tượng hợp đồng không giống nhau. Ở phạm vi bài viết này, chúng tôi xin được tư vấn về khái niệm hợp đồng tặng cho tài sản như sau:
Trong các hợp đồng thông dụng, tặng cho tài sản là một hợp đồng có những đặc điểm riêng biệt… Tặng cho tài sản làm phát sinh quan hệ hợp đồng khi bên được tặng, cho nhận tài sản. Hợp đồng tặng cho là hợp đồng thực tế, sau khi các bên đã thoả thuận về việc tặng cho mà chưa chuyển giao tài sản, không làm phát sinh quyền của các bên. Vì vậy, hợp đồng được coi là kí kết khi các bên chuyển giao tài sản. Thời điểm chuyển tài sản cũng đồng thời là thời điểm chấm dứt hợp đồng (đối với động sản). Điều 457 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
Điều 457. Hợp đồng tặng cho tài sản
Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.
Đối tượng và hình thức của hợp đồng tặng cho
Hiện nay tài sản gồm: vật, tiền và giấy tờ có giá. Vậy hợp đồng tặng cho tài sản có bao gồm tất cả tài sản theo quy định của bộ luật dân sự không? Bên cạnh đó thì khi tặng cho tài sản, chúng ta cần đáp ứng điều kiện về hình thức như thế nào? Đối tượng và hình thức của hợp đồng tặng cho hiện nay được hiểu như sau:
Đối tượng của hợp đồng tặng cho có thể là động sản (Điều 458 Bộ luật dân sự năm 2015), cũng có thể là bất động sản (Điều 459 Bộ luật dân sự năm 2015). Hình thức của hợp đồng tặng cho phụ thuộc vào đối tượng của nó. Nêu đối tượng của hợp đồng tặng cho là động sản thì hợp đồng tặng cho có thể bằng miệng, văn bản. Nếu đối tượng của hợp đồng là tài sản phải đăng kí quyền sở hữu hoặc là bất động sản thì hình thức của hợp đồng tặng cho phải là văn bản có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 457. Hợp đồng tặng cho tài sản
Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.
Điều 458. Tặng cho động sản
1. Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
Đôi tượng của hợp đồng tặng cho có thể là quyền tài sản (quyền yêu cầu người khác). Trường hợp này được điều chỉnh bởi các quy định về chuyển quyền yêu cầu. Sau khi tặng cho, người được tặng cho trở thành người có quyền đối với bên có nghĩa vụ.
Đối tượng tặng cho là quyền sử dụng đẩt. Khi tặng cho quyền sử dụng đất phải tuân theo các quy định của Luật đất đai (rất hạn chế tặng cho – xem nội dung về hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất trong mục N Chương này).
Hợp đồng tặng cho có cần công chứng không?
Hợp đồng tặng cho tài sản hiện nay là một dạng hợp đồng khá phổ biến. Hiện nay có rất nhiều hợp đồng cần được công chứng như hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê đất, hợp đồng hợp tác… Vậy đối với hợp đồng tặng cho thì chúng ta có cần phải đi công chứng không? Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực. Do đó, công chứng hợp đồng tặng cho nhà, đất không phải thủ tục bắt buộc mà cá nhân, tổ chức tặng cho nhà, đất có thể lựa chọn chứng thực hợp đồng này.
Như vậy, không bắt buộc phải công chứng hợp đồng tặng cho. Các bên giao kết hợp đồng tặng cho có thể chọn chứng thực hợp đồng tặng cho tại Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Việc lựa chọn công chứng hay chứng thực sẽ do các bên thoả thuận. Tuy nhiên, bắt buộc hợp đồng tặng cho nhà, đất phải được lập thành văn bản và có thể chọn công chứng hoặc chứng thực.
Hồ sơ công chứng hợp đồng tặng cho tài sản gồm những gì?
Hồ sơ công chứng hợp đồng tặng cho tài sản bao gồm những loại giấy tờ khác nhau theo quy định. Những loại giấy tờ này sẽ bao gồm các loại giấy tờ tùy thân cũng như hợp đồng tặng cho. Hồ sơ này cần đảm bảo có đầy đủ các thông tin về người tặng cho, người được tặng cho và thông tin liên quan đến tài sản tặng cho. Cụ thể hồ sơ này gồm có:
Để tặng cho nhà, đất, các bên tặng cho và bên nhận tặng cho phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ sau đây để thực hiện công chứng loại hợp đồng này:
– Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu của tổ chức hành nghề công chứng. Theo đó, trong nội dung của mẫu phiếu này, các bên phải nêu rõ yêu cầu công chứng hợp đồng tặng cho, việc công chứng được thực hiện tại trụ sở hay ngoài trụ sở, thông tin cơ bản của các bên và giấy tờ nộp kèm theo.
– Dự thảo hợp đồng tặng cho nhà, đất (nếu các bên đã thoả thuận hoàn tất các nội dung và lập dự thảo theo thoả thuận).
– Bản sao giấy tờ tùy thân:
- Một trong các loại giấy tờ: Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, Hộ chiếu của bên tặng cho và bên nhận tặng cho.
- Giấy tờ xác định quan hệ hôn nhân của hai bên: Đăng ký kết hôn, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, bản án/quyết định ly hôn của Toà án đã có hiệu lực pháp luật… để xác định quyền sở hữu nhà, đất của bên tặng cho cũng như xác định quyền sở hữu của nhà, đất được nhận của bên nhận tặng cho.
– Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở hoặc tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là sổ đỏ hoặc sổ hồng).
– Một số loại giấy tờ khác về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở:
- Bản vẽ hiện trạng (đối với những trường hợp nhà đã xây dựng lại hoặc hoạ đồ nhà chưa được thể hiện trên giấy chủ quyền) hoặc với những trường hợp tặng cho tách thửa.
- Giấy tờ chứng minh nguồn gốc tài sản riêng: Di chúc, văn bản khai nhận, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, Hợp đồng tặng cho, Văn bản cam kết về tài sản, Văn bản thỏa thuận chia tài sản chung…
Công chứng hợp đồng tặng cho nhà đất thực hiện ở đâu?
Để có thể công chứng hợp đồng tặng cho nhà đất, chúng ta thông thường sẽ đến văn phòng công chứng vì nó nhanh chóng và dịch vụ tốt hơn. Ngoài ra vẫn còn một số nơi công chứng hợp đồng tặng cho nhà đất mà nhiều người chưa biết đến. Những nơi có thể công chứng hợp đồng tặng cho nhà đất hiện nay được quy định như sau:
Căn cứ Luật Công chứng năm 2015 đang có hiệu lực, công chứng hợp đồng tặng cho nhà, đất sẽ được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng gồm: Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.
Người yêu cầu công chứng hợp đồng tặng cho nhà, đất có thể lựa chọn công chứng tại một trong hai cơ quan, tổ chức nêu trên.
Bước 1: Người có yêu cầu công chứng nộp hồ sơ yêu cầu công chứng hợp đồng tặng cho tài sản tại các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh nơi có đất.
Bước 2: Công chứng viên trực tiếp tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ của người yêu cầu công chứng.
– Nếu người yêu cầu công chứng đã tự soạn thảo Hợp đồng thì nộp văn bản đó cho Công chứng viên. Công chứng viên sẽ kiểm tra tính chính xác và hợp pháp của văn bản.
Nếu văn bản đạt yêu cầu thì Công chứng viên sẽ hướng dẫn các bên ký. Trường hợp văn bản không đạt yêu cầu, công chứng viên sẽ bổ sung, sửa đổi. Khi đạt yêu cầu, công chứng viên sẽ hẹn thời gian ký văn bản.
– Trường hợp người yêu cầu công chứng chưa soạn thảo văn bản, Công chứng viên soạn thảo văn bản và hẹn thời gian ký.
Bước 3: Công chứng viên giải thích quyền, nghĩa vụ và hậu quả pháp lý của các bên tham gia giao kết hợp đồng tặng cho.
Bước 4: Nếu người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong hợp đồng, Công chứng viên kiểm tra năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng và hướng dẫn các bên tham gia Hợp đồng ký, điểm chỉ vào các bản Hợp đồng trước mặt Công chứng viên.
Bước 5: Công chứng viên chuyển Chuyên viên pháp lý soạn thảo lời chứng và Công chứng viên thực hiện ký nhận vào Hợp đồng và lời chứng.
Bước 6: Công chứng viên chuyển hồ sơ cho bộ phận văn thư đóng dấu, lấy số công chứng, thu phí, thù lao công chứng, chi phí khác theo quy định, trả hồ sơ và lưu trữ hồ sơ công chứng.
Thời hạn thực hiện việc công chứng hợp đồng tặng cho nhà, đất là 02 ngày làm việc kể từ ngày công chứng viên nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Nếu hợp đồng công chứng này có nội dung phức tạp, công chứng viên có thể thực hiện công chứng trong thời hạn tối đa là 10 ngày làm việc.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ công chứng tại nhà Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Hợp đồng tặng cho có cần công chứng không?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như giải quyết tranh chấp đất đai…. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Câu hỏi thường gặp
1Dưới 50 triệu đồng: 50.000 đồng
2 Từ 50 – 100 triệu đồng: 100.000 đồng
3 Từ trên 100 triệu đồng – 01 tỷ đồng: 0,1% giá trị tài sản
Đây là khoản chi phí được tính theo thoả thuận của các bên bao gồm tiền soạn thảo, tiền cung cấp biểu mẫu hợp đồng tặng cho, tiền in ấn hoặc chi phí ký hợp đồng ngoài trụ sở… nhưng không được vượt quá mức trần thù lao của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.
Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.