Bảo hiểm xã hội giúp bảo vệ quyền lợi của người lao động, khuyến khích họ tham gia đầy đủ vào các hoạt động lao động và sản xuất. đảm bảo rằng mọi người, đặc biệt là những người có thu nhập thấp hoặc lao động trong các ngành nghề nguy hiểm, đều có sự bảo vệ tài chính và an sinh. Các chế độ bảo hiểm xã hội như lương hưu và trợ cấp thất nghiệp tạo động lực cho người lao động làm việc lâu dài và đóng góp vào quỹ bảo hiểm. Nó không chỉ hỗ trợ tài chính cho các trường hợp rủi ro và khó khăn cá nhân mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của toàn xã hội. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Hợp đồng nào không phải đóng BHXH? Quý độc giả hãy cùng Luật sư X làm rõ qua nội dung sau đây nhé.
Hợp đồng nào không phải đóng BHXH?
Bảo hiểm xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi và an sinh cho người lao động, góp phần tạo ra một xã hội công bằng và ổn định hơn. Tại Việt Nam, có một số loại hợp đồng lao động hoặc quan hệ công việc mà người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội. Mặc dù một số loại hợp đồng hoặc hình thức làm việc không yêu cầu đóng bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật, việc đóng BHXH vẫn là một phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chỉ áp dụng đối với hợp đồng lao động sau đây:
– Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
– Hợp đồng lao động xác định thời hạn;
– Hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
Như vậy, những loại hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng sẽ không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Do đó, các loại hợp đồng sau đây sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội, bao gồm:
(1) Hợp đồng lao động dưới 01 tháng
Như đã nêu ở trên, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Do đó, đối với hợp đồng lao động dưới 01 tháng sẽ không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Căn cứ Điều 14 Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động dưới 01 tháng có thể ký dưới dạng văn bản hoặc dữ liệu điện tử, thậm chí còn có thể thỏa thuận miệng.
Tuy nhiên, loại hợp đồng này chỉ được ký tối đa 02 lần theo điểm c khoản 2 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019.
(2) Hợp đồng thử việc
Hợp đồng này được ký khi người lao động và người sử dụng lao động có thỏa thuận về việc làm thử. Theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc chỉ áp dụng đối với hợp đồng lao động. Trường hợp ký hợp đồng thử việc sẽ không cần đóng bảo hiểm xã hội.
(3) Hợp đồng cộng tác viên
Đây là các loại hợp đồng chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự hiện hành, được xác định là loại hợp đồng dịch vụ. Do đó, người lao động làm việc theo các loại hợp đồng này không phải đóng BHXH bắt buộc.
(4) Hợp đồng lao động không trọn thời gian
Theo khoản 3 Điều 32 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng quyền lợi như người làm trọn thời gian.
Tuy nhiên, theo khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
Do đó, trường hợp làm việc không trọn thời gian và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó.
Ngoài ra, có thể sẽ còn các loại hợp đồng khác không phải đóng bảo hiểm xã hội, tuy nhiên bài viết này chỉ đưa ra các loại hợp đồng đang được sử dụng phổ biến hiện nay.
Hợp đồng dịch vụ có phải đóng BHXH không?
Hợp đồng dịch vụ là loại hợp đồng mà một bên (người cung cấp dịch vụ) thực hiện các công việc, nhiệm vụ cụ thể cho bên khác (người thuê dịch vụ) theo yêu cầu và thỏa thuận trong hợp đồng. Người cung cấp dịch vụ thường là cá nhân hoặc tổ chức độc lập và không phải là nhân viên chính thức của bên thuê dịch vụ. Hợp đồng dịch vụ, trong nhiều trường hợp, không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Khi các bên ký kết hợp đồng dịch vụ thì không phát sinh quan hệ lao động và không phải là đối tượng đóng bảo hiểm xã hội. Vì vậy, hợp đồng dịch vụ không đóng BHXH (bảo hiểm xã hội).
Bởi căn cứ theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13, đối tượng áp dụng của Luật này gồm có:
– Người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, không xác định thời hạn, theo mùa vụ hoặc theo một công việc cụ thể từ đủ 03 – dưới 12 tháng (bao gồm cả hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động với người đại diện hợp pháp của người dưới 15 tuổi theo quy định).
– Người làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 01 – dưới 03 tháng.
– Cán bộ; công chức, viên chức; công nhân công an/quốc phòng; người làm công tác khác tại các tổ chức cơ yếu.
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp trong quân đội; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong công an; người làm công tác cơ yếu được hưởng lương như quan nhân.
– Hạ sĩ quan, chiến sĩ trong quân đội; hạ sĩ quan, chiến sĩ trong công an phục vụ có thời hạn cụ thể; học viên trong quân đội, công an và cơ yếu đang theo học và được hưởng sinh hoạt phí theo quy định.
– Người quản lý của doanh nghiệp, người điều hành của hợp tác xã được hưởng lương.
– Người làm việc tại nước ngoài có hợp đồng lao động theo quy định.
– Người hoạt động không chuyên trách tại địa phương xã/phường/thị trấn.
Như vậy, khi người lao động ký hợp đồng lao động hoặc hợp đồng có tính chất tiền lương thì sẽ thuộc một trong các đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội.
Trong khi đó, theo Điều 513 Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13, hợp đồng dịch vụ được quy định là sự thoả thuận giữa các bên, bên cung ứng dịch vụ thực hiện các công việc cho bên sử dụng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ trả phí dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
Như vậy, hợp đồng dịch vụ không có sự ràng buộc về thời gian, địa điểm làm việc cũng như tiền lương hay kỷ luật lao động như đối với hợp đồng lao động mà chỉ cung ứng các dịch vụ theo yêu cầu.
>> Xem thêm: Thủ tục chuyển nhượng cổ phần trong công ty cổ phần
Không đóng BHXH, người lao động có được thay thế quyền lợi khác?
Khi người lao động không tham gia bảo hiểm xã hội, điều này có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của họ. Tuy nhiên, các quyền lợi thay thế có thể được thỏa thuận giữa các bên (người lao động và người sử dụng lao động) hoặc theo các quy định pháp luật và chính sách công ty. Một số công ty có thể cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính khác như phụ cấp, thưởng, hoặc các khoản trợ cấp đặc biệt để bù đắp cho việc không tham gia bảo hiểm xã hội.
Theo khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì được doanh nghiệp trả thêm một khoản tiền tương ứng với mức đóng các loại bảo hiểm của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, quyền lợi này chỉ áp dụng với những người lao động ký hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên nhưng thuộc diện không phải đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 4 Điều 4 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, bao gồm:
(1) Người giúp việc gia đình.
(2) Người đang hưởng lương hưu hằng tháng.
(3) Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng sinh hoạt phí đối với cán bộ cấp xã tại Nghị định 09/1998/NĐ-CP.
(4) Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
(5) Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTg và Quyết định 613/QĐ-TTg năm 2010.
(6) Công an, bộ đội, người làm công tác cơ yếu đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg, Quyết định 38/2010/QĐ-TTg, Quyết định 53/2010/QĐ-TTg và Quyết định 62/2011/QĐ-TTg.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hợp đồng nào không phải đóng BHXH?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Đối với người lao động mà không thuộc diện bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Nếu người lao động không thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì có thể lựa chọn đóng theo diện bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Tại khoản 3 Điều 3, Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định rõ về bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình.
Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ như hưu trí và tử tuất.