Ngày nay, hoạt động đấu giá tài sản diễn ra rất phổ biến trong cuộc sống. Việc bán đấu giá tài sản giúp đem lại quyền lợi cho người có tài sản được thỏa mãn một cách tốt nhất, và người mua sẽ mua tài sản với giá cả phù hợp theo nguyện vọng và khả năng tài chính của bản thân mình. Khi mua bán tài sản đấu giá sẽ phải làm hợp đồng mua bán tài sản đấu giá. Nhiều người thắc mắc rằng Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá có phải công chứng không? Luật sư X sẽ giải đáp qua bài viết dưới đây.
Căm cứ pháp lý
Hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá là gì?
Có thể hiểu đơn giản, hoạt động bán đấu giá tài sản là một hình thức bán tài sản công khai để cho nhiều người có thể cùng tham gia vào việc trả giá để mua một tài sản. Những người tham gia mua tài sản bán đấu giá cần nộp một khoản lệ phí theo đúng quy định của pháp luật. Hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá có giá trị xác nhận việc mua bán tài sản bán đấu giá, là cơ sở pháp lý để chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản bán đấu giá. Hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá được sử dụng phổ biến trong thực tiễn và có những vai trò, ý nghĩa quan trọng.
Hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá để làm gì?
Hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá được sử dụng để ghi chép lại việc mua bán tài sản đấu giá diễn ra giữa bên mua và bên bán và nội dung thỏa thuận giữa các bên. Mẫu nêu rõ thông tin bên chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng, tổ chức đấu giá tài sản và các điều khoản thống nhất giữa các bên tham gia mua bán tài sản bán đấu giá. sau khi hoàn thành việc lập biên bản những chủ thể có liên quan cần ký và ghi rõ họ tên của mình để hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá có giá trị trên thực tế.
Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá có phải công chứng không?
Bộ luật Dân sự 2015, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, quy định về Hình thức giao dịch dân sự tại Điều 119 như sau: “Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó”.
Liên quan đến lĩnh vực bán đấu giá tài sản, Bộ luật Dân sự 2015 chỉ có một điều khoản đề cập đến nguyên tắc bán đấu giá tài sản tại Điều 451 có nội dung như sau: “Tài sản có thể được đem bán đấu giá theo ý chí của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật. Tài sản thuộc sở hữu chung đem bán đấu giá phải có sự đồng ý của tất cả các chủ sở hữu chung, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác. Việc bán đấu giá tài sản phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, công khai, minh bạch, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia và được thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản”. Trong khi đó, Luật Đấu giá tài sản năm 2016 dẫn chiếu đến Bộ luật Dân sự tại Khoản 2, Điều 46 như sau: “Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được ký kết giữa người có tài sản đấu giá với người trúng đấu giá hoặc giữa người có tài sản đấu giá, người trúng đấu giá và tổ chức đấu giá tài sản nếu các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự”.
Ngoài ra, pháp luật hiện hành quy định, Hợp đồng đấu giá tài sản phải được lập thành văn bản và có các nội dung chính sau đây:
- Họ, tên, địa chỉ của người có tài sản bán đấu giá; tên, địa chỉ của tổ chức bán đấu giá tài sản;
- Liệt kê, mô tả tài sản bán đấu giá;
- Giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá;
- Thời hạn, địa điểm bán đấu giá tài sản;
- Thời hạn, địa điểm, phương thức giao tài sản để bán đấu giá;
- Thời hạn, địa điểm, phương thức thanh toán tiền bán tài sản trong trường hợp bán đấu giá thành;
- Phí, chi phí bán đấu giá tài sản trong trường hợp bán đấu giá thành và chi phí bán đấu giá tài sản trong trường hợp bán đấu giá không thành;
- Quyền, nghĩa vụ của các bên;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
- Các nội dung khác do các bên thoả thuận.
Pháp luật quy định các giao dịch phải công chứng, chứng thực được quy định tại các văn bản chuyên ngành khác nhau. Thường những giao dịch liên quan tới bất động sản pháp luật; hoặc các giao dịch liên quan tới động sản có đăng ký quyền sở hữu bắt buộc phải thực hiện thủ tục công chứng hoặc chứng thực.
Hồ sơ công chứng hợp đồng mua bán tài sản đấu giá
Hồ sơ công chứng hợp đồng mua bán tài sản đấu giá bạn phải chuẩn bị bao gồm:
- Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu;
- Dự thảo hợp đồng mua bán tài sản đấu giá;
- Bản sao giấy tờ tùy thân (thẻ CCCD hoặc CMND hoặc hộ khẩu) của các bên;
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký (Trường hợp tài sản đó có liên quan đến hợp đồng cần công chứng);
- Bản chính biên bản đấu giá tài sản;
- Bản chính giấy tờ liên quan đến tài sản đấu giá ( quyết định, bản án có hiệu lực, biên bản bàn giao tài sản đấu giá, biên bản định giá tài sản đấu giá …);
- Bản chính hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản.
- Bản sao giấy tờ khác có liên quan.
Trình tự thủ tục công chứng hợp đồng mua bán tài sản đấu giá
Bước 1: Nộp hồ sơ tại tổ chức hành nghề công chứng
Người yêu cầu nộp đầy đủ hồ sơ như đã liệt kê phía trên đến tổ chức hành nghề công chứng (Phòng Công chứng, Văn phòng Công chứng).
Bước 2: Thụ lý hồ sơ
Công chứng viên kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ.
- Nếu hồ sơ yêu cầu công chứng đầy đủ và hợp lệ thì sẽ được thụ lý và ghi vào sổ công chứng.
- Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ thì có thể yêu cầu nộp bổ sung hoặc từ chối thụ lý (nêu rõ lý do từ chối).
Bước 3: Làm rõ các vấn đề và kiểm tra dự thảo
Sau khi hồ sơ được thụ lý, công chứng viên hướng dẫn người yêu cầu một số thông tin về quy định của thủ tục công chứng, hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, quyền và nghĩa vụ cũng như ý nghĩa, hậu quả pháp lý của các bên khi tham gia hợp đồng này.
Trường hợp công chứng viên phát hiện có căn cứ cho rằng hồ sơ còn một số vấn đề chưa rõ hay không phù hợp pháp luật thì có quyền yêu cầu người nộp làm rõ hoặc đề nghị xác minh, giám định. Nếu người yêu cầu không thực hiện được thì có quyền từ chối công chứng.
Kiểm tra dự thảo: Công chứng viên kiểm tra dự thảo có đảm bảo phù hợp với các điều kiện theo quy định của pháp luật, đạo đức hay không. Trường hợp không phù hợp thì có thể yêu cầu điều chỉnh.
Bước 4: Ký chứng nhận
Người yêu cầu tiến hành đọc lại dự thảo, ký xác nhận và xuất trình bản chính các giấy tờ cho Công chứng viên.
Sau khi đã đối chiếu thì Công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của hợp đồng mua bán tài sản đấu giá. Tiếp theo, chuyển bộ phận thu phí của tổ chức hành nghề công chứng.
Bước 5: Trả kết quả
Bộ phận thu phí sau hoàn thành việc thu các chi phí phát sinh sẽ đóng dấu và trả kết quả cho các bên yêu cầu.
Thời hạn giải quyết việc công chứng là trong vòng 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trường hợp hợp đồng phức tạp hay có vấn đề phát sinh thì có thể kéo dài thời hạn công chứng nhưng không quá 10 ngày làm việc.
Chi phí công chứng hợp đồng mua bán tài sản đấu giá
Theo Điều 1 Thông tư 111/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 257/2016/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên:
Mức thu phí đối với việc công chứng hợp đồng mua bán tài sản đấu giá (tính trên giá trị tài sản bán được) được tính như sau:
TT | Giá trị tài sản | Mức thu(đồng/trường hợp) |
1 | Dưới 5 tỷ đồng | 90 nghìn |
2 | Từ 5 tỷ đồng đến dưới 20 tỷ đồng | 270 nghìn |
3 | Trên 20 tỷ đồng | 450 nghìn |
Mời bạn xem thêm bài viết
- Từ chối mua tài sản đã trúng đấu giá, tài sản đấu giá xử lý thế nào?
- Các trường hợp từ chối công chứng hiện nay?
- Mẫu thanh lý hợp đồng khi chưa thanh toán hết
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá có phải công chứng không?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xin xác nhận tình trạng hôn nhân; hợp thức hóa lãnh sự; trích lục hồ sơ địa chính…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản thông qua thủ tục trả giá công khai giữa nhiều người muốn mua và người trả giá cao nhất là người được quyền mua tài sản bán. Đấu giá tài sản có thể là bắt buộc (theo quyết định của Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền) hoặc tự nguyện (theo nhu cầu của chủ sở hữu tài sản). Người bán tài sản có thể tự tổ chức đấu giá hoặc thông qua người bán đấu giá.
Bán đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản công khai để nhiều người có thể được tham gia trả giá mua một tài sản theo phương thức trả giá lên, và phải tuân theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định. Phương thức trả giá lên là phương thức trả giá từ thấp đến cao cho đến khi có người trả mức giá cao nhất.
Người mua có thể là cá nhân hoặc có thể pháp nhân. Người nào trả giá cao nhất (nhưng không thấp hơn giá khởi điểm) sẽ được mua tài sản đấu giá.
Người mua tài sản có quyền sở hữu tài sản từ khi nhận tài sản là động sản. Nếu tài sản là bất động sản thì quyền sở hữu phát sinh kể từ khi đăng ký trước bạ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.