Một trong những điều kiện để sang tên khi chuyển nhượng, tặng cho là đất phải có Sổ đỏ nhưng trên thực tế mua đất không Sổ đỏ xảy ra phổ biến. Vậy thủ tục khi mua đất không có sổ đỏ như thế nào? Mẫu Hợp đồng mua bán đất không có sổ đỏ như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ chia sẻ đến bạn quy định pháp luật về nội dung nêu trên và mời bạn tải xuống mẫu đơn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Hợp đồng mua đất không có sổ đỏ là gì?
Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ là văn bản thực hiện khi nhà đất chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Giao dịch mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ không được coi là hợp pháp nên luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Bên mua cần kiên quyết nhận được cam đoan của bên bán về việc xin cấp sổ đỏ sau khi ký kết hợp đồng mua bán.
Thủ tục pháp lý khi mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ cụ thể như sau:
Nhà đất chưa có sổ đỏ chính là đất không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Có 2 trường hợp nhà đất chưa có sổ đỏ:
+ Trường hợp 1: Đất không đủ điều kiện cấp sổ đỏ. Trường hợp này sẽ không được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất.+
+ Trường hợp 2: Đất có đủ điều kiện nhưng vì lý do gì đó mà chưa được cấp Sổ đỏ hoặc chưa làm Sổ đỏ.
Theo Luật đất đai 2013, một trong những điều kiện để có thể mua bán đất là có sổ đỏ, vì vậy đất chưa có sổ đỏ sẽ không đủ điều kiện tham gia giao dịch, dù là mua bán, tặng cho, thừa kế hay thế chấp. Trong trường hợp bạn vẫn quyết định mua đất chưa có sổ đỏ thì người bán (ở trường hợp 2) vẫn có quyền đứng tên là bên chuyển nhượng trong hợp đồng mua bán đất. Thủ tục cụ thể gồm các bước chính sau:
+ Bên bán đất xin các đơn vị có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích đất cần bán đã thống nhất với bên mua.
+ Bên mua và Bên bán cùng soạn thảo mẫu hợp đồng mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ.
+ Sau ký hợp đồng xong xuôi, bên bán tiến hành xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thực hiện thủ tục sang tên sổ đỏ về sau theo quy định pháp luật.
Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ là mẫu do hai bên lập ra để thỏa thuận về việc mua bán nhà đất trong trường hợp đất chưa có sổ đỏ với các nội dung gồm có thông tin hai bên và thông tin về giao dịch cũng như điều khoản khi mua bán đối với mãnh đất chưa có sổ đỏ này. Tránh các rắc rối sau này.
Đất chưa có sổ đỏ có được chuyển nhượng không?
Đất không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi tắt là Sổ đỏ) gồm 02 trường hợp:
Trường hợp 1. Không đủ điều kiện cấp Sổ đỏ;
Trường hợp 2. Đủ điều kiện nhưng chưa được cấp Sổ đỏ hoặc chưa làm Sổ đỏ.
Theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013, người sử dụng đất được thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất (người dân thường gọi là mua bán đất) khi có các điều kiện sau:
– Có Sổ đỏ, trừ 02 trường hợp;
– Đất không có tranh chấp;
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
– Trong thời hạn sử dụng đất.
Như vậy, đất chưa có Sổ đỏ không được phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, trong trường hợp đủ điều kiện được cấp Sổ đỏ thì người sử dụng đất được phép chuyển nhượng nếu có yêu cầu và được cấp Sổ đỏ trước khi công chứng hợp đồng chuyển nhượng.
Tải xuống và xem trước Hợp đồng mua bán đất không có sổ đỏ.
Hợp đồng mua bán đất không có sổ đỏ gồm những nội dung gì?
Mẫu hợp đồng mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ cần có nội dung sau:
- Thông tin hai bên: Bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.
- Quyền sử dụng đối với thửa đất được chuyển nhượng và tài sản gắn liền với đất.
- Thông tin nêu rõ về thửa đất như số thửa đất, số tờ bản đồ, địa chỉ thửa đất, diện tích đất,…
- Giá chuyển nhượng và phương thức thanh toán.
- Điều khoản về việc giao đất và đăng ký quyền sử dụng đất.
- Trách nhiệm nộp thuế và các khoản lệ phí khác.
- Phương thức giải quyết khi có tranh chấp xảy ra.
- Cam đoan về trách nhiệm của các bên.
Thủ tục mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ như thế nào?
Việc mua bán nhà đất chưa có sổ đỏ được thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:
Đăng ký cấp sổ đỏ.
Việc thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu được quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT.
Theo đó, khi thực hiện thủ tục đăng ký, cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
- Đơn đăng ký, cấp sổ đỏ;
- Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP;
- Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
- Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng);
- Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính (như biên lai nộp thuế, tiền sử dụng đất…); giấy tờ miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Công chứng Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Công chứng hợp đồng chuyển nhượng là một điều kiện bắt buộc đối với hợp đồng chuyển nhượng Quyền sử dụng đất đai, để việc chuyển nhượng có hiệu lực, được pháp luật bảo vệ, đồng thời tránh trường hợp lừa đảo, một mảnh đất mà chuyển nhượng cho nhiều người như trong thực tế vẫn xảy ra. Giấy tờ cần chuẩn bị công chứng bao gồm:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng (theo mẫu);
- Bản sao CMND, sổ hộ khẩu của các bên;
- Giấy đăng ký kết hôn/ giấy xác nhận độc thân;
- Bản sao giấy tờ khác liên quan đến hợp đồng theo quy định pháp luật.
Kê khai nghĩa vụ tài chính.
Khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất các bên phải kê khai thông qua các giấy tờ sau:
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân;
- Bản chính Tờ khai lệ phí trước bạ;
- Bản sao, bản chụp sổ đỏ và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản chụp đó;
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất;
- Các giấy tờ làm căn cứ xác định thuộc đối tượng được miễn thuế, lệ phí (nếu có).
Thời điểm nộp hồ sơ kê khai này thông thường cùng với thời điểm nộp hồ sơ sang tên sổ đỏ.
Nộp hồ sơ sang tên sổ đỏ.
Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT) hồ sơ sang tên sổ đỏ gồm:
- Đơn đăng ký biến động;
- Bản gốc Sổ đỏ;
- Hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng.
Cơ quan có thẩm quyền xác định các khoản thuế, lệ phí mà người sang tên Sổ đỏ phải nộp và thông báo cho người sang tên sổ đỏ.
Trả kết quả.
Thời hạn sang tên sổ đỏ:
- Không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;
- Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì được tăng thêm 10 ngày.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Đơn xin xác nhận nhà ở để bất điện
- Giá đất tái định cư được tính như thế nào?
- Bài thu hoạch cảm tình đảng 2015
- Quy định lao động làm bao nhiêu ngày trong tháng thì được tính phép?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Hợp đồng mua bán đất không có sổ đỏ mới năm 2022”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, cách tra cứu thông tin quy hoạch, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ thành lập công ty con trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Sổ đỏ là từ mà người dân thường dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận; pháp luật đất đai từ trước tới nay không quy định về Sổ đỏ.
Căn cứ theo Điều 3 Văn bản hợp nhất số 01/2019/VBHN-BTNMT Thông tư quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, sổ đỏ gồm một tờ có 04 trang, in nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen (được gọi là phôi Giấy chứng nhận) và Trang bổ sung nền trắng; mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm;
Chi phí làm làm sổ đỏ lần đầu = Tiền sử dụng đất + Lệ phí trước bạ+ Lệ phí cấp sổ đỏ + Phí thẩm định hồ sơ
Trong đó:
Tiền sử dụng đất phụ thuộc vào từng địa phương.
Lệ phí trước bạ = 0.5% x (giá đất x diện tích đất)
Lệ phí cấp sổ đỏ tùy thuộc từng địa phương, thông thường từ 10.000 đồng tới 500.000 đồng.