Hiện nay hoạt động mua bán hàng hóa hay hoạt động thương mại đang diễn ra rất phổ biến trong cuộc sống người dân, đây là hoạt động tất yếu để phục vụ nhu cầu cho cuộc sống của con người, cũng chính hoạt động này đã góp phần khôgn nhỏ giúp cho nên kinh tế đất nước được phát triển. Để điều chỉnh các mối quan hệ mua bán hiện nay thì Nhà nước a đã ban hành ra các chính sách, các quy định của pháp luật để quản lý trong lĩnh vực mua bán hàng hóa này, trong đó có các quy đinh về việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa. Sau đây mời các bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu các vấn đề liên quan đến hợp đồng mua bán hàng hóa cũng như tìm câu trả lời cho câu hỏi “Hợp đồng mua bán bằng miệng” qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa
Hợp đồng mua bán hàng hóa có lẽ là loại hợp đồng được giao kết hằng ngày tại Việt Nam, loại hợp đồng này đang được hiện diện trong nhiều hoạt động của cuộc sống thường nhật như việc đi chợ, đi mua quần áo, mua bán hàng hóa, làm ăn kinh doanh…. Tuy nhiên đại đa số người dân đều không biết đến loại hợp đồng này cũng như các quy định liên quan. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé.
Theo quy định tại Điều 385 Bộ Luật Dân sự 2015 thì “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Đồng thời, tại Điều 430 Bộ Luật Dân sự 2015 có đưa ra định nghĩa: “Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao tài sản cho bên mua và nhận tiền, còn bên mua có nghĩa vụ nhận tài sản và trả tiền cho bên bán”.
Trong khi đó, khoản 8 Điều 3 Luật Thương mại 2005 quy định: “Mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận.” Luật Thương mại 2005 không có quy định cụ thể về khái niệm hợp đồng mua bán hàng hóa nhưng về bản chất hợp đồng mua bán hàng hóa trong thương mại là một dạng cụ thể của hợp đồng mua bán tài sản. Kết hợp định nghĩa chung về hợp đồng mua bán tài sản và khái niệm riêng về mua bán hàng hóa, có thể rút ra kết luận sau: “Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận”.
Đặc điểm chung:
– Là hợp đồng có tính đồng thuận giữa hai bên: hợp đồng mua bán hàng hóa được coi là giao kết tại thời điểm các bên thỏa thuận xong các điều khoản cơ bản, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng không phụ thuộc vào thời điểm bàn giao hàng hóa, việc bàn giao hàng hóa chỉ được coi là hành động của bên bán nhằm thực hiện nghĩa vụ của hợp đồng mua bán đã có hiệu lực.
– Có tính đền bù: cụ thể khi bên bán thực hiện nghĩa vụ giao hàng hóa cho bên mua thì sẽ nhận từ bên mua một lợi ích tương đương với giá trị hàng hóa theo thỏa thuận dưới dạng khoản tiền thanh toán.
– Là hợp đồng song vụ: mỗi bên trong hợp đồng mua bán hàng hóa đều bị ràng buộc bởi nghĩa vụ đối với bên kia, đồng thời lại cũng là bên có quyền đòi hỏi bên kia thực hiện nghĩa vụ đối với mình. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa tồn tại hai nghĩa vụ chính mang tính chất qua lại và liên quan mật thiết với nhau: nghĩa vụ của bên bánphải bàngiao hàng hóa cho bên mua và nghĩa vụ của bên mua là thanh toán cho bên bán.
Đặc điểm riêng:
– Về chủ thể, hợp đồng mua bán hàng hóa được thiết lập giữa các chủ thể chủ yếu là thương nhân. Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại 2005 thì “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.”. Ngoài ra, các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa. Theo khoản 3 Điều 1 Luật thương mại 2005, hoạt động của bên chủ thể không phải là thương nhân và không nhằm mục đích lợi nhuận trong quan hệ mua bán hàng hóa phải tuân theo Luật thương mại khi chủ thể trên lựa chọn áp dụng Luật này.
– Về hình thức, theo quy định cụ thể tại Điều 24 Luật Thương mại 2005 thì hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết. Trong một số trường hợp nhất định, pháp luật bắt buộc các bên phải giao kết hợp đồng dưới hình thức văn bản, ví dụ như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế phải được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương như điện báo, telex, fax hay thông điệp dữ liệu.
– Về đối tượng, hợp đồng mua bán hàng hóa có đối tượng là hàng hóa. Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật thương mại 2005, hàng hóa bao gồm tất cả các động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai, và cả vật gắn liền với đất đai. Ngoài ra, tại Điều 25 Luật thương mại 2005 đã bổ sung thêm quy định về hàng hóa hạn chế kinh doanh, hàng hóa cấm kinh doanh và hàng hóa kinh doanh có điều kiện.
Do vậy, không phải hàng hóa nào cũng được phép kinh doanh mà phải theo những quy định của pháp luật tức là đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh thì mới được phép lưu thông cũng như mua bán trên thị trường.
– Về mục đích, đối với hai bên chủ thể là thương nhân với nhau thì mục đích là lợi nhuận. Trong hợp đồng mua bán hàng hóa ngoài chủ thể là thương nhân thì còn có các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân, trường hợp này mục đích của việc thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa là dành cho sinh hoạt, tiêu dùng hay phục vụ hoạt động của các cơ quan tổ chức. Những hợp đồng được thiết lập giữa bên không nhằm mục đích sinh lợi với thương nhân thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam, về nguyên tắc, không chịu sự điều chỉnh từ Luật Thương mại 2005 trừ khi bên không nhằm mục đích sinh lợi đó lựa chọn áp dụng Luật Thương mại 2005.
Hợp đồng mua bán bằng miệng hợp pháp không?
Câu hỏi: Chào luật sư, hôm trước gia đình tôi có việc nên cần mua một số lượng khá lớn bánh kẹo và giấy bút, trước khi giao hàng thì tôi và người bán hàng đã trao đổi giá cả với nhau trước và người bán hàng có nói là sẽ giảm giá 5% cho tôi vì số lượng tôi mua hàng khá lớn. Nhưng đến hôm bên đó giao hàng và tôi thanh toán thì họ đã khôgn giảm giá cho tôi và nói rằng lúc trao đổi k kí hợp đồng nên k được tính. Luật sư cho tôi hỏi là trường hợp của tôi là hợp đồng mua bán bằng miệng thì có hợp pháp hay không ạ?.
Nhìn chung theo quy định của pháp luật thì để một hợp đồng mua bán hàng hóa bằng lời nói có hiệu lực sẽ phải đáp ứng được các điều kiện sau đây theo quy định tại Điều 117 của pháp luật dân sự năm 2015 hiện hành, cụ thể như sau:
– Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự theo quy định;
– Mục đích và nội dung của hợp đồng không trả điều cấm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội cũng như không đi ngược thuần phong mỹ tục;
– Các bên tham gia vào hợp đồng hoàn toàn tự nguyện không bị lừa dối ép buộc;
– Hình thức của hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật. Tức là đáp ứng một trong ba hình thức được pháp luật cho phép.
Nhìn chung thì có thể thấy, căn cứ phát sinh tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa bằng miệng dựa trên nhiều nguyên do khác nhau. Có thể thấy mua bán hàng hóa bằng hợp đồng miệng sẽ diễn ra nhiều tranh chấp hơn so với hình thức hợp đồng bằng văn bản. Thông thường xảy ra khi các bên trong hợp đồng mâu thuẫn và bất đồng với nhau về quan điểm cũng như về quyền và nghĩa vụ có liên quan. Khi có đủ điều kiện sau đây thì bên vi phạm hợp đồng sẽ phải có trách nhiệm với bên bị vi phạm:
– Có sự vi phạm hợp đồng được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động;
– Có thiệt hại thực tế xảy ra;
– Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại cũng như có lỗi của bên vi phạm.
Rủi ro tiềm ẩn khi giao kết hợp đồng bằng miệng
Người xưa thường quan niệm rằng khi thực hiện một chuyện gì đó cần phải có giấy trắng mực đen để mọi việc được rõ ràng và sẽ khôgn xảy ra tranh chấp, trên thực tế hiện nay cũng vậy, khi thực hiện một giao dịch hay thỏa thuận nào đó thì cần phải ghi nhận lại việc giao dịch hay sự thỏa thuận này, thông thường được gọi là hợp đồng thì sẽ ít xảy ra tranh chấp khôgn đáng có hơn.
Thứ nhất, vì nội dung của giao dịch mang tính chất ngắn gọn và được thực hiện một cách nhanh chóng, được xác lập dựa trên độ tin tưởng lẫn nhau nên khi phát sinh tranh chấp rất khó để chứng minh. Vậy nên khi tiến hành giao kết hợp đồng thông qua hình thức lời nói, các bên phải lưu ý thực hiện nội dung của việc giao kết một cách đầy đủ, nên tiến hành ghi âm hoặc quay phim thậm chí có người làm chứng khi tiến hành thỏa thuận hoặc lưu giữ những hóa đơn, chứng từ và các giấy tờ có liên quan đến quá trình xác lập giao dịch để làm chứng trong trường hợp xảy ra tranh chấp giữa đôi bên, tránh ảnh hưởng đến lợi ích của đôi bên và gây mất sự tin tưởng lẫn nhau.
Ví dụ như việc thực hiện giao dịch khi mua vé xem phim tại rạp chiếu phim thì bên mua nên giữ lại những thủ tục thanh toán bằng điện tử hoặc giữ lại các hóa đơn, biên lai thu tiền và vé xem phim bằng giấy để làm bằng chứng chứng minh khi cần thiết.
Thứ hai, bên cạnh đó, cũng bởi vì yêu điểm nhanh gọn và đơn giản mà nhiều chủ thể đã lạm dụng hình thức này để tiến hành giao kết những hợp đồng mà theo quy định phải tiến hành thực hiện các thủ tục công chứng và chứng thực, đăng ký hay xin phép tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Ví dụ như hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê nhà ở thì phải tuân thủ theo quy định cụ thể tại Điều 121 của pháp luật nhà ở hiện hành thì hợp đồng không cần phải lập thành văn bản. Hiện nay các tranh chấp về hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất hay mua bán nhà đất cũng chiếm đa số khi bị tuyên bố vô hiệu do vi phạm hình thức của hợp đồng.
Mời bạn xem thêm
- Tái khám có mất tiền không theo quy định hiện nay?
- Hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
- Chung cư không bảo đảm an toàn PCCC xử phạt bao nhiêu?
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ mã số thuế cá nhân đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Hợp đồng mua bán bằng miệng” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới tư vấn pháp lý về Đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Hợp đồng mua bán tài sản
Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.
(Theo khoản 1 Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015)
Hợp đồng trao đổi tài sản
Hợp đồng trao đổi tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó các bên giao tài sản và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau. (Theo khoản 1 Điều 455 Bộ luật Dân sự 2015)
Hợp đồng tặng cho tài sản
Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận. (Theo Điều 457 Bộ luật Dân sự 2015)
Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. (Theo Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015)
Hợp đồng thuê tài sản
Hợp đồng thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê. (Theo khoản 1 Điều 472 Bộ luật Dân sự 2015)
Hợp đồng thuê khoán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê khoán giao tài sản cho bên thuê khoán để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản thuê khoán và bên thuê khoán có nghĩa vụ trả tiền thuê. (Theo Điều 483 Bộ luật Dân sự 2015)
Hợp đồng mượn tài sản
Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.
Hợp đồng về quyền sử dụng đất
Hợp đồng về quyền sử dụng đất là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó người sử dụng đất chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất hoặc thực hiện quyền khác theo quy định của Luật đất đai cho bên kia; bên kia thực hiện quyền, nghĩa vụ theo hợp đồng với người sử dụng đất.
Điều 14 Bộ luật lao động 2019 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021) quy định:
Điều 14. Hình thức hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.
Như vậy: Từ ngày 01/01/2021, người sử dụng lao động và người lao động chỉ được giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng;
Trừ các trường hợp sau đây bắt buộc phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản dù hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng:
– Giao kết hợp đồng lao động với nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên thông qua một người lao động trong nhóm được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động để làm công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
– Giao kết hợp đồng lao động với người chưa đủ 15 tuổi.
– Giao kết hợp đồng lao động với lao động là người giúp việc gia đình.