Chào luật sư, tôi là chủ một công ty bất động sản, để mở rộng thị trường và gia tăng số lượng khách hàng nên muốn ký hợp đồng với một cá nhân làm nghề môi giới bất động sản do người quen của tôi giới thiệu, để đảm bảo việc người hành nghề môi giới này chỉ làm trung gian giới thiệu, tìm khách hàng tìm năng cho công ty tôi nên tôi chúng tôi đã thỏa thuận và đồng ý sẽ ký hợp đồng môi giới độc quyền. Vậy hợp đồng môi giới độc quyền hiện nay ra thế nào cho chuẩn xác? Xin được tư vấn.
Cảm ơn câu hỏi của bạn, mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là Hợp đồng môi giới độc quyền?
Hợp đồng môi giới độc quyền là một dạng của Hợp đồng môi giới, chứa đựng sự thỏa thuận của bên môi giới và bên được môi giới về việc làm trung gian cho các bên trong quan hệ mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua… tài sản hoặc hàng hóa hoặc dịch vụ.
Tuy nhiên, điểm đặc biệt của Hợp đồng môi giới độc quyền đó chính là chỉ mình bên môi giới được độc quyền thực hiện dịch vụ môi giới cho các tài sản, hàng hóa, dịch vụ của bên được môi giới.
Tùy theo mục đích, đối tượng của các bên hướng tới khi tham gia ký kết hợp đồng môi giới độc quyền thì có thể có các loại hợp đồng môi giới độc quyền sau:
- Hợp đồng môi giới thương mại độc quyền;
- Hợp đồng môi giới bất động sản độc quyền;
- Hợp đồng môi giới mua bán hàng hóa độc quyền;
- Hợp đồng môi giới bảo hiểm độc quyền;
Trên thực tế, vẫn còn rất nhiều các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ có thể trở thành đối tượng của hợp đồng môi giới độc quyền. Do đó, các bên có thể ký kết thêm các loại hợp đồng môi giới độc quyền khác.
Hợp đồng môi giới độc quyền
Hướng dẫn cách soạn hợp đồng môi giới độc quyền
Điều khoản cơ bản
Thông tin các bên
Đây là nội dung quan trọng mà trong hợp đồng không thể thiếu, là cơ sở để xác định chủ thể của hợp đồng cũng như xác định ai là chủ thể chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng.
Thông tin các bên là cá nhân có thể là họ tên, ngày sinh, chứng minh nhân dân, địa chỉ liên hệ,…
Thông tin đối với tổ chức có thể là tên doanh nghiệp, mã số thuế, người đại diện theo pháp luật,…
Đối tượng và nội dung môi giới
Khi các bên thực hiện hoạt động môi giới thì phải có đối tượng cụ thể, do đó, để tránh việc nhầm lẫn và xảy ra tranh chấp thì việc xác định rõ đối tượng mà các bên đang hướng tới trong hợp đồng ra điều rất quan trọng.
Phí dịch vụ và phương thức thanh toán
Mục đích của bên môi giới sẽ được hưởng lợi từ hành vi môi giới độc quyền, do đó, phí dịch vụ phải là khoản tiền phù hợp với công việc mà bên môi giới đã thực hiện cho bên được môi giới.
Phương thức thanh toán phí dịch vụ sẽ do các bên thỏa thuận phù hợp với nhu cầu của các bên. Các bên có thể thanh toán bằng hình thức chuyển khoản vào thời điểm thực hiện xong công việc hoặc thanh toán trước khi thực hiện công việc.
Thời gian thực hiện hợp đồng
Tuỳ từng đối tượng cụ thể trong hợp đồng mà thời hạn thực hiện sẽ phù hợp với đối tượng mà các bên đang hướng tới mà thời hạn thực hiện hợp đồng sẽ khác nhau. Các bên có thể thỏa thuận về thời gian thực hiện hợp đồng sao cho hợp lý, đảm bảo quyền lợi của các bên.
Quyền và nghĩa vụ của các bên
Quyền và nghĩa vụ của bên môi giới như sau:
Được cung cấp các thông tin liên quan đến đối tượng mà các bên môi giới đang hướng tới;
Được trả thù lao cho công việc mà bên môi giới đã thực hiện;
Đảm bảo tiến độ công việc môi giới;
Không được tiết lộ thông tin của bên được môi giới;
Quyền và nghĩa vụ khác mà các bên có thể thỏa thuận.
Quyền và nghĩa vụ của bên được môi giới:
Yêu cầu bên môi giới giới thiệu chi tiết về đối tượng mà bên được môi giới hướng tới;
Yêu cầu bên môi giới không tiết lộ thông tin của bên được môi giới
Yêu cầu bên môi giới thực hiện công việc được giao đúng thời hạn;
Trả thù lao cho bên môi giới đúng theo phương thức và thời hạn thanh toán đã thoả thuận trong hợp đồng;
Các bên có thể thỏa thuận thêm các quyền và nghĩa vụ khác nếu xét thấy cần thiết để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của bản thân.
Các điều khoản khác
Bên cạnh những điều khoản cơ bản trên, nếu xét thấy cần thiết thì các bên có thể ký kết thêm các điều khoản khác phụ thuộc vào nội dung, đối tượng và tính chất của hợp đồng môi giới độc quyền mà các bên tham gia ký kết:
Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại: để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng, các bên nên thỏa thuận thêm vấn đề này, đây là cơ sở cũng như biện pháp để các bên tuân thủ thực hiện hợp đồng đã thoả thuận;
Phương thức giải quyết tranh chấp: khi ký kết hợp đồng thì các bên sẽ không mong muốn việc phát sinh tranh chấp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, thì việc xảy ra tranh chấp là điều khó tránh khỏi. Do đó, các bên nên thỏa thuận phương thức giải quyết tranh chấp khi có tranh chấp xảy ra khi thực hiện hợp đồng;
Đơn phương chấm dứt hợp đồng: nếu một hai bên vi phạm nghĩa vụ mà các bên đã cam kết trong hợp đồng thì việc trao cho bên còn lại quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng là điều cần thiết. Đây là cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
Rủi ro khi sử dụng mẫu hợp đồng môi giới độc quyền?
Hợp đồng mẫu tràn lan trên mạng không được kiểm chứng về mặt hiệu lực pháp lý trong các điều khoản dẫn đến tiềm ẩn rủi ro về hình thức và hiệu lực của hợp đồng.
Hợp đồng mẫu được soạn thảo trên những điều khoản cơ bản và chung chung, không rõ ràng về mặt chủ thể và đối tượng của hợp đồng dẫn đến hợp đồng thiếu sự chặt chẽ, thiếu sự rằng buộc và không làm rõ được đối tượng của hợp đồng.
Hợp đồng mẫu không thể tư vấn cho khách hàng những tiềm ẩn rủi ro và các tư vấn xoay quanh việc xây dựng hợp đồng hay những điều khoản phạt vi phạm phù hợp dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể trong hợp đồng.
Các điều khoản trong hợp đồng môi giới độc quyền sẽ thay đổi phụ thuộc vào từng lĩnh vực độc quyền, mỗi lĩnh vực sẽ có những yêu cầu khác nhau vậy nên hợp đồng mẫu không thể đưa ra những trường hợp đặc biệt và phù hợp.
Đứng với vai trò doanh nghiệp xây dựng hệ thống môi giới cần xây cho mình một bộ hợp đồng chuyên biệt, thể hiện ý chí của doanh nghiệp và người chủ doanh nghiệp. Vừa thể hiện sự chuyên nghiệp vừa nâng tầm doanh nghiệp đến sự hoàn thiện hệ thống pháp lý.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hợp đồng môi giới độc quyền”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về Làm sổ đỏ. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Chủ thể là cá nhân tham gia hợp đồng song vụ phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự.
Chủ thể tham gia hợp đồng song vụ là cơ quan hoặc tổ chức đều phải có tư cách pháp nhân. Khi cơ quan hoặc tổ chức giao kết hợp đồng thì phải thông qua người đại diện của cơ quan hoặc tổ chức đó, những người đại diện này phải đáp ứng điều kiện về chủ thể tham gia ký kết hợp đồng là cá nhân.
Tùy theo mục đích, đối tượng của các bên hướng tới khi tham gia ký kết hợp đồng thì có các loại hợp đồng môi giới độc quyền sau:
Hợp đồng môi giới thương mại độc quyền;
Hợp đồng môi giới bất động sản độc quyền;
Hợp đồng môi giới mua bán hàng hóa độc quyền;
Hợp đồng môi giới bảo hiểm độc quyền;
….
Thực tế, vẫn còn rất nhiều các loại tài sản, quyền tài sản có thể trở thành đối tượng của hợp đồng môi giới độc quyền. Do đó, các bên có thể ký kết thêm các loại hợp đồng
Bên cạnh những điều khoản cơ bản trên, nếu xét thấy cần thiết thì các bên có thể ký kết thêm các điều khoản khác phụ thuộc vào nội dung, đối tượng và tính chất của hợp đồng môi giới độc quyền mà các bên tham gia ký kết:
Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại: để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng, các bên nên thỏa thuận thêm vấn đề này, đây là cơ sở cũng như biện pháp để các bên tuân thủ thực hiện hợp đồng đã thoả thuận;
Phương thức giải quyết tranh chấp: khi ký kết hợp đồng thì các bên sẽ không mong muốn việc phát sinh tranh chấp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, thì việc xảy ra tranh chấp là điều khó tránh khỏi. Do đó, các bên nên thỏa thuận phương thức giải quyết tranh chấp khi có tranh chấp xảy ra khi thực hiện hợp đồng;
Đơn phương chấm dứt hợp đồng: nếu một hai bên vi phạm nghĩa vụ mà các bên đã cam kết trong hợp đồng thì việc trao cho bên còn lại quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng là điều cần thiết. Đây là cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.