Trong bối cảnh nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ cùng với sự hội nhập giữa các quốc gia về nhiều lĩnh vực kéo theo đó là sự bùng nổ của ngành du lịch. Khi nhắc đến du lịch người ta thường nói đến khái niệm lữ hành, một cụm từ vô cùng quen thuộc và được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Tuy khá quen thuộc, tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về khái niệm này và đang băn khoăn câu hỏi lữ hành là gì? Hợp đồng lữ hành có được thỏa thuận bằng miệng không? Cùng Luật sư X tìm hiểu ở bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
- Luật Du lịch 2017
- Nghị định 168/2017/NĐ-CP
- Thông tư 13/2019/TT-BVHTTDL sửa đổi Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL
Hợp đồng lữ hành là gì?
Hợp đồng lữ hành được định nghĩa tại khoản 1 Điều 39 Luật Du lịch 2017. Cụ thể như sau:
Hợp đồng lữ hành là sự thỏa thuận việc thực hiện chương trình du lịch giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với doanh nghiệp, khách du lịch hoặc đại diện của khách du lịch.
Liên quan đến nội dung này, để bạn nắm rõ hơn, chúng tôi xin cung cấp thêm một số thông tin như sau:
Theo quy định pháp luật hiện hành thì hợp đồng lữ hành phải được lập thành văn bản.
Về nội dung, hợp đồng lữ hành phải có các thông tin sau đây:
– Mô tả rõ ràng số lượng, chất lượng, giá dịch vụ, thời gian, cách thức cung cấp dịch vụ trong chương trình du lịch;
– Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán;
– Điều khoản loại trừ trách nhiệm trong trường hợp bất khả kháng;
– Điều kiện và trách nhiệm tài chính liên quan đến việc thay đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng;
– Điều khoản về bảo hiểm cho khách du lịch.
Hợp đồng lữ hành có được thỏa thuận miệng hay không?
Tại Điều 39 Luật Du lịch 2017 có quy định về hợp đồng lữ hành như sau:
1. Hợp đồng lữ hành là sự thỏa thuận việc thực hiện chương trình du lịch giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với doanh nghiệp, khách du lịch hoặc đại diện của khách du lịch.
2. Hợp đồng lữ hành phải được lập thành văn bản.
3. Hợp đồng lữ hành phải có các nội dung sau đây:
a) Mô tả rõ ràng số lượng, chất lượng, giá dịch vụ, thời gian, cách thức cung cấp dịch vụ trong chương trình du lịch;
b) Giá trị hợp đồng và phương thức thanh toán;
c) Điều khoản loại trừ trách nhiệm trong trường hợp bất khả kháng;
d) Điều kiện và trách nhiệm tài chính liên quan đến việc thay đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng;
đ) Điều khoản về bảo hiểm cho khách du lịch.
Theo đó, hợp đồng lữ hành phải được lập thành văn bản. Không được thỏa thuận bằng miệng.
-Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa có những quyền và nghĩa vụ gì?
Tại Khoản 1 Điều 37 Luật Du lịch 2017 có quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:
1. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các dịch vụ du lịch, chương trình du lịch cho khách du lịch theo phạm vi kinh doanh quy định trong giấy phép;
b) Bảo đảm duy trì các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật này; công khai tên doanh nghiệp, số giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên biển hiệu tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch, trong hợp đồng lữ hành, trên ấn phẩm quảng cáo và trong giao dịch điện tử;
c) Thông báo về việc thay đổi người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành, gửi hồ sơ về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành thay thế cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép trong thời hạn 15 ngày kể từ khi thay đổi;
d) Cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch cho khách du lịch;
đ) Mua bảo hiểm cho khách du lịch trong thời gian thực hiện chương trình du lịch, trừ trường hợp khách du lịch đã có bảo hiểm cho toàn bộ chương trình du lịch;
e) Sử dụng hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng lữ hành; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên du lịch trong thời gian hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng;
g) Chấp hành, phổ biến, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, quy định của nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam và nơi đến du lịch; phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch trong thời gian tham gia chương trình du lịch;
h) Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, lưu giữ hồ sơ theo quy định của pháp luật;
i) Áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch; kịp thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tai nạn, rủi ro xảy ra với khách du lịch và có biện pháp khắc phục hậu quả;
k) Quản lý khách du lịch theo chương trình du lịch đã thỏa thuận với khách du lịch.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa
- Thủ tục thành lập công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế
- Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề ” Hợp đồng lữ hành có được thỏa thuận miệng hay không? ”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và logo; Bảo hộ logo độc quyền; thành lập công ty; hợp pháp hóa lãnh sự; công văn tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay Flycam, giấy ủy quyền quyết toán thuế tncn…. hãy liên hệ: 0833.102.102..
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Điều 31 Luật Du lịch quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành cụ thể như sau:
1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
b) Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng;
c) Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.
2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm:
a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
b) Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;
c) Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
3. Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều này được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.
Phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
4. Chính phủ quy định chi tiết về việc ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này.
5. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành; nội dung đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa và nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.
Kinh doanh đại lý lữ hành là việc tổ chức, cá nhân nhận bán chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành cho khách du lịch để hưởng hoa hồng.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh đại lý lữ hành phải đăng ký kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có hợp đồng đại lý với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.
– Hướng dẫn viên du lịch
Hướng dẫn viên du lịch là một ngành khá quen thuộc, và cũng đang rất hot được rất nhiều bạn trẻ quan tâm. Hướng dẫn viên du lịch là việc làm của các cá nhân trên các tour du lịch cùng với khách du lịch theo một chương trình đã được lên kế hoạch trước theo như hợp đồng hoặc dịch vụ của công ty. Công việc của các hướng dẫn viên là thuyết trình, truyền đạt, hướng dẫn hành khách về các thông tin liên quan đến du lịch như nguồn gốc hình thành, văn hóa đặc trưng… làm cho khách hàng hứng thú và để lại cho họ những ấn tượng tốt về địa điểm du lịch cũng như dịch vụ lữ hành.
– Chuyên viên điều hành tour du lịch:
Đây cũng là một vị trí việc khá hot và cần nhiều nguồn nhân lực thu hút sự quan tâm của nhiều bạn trẻ có đam mê với ngành du lịch. Công việc của chuyên viên điều hành tour là điều hành hoạt động tour và du lịch nội địa trong nước và ngoài nước của công ty; Thực hiện các giao dịch với khách hàng như: đàm phán, ký kết hợp đồng với nhà cung câp dịch vụ; giám sát và theo dõi sự vận hành của các tour; Giới thiệu, quảng cáo các chương trình du lịch, dịch vụ mà công ty cung cấp đến khách hàng thông qua các kênh truyền thông
– Nhân viên kinh doanh liên quan đến dịch vụ lữ hành:
Đây là một công việc đang cần nhiều nhân lực hiện nay, mang lại cơ hội cho nhiều bạn trẻ đang theo học ngành du lịch, công việc của vị trí này là: tìm kiếm khách hàng cho công ty; Thỏa thuận vơi khách hàng và hỗ trợ giải quyết cho khách hàng những vấn đề vướng mắc; Tham khảo ý kiến, đánh giá của khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ của công ty từ đó phát triển những điểm mạnh và khắc phục những hạn chế; Tiếp nhận những ý kiến của khách hàng, tư vấn những dịch vụ mà công ty cung cấp.