Hiện nay, nước ta đang thực hiện cơ chế nền kinh tế thị trường, mở cửa giao lưu với các nước khác. Cho nên nền kinh tế hàng hóa cũng phát triển với nhiều thành phần. Nhu cầu sử dụng nhân lực lao động cũng ngày càng tăng. Các quan hệ lao động cũng được giao kết dưới nhiều hơn. Pháp luật cũng có những quy định chi tiết về quan hệ lao động, cụ thể tại Bộ luật Lao động. Giao kết quan hệ lao động dưới dạng hợp đồng có nhiều hình thức hợp đồng khác nhau (như văn bản, lời nói,…). Bên cạnh những hợp đồng lao động thông thường thì các bên trong quan hệ lao động có thể giao kết hợp đồng khoán việc. Vậy như thế nào là hợp đồng khoán việc? Phân loại hợp đồng khoán việc ra sao? Hợp đồng khoán việc được ký mấy lần trong năm? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết của chúng tôi sẽ đem lại cho bạn những kiến thức hữu ích để bạn có thể vận dụng trong cuộc sống.
Căn cứ pháp lý
Hợp đồng khoán việc là gì?
Hiện nay, trong các văn bản pháp luật lao động hiện hành (bao gồm Bộ luật lao động năm 2019 và các văn bản hướng dẫn có liên quan) không có quy định cụ thể về khái niệm “hợp đồng khoán việc” hay “hợp đồng giao khoán công việc”. Tuy nhiên, nội dung về “hợp đồng khoán việc” hay “hợp đồng giao khoán công việc” lại được đề cập đến trong một số văn bản chuyên ngành như Nghị định 37/2015/NĐ-CP (đề cập hợp đồng giao khoán nội bộ). Trên cơ sở quy định về loại hợp đồng này đồng thời dựa trên khái niệm chung về hợp đồng được quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015, có thể hiểu:
Hợp đồng khoán việc (hay hợp đồng giao khoán công việc) được hiểu là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của bên nhận khoán việc và bên khoán việc về nội dung công việc khoán việc, theo đó, bên nhận khoán việc có nghĩa vụ hoàn thành một khối lượng công việc nhất định theo yêu cầu trong hợp đồng giao khoán, và có trách nhiệm bàn giao kết quả của công việc cho bên khoán việc (bên giao khoán công việc) khi hoàn thành công việc được giao. Còn bên khoán việc (bên giao khoán công việc) sẽ nghiệm thu kết quả công việc và có trách nhiệm thanh toán thù lao cho bên nhận khoán công việc theo nội dung thỏa thuận trong hợp đồng khoán việc đã giao kết.
Nhìn chung trong hợp đồng giao khoán công việc, bên khoán việc (bên giao khoán công việc) chỉ cung cấp công việc và nhận kết quả từ việc thực hiện công việc của người nhận khoán việc theo nội dung yêu cầu trong hợp đồng giao khoán mà không quan tâm đến việc người nhận khoán việc đó thực hiện công việc như thế nào. Còn bên nhận khoán việc cũng có thể tự thực hiện công việc được giao theo nội dung trong hoạt động khoán việc, có thể có sự linh động về mặt thời gian và địa điểm làm việc.
Hợp đồng khoán việc được giao kết với những công việc mang tính chất thời vụ, diễn ra trong một khoảng thời gian, thời điểm nhất định, và nội dung công việc có thể được định lượng bằng một khối
Hiện nay nếu căn cứ vào tính chất công việc cũng như phạm vi công việc được giao khoán thì có thể phân hợp đồng khoán việc thành hai loại hợp đồng: là hợp đồng khoán việc toàn bộ và hợp đồng khoán việc từng phần. Cụ thể:
– Hợp đồng khoán việc toàn bộ được hiểu là trường hợp bên giao khoán (bên khoán việc) giao toàn bộ công việc cũng như các chi phí cần thiết để thực hiện việc hoàn thành công việc. Trường hợp này, trong khoản thù lao trả cho người nhận khoán việc sẽ không chỉ bao gồm tiền công lao động để thực hiện công việc giao khoán mà còn bao gồm các chi phí khác để giúp người nhận khoán việc hoàn thành công việc được giao.
– Hợp đồng khoán việc từng phần được hiểu là trường hợp bên khoán việc không giao toàn bộ công việc mà chỉ giao một phần công việc và người nhận khoán việc phải tự lo các công cụ, vật trang để hoàn thành công việc. Tuy nhiên khi trả tiền thù lao khoán việc cho bên nhận khoán việc thì ngoài tiền công lao động, bên giao khoán công việc sẽ phải tính đến giá trị khấu hao của công cụ lao động.
Hợp đồng khoán việc thường được sử dụng trong các lĩnh vực xây dựng – thi công, rồi các lĩnh vực gia công may mặc… và mặc dù không được quy định trong Bộ luật lao động năm 2019, nhưng trên thực tế, hợp đồng khoán việc cũng được sử dụng nhiều trong quan hệ lao động. Tuy nhiên, Hợp đồng khoán việc cũng chỉ được sử dụng để giao kết những hợp đồng ngắn hạn, không thường xuyên, mang tính chất thời vụ. Do vậy, đối với những công việc mang tính chất thường xuyên, ổn định từ 12 tháng trở lên thì phải buộc giao kết hợp đồng lao động, mà không được giao kết hợp đồng khoán việc.
Phân loại hợp đồng khoán việc
– Hợp đồng khoán việc toàn bộ là hợp đồng, trong đó, bên giao khoán trao cho bên nhận khoán toàn bộ chi phí, bao gồm cả chi phí vật chất lẫn chi phí lao động có liên quan đến các hoạt động để hoàn thành công việc. Trong khoản tiền người giao khoán trả cho người nhận khoán bao gồm chi phí vật chất, công lao động và lợi nhuận từ việc nhận khoán.
– Hợp đồng khoán việc từng phần là hợp đồng mà trong đó, người nhận khoán phải tự lo công cụ lao động. Người giao khoán phải trả tiền khấu hao công cụ lao động và tiền công lao động.
Hợp đồng khoán việc được giao kết đối với những công việc mang tính thời vụ, chỉ diễn ra trong một thời điểm nhất định. Đối với những công việc mang tính chất ổn định, lâu dài thì sẽ không được ký dưới hình thức khoán việc mà sẽ ký dưới hình thức hợp đồng lao động.
Hợp đồng khoán việc được ký mấy lần trong năm?
Hiện tại theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 chỉ có quy định về hai trường hợp hợp đồng lao động là hợp đồng lao động xác định thời hạn và hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Tuy nhiên, trong trường hợp của bạn ký hợp đồng khoán việc được xác định là một loại hợp đồng dịch vụ và chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự 2015.
Theo quy định tại Điều 513 Bộ luật Dân sự 2015: “Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ”.
Hợp đồng dịch vụ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 có những đặc điểm sau:
– Đặc điểm pháp lí của hợp đồng dịch vụ:
+ Bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện các hành vi pháp lí nhất định và giao kết quả cho bên thuê dịch vụ
+ Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng có đền bù. Bên thuê dịch vụ phải trả tiền công cho bên cung ứng dịch vụ, khi bên cung ứng dịch vụ đã thực hiện công việc và mang lại kết quả như đã thỏa thuận
+ Hợp đồng dịch vụ là hợp đồng song vụ. Bên cung ứng dịch vụ phải thực hiện các hành vi pháp lí theo yêu cầu của bên thuê dịch vụ, bên thuê dịch vụ có nghĩa vụ tiếp nhận kết quả công việc và trả tiền công cho bên cung ứng dịch vụ.
– Đối tượng của hợp đồng dịch vụ: Đối tượng của hợp đồng dịch vụ là công việc có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội
– Nghĩa vụ của bên sử dụng dịch vụ:
+ Cung cấp cho bên cung ứng dịch vụ thông tin, tài liệu và các phương tiện cần thiết để thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc việc thực hiện công việc đòi hỏi.
+ Trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ theo thỏa thuận.
– Nghĩa vụ của bên cung ứng dịch vụ:
+ Thực hiện công việc đúng chất lượng, số lượng, thời hạn, địa điểm và thỏa thuận khác.
+ Không được giao cho người khác thực hiện thay công việc nếu không có sự đồng ý của bên sử dụng dịch vụ.
+ Bảo quản và phải giao lại cho bên sử dụng dịch vụ tài liệu và phương tiện được giao sau khi hoàn thành công việc.
+ Báo ngay cho bên sử dụng dịch vụ về việc thông tin, tài liệu không đầy đủ, phương tiện không bảo đảm chất lượng để hoàn thành công việc.
+ Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong thời gian thực hiện công việc, nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
+ Bồi thường thiệt hại cho bên sử dụng dịch vụ, nếu làm mất, hư hỏng tài liệu, phương tiện được giao hoặc tiết lộ bí mật thông tin.
Như vậy, pháp luật không có giới hạn về số lần ký hợp đồng khoán việc trong năm. Tuy nhiên, phải đảm bảo rằng hợp đồng khoán việc cũ đã hết thời hạn.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Ký hợp đồng trong thời gian nghỉ thai sản
- Trợ cấp thất nghiệp khi chấm dứt hợp đồng
- Thanh lý hợp đồng khi chưa thanh toán hết
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tu vấn luật lao động đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Hợp đồng khoán việc được ký mấy lần trong năm?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ tư vấn pháp lý về vấn đề quy định tạm ngừng kinh doanh. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC thì cá nhân giao kết hợp đồng khoán có trách nhiệm phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương, tiền công từ việc thực hiện hợp đồng giao khoán đó.
Doanh nghiệp giao khoán có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của người nhận khoán và phải cấp chứng từ khấu trừ thuế cho các cá nhân này. Trường hợp cá nhân nhận khoán ủy quyền cho doanh nghiệp quyết toán thuế thì doanh nghiệp giao khoán không phải cấp chứng từ khấu trừ.
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì người nhận khoán việc không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, do đó, trong trường hợp giao kết hợp đồng khoán việc (hợp đồng dịch vụ – không phải hợp đồng lao động) thì các bên không phải tham gia BHXH bắt buộc theo quy định.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lựa chọn cách ký kết hợp đồng khoán việc với người lao động để tránh không phải đóng BHXH, BHYT, tuy nhiên, cần phải xem xét bản chất công việc để ký kết hợp đồng phù hợp, tránh xảy ra tình trạng ký kết hợp đồng sai quy định, dẫn đến xử phạt hành chính.
Điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định: Cá nhân giao kết hợp đồng khoán việc có trách nhiệm phải nộp thuế thu nhập cá nhân đối với tiền lương, tiền công từ việc hoàn thành hợp đồng khoán việc đã giao kết. Bên giao khoán chịu trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân cho người nhận khoán. Đồng thời, bên giao khoán phải cấp chứng nhận khấu trừ thuế cho người nhận khoán (trừ trường hợp cá nhân nhận khoán ủy quyền cho doanh nghiệp quyết toán thuế).