Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Vũ Văn Tuấn, hiện nay tôi đang làm cho một công ty xây dựng ở TP Hồ Chí Minh. Vừa rồi phía công ty tôi có nhận thầu một công trình xây dựng và có kí với bên đó hợp đồng khoán việc. Họ chỉ yêu cầu chúng tôi hoàn thành một phần xây dựng móng công trình và không yêu cầu gì thêm. Tuy nhiên đây là lần đầu tiên chúng tôi ký hợp đồng kiểu vậy nên không rõ liệu có phải đóng bảo hiểm hay không nhằm bảo vệ quyền lợi của chính mình. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi hợp đồng khoán việc có phải đóng bảo hiểm không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Chúng tôi với đội ngũ uy tín sẽ cung cấp thông tin chuẩn xác nhất, đúng quy định pháp luật hiện hành về vấn đề “Hợp đồng khoán việc có phải đóng bảo hiểm không?” như sau:
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Lao động 2019
- Luật Bảo hiểm xã hội 2014
Hợp đồng khoán việc là gì?
Hiện nay, trong các văn bản pháp luật lao động hiện hành (bao gồm Bộ luật lao động năm 2019 và các văn bản hướng dẫn có liên quan) không có quy định cụ thể về khái niệm “hợp đồng khoán việc” hay “hợp đồng giao khoán công việc”.
Tuy nhiên, nội dung về “hợp đồng khoán việc” lại được đề cập đến trong một số văn bản chuyên ngành như Nghị định 37/2015/NĐ-CP (đề cập hợp đồng giao khoán nội bộ). Trên cơ sở quy định về loại hợp đồng này đồng thời dựa trên khái niệm chung về hợp đồng được quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự năm 2015, có thể hiểu:
Hợp đồng khoán việc (hay hợp đồng giao khoán công việc) được hiểu là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của bên nhận khoán việc và bên khoán việc về nội dung công việc khoán việc, theo đó, bên nhận khoán việc có nghĩa vụ hoàn thành một khối lượng công việc nhất định theo yêu cầu trong hợp đồng giao khoán, và có trách nhiệm bàn giao kết quả của công việc cho bên khoán việc (bên giao khoán công việc) khi hoàn thành công việc được giao. Còn bên khoán việc (bên giao khoán công việc) sẽ nghiệm thu kết quả công việc và có trách nhiệm thanh toán thù lao cho bên nhận khoán công việc theo nội dung thỏa thuận trong hợp đồng khoán việc đã giao kết.
Có những loại hợp đồng giao khoán công việc xây dựng nào?
Hiện nay nếu căn cứ vào tính chất công việc cũng như phạm vi công việc được giao khoán thì có thể phân hợp đồng khoán việc thành hai loại hợp đồng: là hợp đồng khoán việc toàn bộ và hợp đồng khoán việc từng phần. Cụ thể:
Hợp đồng khoán việc toàn bộ
Hợp đồng này được hiểu là trường hợp bên giao khoán (bên khoán việc) giao toàn bộ công việc cũng như các chi phí cần thiết để thực hiện việc hoàn thành công việc. Trường hợp này, trong khoản thù lao trả cho người nhận khoán việc sẽ không chỉ bao gồm tiền công lao động để thực hiện công việc giao khoán mà còn bao gồm các chi phí khác để giúp người nhận khoán việc hoàn thành công việc được giao.
Hợp đồng khoán việc từng phần
Hợp đồng này được hiểu là trường hợp bên khoán việc không giao toàn bộ công việc mà chỉ giao một phần công việc và người nhận khoán việc phải tự lo các công cụ, vật trang để hoàn thành công việc. Tuy nhiên khi trả tiền thù lao khoán việc cho bên nhận khoán việc thì ngoài tiền công lao động, bên giao khoán công việc sẽ phải tính đến giá trị khấu hao của công cụ lao động.
Hợp đồng khoán việc có phải đóng bảo hiểm không?
Vấn đề hợp đồng khoán việc có phải đóng bảo hiểm hay không thì hiện nay rất nhiều người cũng thắc mắc về điều đó bởi loại hợp đồng này không có quy định rõ ràng theo quy định pháp luật, vậy để trả lời cho câu hỏi này thì căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, chỉ có những đối tượng sau đây mới thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm:
+ Người lao động là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên.
+ Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật cán bộ, công chức năm 2008 và Luật Viên chức năm 2010.
+ Công nhân quốc phòng, công nhân công an hoặc người làm công tác khác trong các tổ chức cơ yếu khác.
+ Lực lượng sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, hạ sĩ quan… phục vụ trong ngành quân đội hoặc công an.
+ Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động theo nội dung quy định trong Luật đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
+ Người đứng đầu doanh nghiệp, hợp tác xã có chức vụ quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã mà có hưởng tiền lương.
+ Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
+ Công dân nước ngoài có giấy phép lao động hoặc có chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề để hành nghề, làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.
Căn cứ vào các đối tượng thuộc trường hợp phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (trong đó có các đối tượng theo hợp đồng) thì trường hợp này, hợp đồng khoán việc không thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do vậy, khi tham gia hợp đồng khoán việc thì cả người khoán việc và người nhận khoán việc đều không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trường hợp này, nếu muốn tham gia bảo hiểm xã hội thì người nhận khoán việc hoặc người khoán việc chỉ có thể tham gia theo dạng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp thường lựa chọn hình thức hợp đồng khoán việc để giao kết với hợp đồng lao động nhằm mục đích tránh được việc phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tuy nhiên, việc giao kết hợp đồng khoán việc có thực sự phù hợp với quan hệ lao động – làm việc giữa hai bên hay không còn phụ thuộc vào bản chất công việc, tính chất quản lý giữa doanh nghiệp với người lao động… Trường hợp doanh nghiệp và người lao động giao kết sai loại hợp đồng thì có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 8 Nghị định 28/2020/NĐ-CP với mức xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng tùy thuộc vào mức độ vi phạm.
Như vậy, hợp đồng khoán việc không phải là hợp đồng lao động nên về nguyên tắc không thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tuy nhiên việc ký kết hợp đồng khoán việc chỉ được áp dụng với những công việc ngắn hạn, không mang tính chất thường xuyên, ổn định, chỉ phát sinh trong một khoảng thời gian nhất định, mang bản chất của một hợp đồng dịch vụ nhiều hơn khi một bên giao khoán một lượng công việc nhất định và yêu cầu bên nhận khoán việc phải hoàn thành và nhận thù lao từ việc hoàn thành công việc đó.
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Hợp đồng khoán việc có phải đóng bảo hiểm không?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến dịch vụ làm sổ đỏ hết bao nhiêu tiền,… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm
- Các khoản trợ cấp khi thôi việc gồm những gì?
- Không đóng bảo hiểm xã hội có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không?
- Mức đóng bảo hiểm xã hội full lương là bao nhiêu?
Câu hỏi thường gặp
Dựa vào quy định về bảo hiểm xã hội một lần tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP như sau:
Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
c) Ra nước ngoài để định cư;
d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
Như vậy, theo quy định nêu trên thì người lao động trong trường hợp đóng BHXH dưới 01 năm thì vẫn được rút BHXH với điều kiện không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội. Thời điểm được rút BHXH 1 lần đối với trường hợp này là sau 01 năm nghỉ việc.
Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 110 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Giải quyết hưởng lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần
...
4. Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người hưởng lương hưu hoặc trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp hưởng bảo hiểm xã hội một lần, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì thời gian giải quyết hồ sơ hưởng BHXH 1 lần trong trường hợp đóng BHXH dưới 1 năm được xác định là trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 thì mức lương tháng đóng BHXH bắt buộc tối thiểu quy định như sau:
– Với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường:
Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
– Với người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề:
Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng.
– Với người lao động làm công việc hoặc chức danh trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:
Cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.
– Với người lao động làm công việc hoặc chức danh trong điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:
Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.