Chào Luật sư X, tôi và chồng sắp cưới yêu nhau hơn 4 năm và chuẩn bị đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, tôi rất sợ vấn đề tranh chấp về tài sản chung – riêng trong quá trình hôn nhân và sau khi ly hôn vfif thế tôi muốn lập một hợp đồng hôn nhân thỏa thuận chi tiết về các vấn đề này. Nhưng tôi rất lo lắng hợp đồng hôn nhân sẽ không được chấp thuận vì mang tính chất giống các thỏa thuận của hợp đồng dân sự. Vậy năm 2023, hợp đồng hôn nhân có hợp pháp không? Xin được tư vấn.
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn. Để giải đáp câu hỏi trên mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
Hợp đồng hôn nhân là gì?
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015. Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn theo Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Tuy nhiên, trong quan hệ hôn nhân, hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về hợp đồng hôn nhân là gì nhưng Luật Hôn nhân và Gia đình đã đề cập đến Thỏa thuận về tài sản của vợ, chồng trước khi kết hôn. Đây có thể coi là một trong các hình thức của hợp đồng hôn nhân hiện nay.
Trong khi đó, hiện nay, khái niệm hợp đồng hôn nhân được nhiều người sử dụng để thỏa thuận về quan hệ hôn nhân bao gồm cả kết hôn, ly hôn, quyền, nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con cái, cấp dưỡng…
Hợp đồng hôn nhân theo quy định pháp luật Việt Nam
Tuy hợp đồng tiền hôn nhân còn mới mẻ đối với giới trẻ Việt; nhưng trên thực tế pháp luật đã có những quy định và ngầm thừa nhận về văn bản này. Cụ thể là tại Điều 47 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có nội dung như sau:
Điều 47. Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng
Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn; bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.
Như vậy, trước khi kết hôn, vợ chồng được thỏa thuận với nhau về: lựa chọn chế độ tài sản; phân định tài sản chung, riêng bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực chữ ký. Hợp đồng này sẽ có hiệu lực từ ngày hai người “ra phường kết hôn”.
Có thể thấy, những vấn đề khác liên quan đến quyền nhân thân; quyền chăm sóc; nuôi dưỡng con cái không được thỏa thuận nhằm mục đích xâm phạm hoặc tước đoạt quyền này. Nghĩ tích cực hơn, nếu trước khi kết hôn có ký kết văn bản thỏa thuận chế độ tài sản; điều này tương tự với việc “khám sức khỏe tiền hôn nhân”.
Lợi ích của hợp đồng hôn nhân
Có rất nhiều người nghĩ rằng, hợp đồng này chỉ dành cho những cặp “chân dài và đại gia”. Điều này không hoàn toàn chính xác. Ai cũng có thể lập một hợp đồng tiền hôn nhân cho riêng mình, hợp đồng này sẽ mang lại nhiều ích lợi to lớn dưới đây:
Phân định rõ ràng “tiền ông – tiền tôi”
Mục đích cao cả nhất của hợp đồng hôn nhân đó là phân định về chế độ tài sản chung riêng trước và sau khi kết hôn. Lại nói về Donald Trump, ông từng viết trong cuốn sách của mình: “Thật không công bằng khi người chồng làm quần quật mỗi ngày 18 tiếng suốt nhiều năm ròng và người vợ tuyệt nhiên không làm gì cả. Thế nhưng khi ra tòa, người vợ lại đòi lấy hết toàn bộ số tiền anh chồng kiếm được”. Chắc nhiều người cũng từng chứng kiến và không khỏi xót xa với hình ảnh tiều tụy của Britney Spears sau khi cô nàng ly hôn Kevin Federline. Tuy nhiên, may mắn thay cho “nữ hoàng nhạc Pop” khi nhờ có hợp đồng tiền hôn nhân, cô đã không mất mát quá nhiều tài sản cho “kẻ đào mỏ” mang tên Kevin.
Tất nhiên, hợp đồng hôn nhân sẽ phù hợp với đối tượng là những người có nguồn thu nhập tương đối và ổn định. Việc phân định tài sản sẽ giúp chủ nhân đích thử của nó tập trung phát triển khối tài sản riêng, vun đắp hợp lý với khối tài sản chung cũng như các nghĩa vụ về chăm sóc gia đình – Hợp đồng hôn nhân không phải là sự “chắc lép” “lặt vặt”, Hợp đồng hôn nhân là cách để cuộc sống hôn nhân không bị tài sản chi phối.
Tránh phát sinh tranh chấp tài sản trong hôn nhân
Trong thực tế cuộc sống hôn nhân thì tiền bạc chính là nguồn cơn của nhiều sự đổ vỡ. Do đó phân định rạch ròi tài chính trước khi kết hôn là cách để giảm thiểu rủi ro nhất. Sẽ chẳng có những ông chồng giấu giếm những “quỹ đen” “quỹ đỏ”; cũng sẽ chẳng có những tin nhắn Banking gửi về trừ tiền khi vợ shopping quá đà.
Làm căn cứ giải quyết ly hôn nhanh chóng
Dù tình yêu có đẹp đến đâu thì khó có thể biết trước tương lai sẽ như thế nào; liệu ly hôn có xảy ra hay không. Như các bạn đã biết khi giải quyết vụ việc ly hôn, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến kéo dài thời gian; đôi khi có những vụ ly hôn tới 5 năm trời, là về phân chia tài sản. Vụ ly hôn của vợ chồng Ông Vũ – Bà Thảo là một ví dụ điển hình tốn nhiều giấy mực của báo giới.
Tôi tin rằng khi đã không còn tình cảm, hướng đi chung thì bạn sẽ muốn giải thoát nhanh chóng nhất có thể, việc có một hợp đồng hôn nhân nó như là một loại “bảo hiểm” và khi đó vấn đề tài sản không phải là nỗi lo lắng để kéo dài cuộc ly hôn tại tòa.
Việc phân định tài sản chung riêng từ trước một phần giúp tòa án nhanh chóng giải quyết ly hôn (khi đó chỉ còn vấn đề về tình cảm, quyền nuôi và cấp dưỡng cho con), một phần khác cũng giảm được án phí ly hôn vì khi có tranh chấp xảy ra, án phí sẽ được tính trên % giá trị tranh chấp được định giá. Vụ ly hôn của Ông vua Cà phê Trung Nguyên có mức áp phí lên tới 8 tỷ đồng – một con số không nhỏ.
Hợp đồng hôn nhân có hợp pháp không?
Việc xác lập quan hệ hôn nhân được pháp luật đặt ra nhằm mục đích xây dựng gia đình giữa 01 nam và 01 nữ, dựa trên tinh thần tự nguyện, do hai người có đủ điều kiện để kết hôn và được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền thì sẽ được pháp luật tôn trọng và bảo vệ.
Theo đó, bất cứ việc kết hôn nào không nhằm mục đích xây dựng gia đình mà chỉ lợi dụng việc kết hôn để thực hiện mục đích khác như xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, nước ngoại… là trái pháp luật và sẽ bị pháp luật xử lý nghiêm khắc.
Ngoài ra, hiện nay, theo quy định tại Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, giữa vợ chồng chỉ có thỏa thuận về chế độ tài sản là dạng thỏa thuận có thể lập thành hợp đồng. Thỏa thuận này phải lập trước khi kết hôn dưới hình thức là văn bản có công chứng hoặc chứng thực và được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.
Trong đó, nội dung của văn bản này là thỏa thuận về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng; quyền và nghĩa vụ của mỗi người đối với các khối tài sản này; điều kiện, thủ tục phân chia tài sản khi ly hôn.
Như vậy, ngoài hợp đồng hay còn gọi là văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng thì những thỏa thuận khác đều không được pháp luật quy định.
Đặc biệt những hợp đồng hôn nhân vì mục đích trục lợi, hợp đồng lập ra để kết hôn giả là những hợp đồng vi phạm pháp luật.
Có nên lập hợp đồng hôn nhân không?
Từ những phân tích ở trên, chỉ khi nam, nữ kết hôn vì mục đích hôn nhân thì có thể lập hợp đồng hôn nhân để phân định tài sản sau này trong quá trình chung sống. Bởi trong quá trình chung sống, ngoài tài sản chung hai vợ chồng cùng tạo lập thì còn có tài sản riêng của mỗi người có trước khi kết hôn, có sau khi kết hôn do được tặng cho riêng, thừa kế riêng…
Trong nhiều trường hợp, vợ chồng vẫn xảy ra mâu thuẫn, xung đột xung quanh vấn đề tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng. Do đó, lập hợp đồng hôn nhân (còn gọi là thỏa thuận tài sản chung vợ chồng trước khi cưới) có vai trò vô cùng quan trọng để:
- Phân chia rõ ràng tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng.
- Trong quá trình chung sống sẽ hạn chế xung đột, mâu thuẫn vợ chồng liên quan đến tài sản chung, tài sản riêng.
- Khi hai vợ chồng ly hôn, nếu có hợp đồng hôn nhân thì sẽ dễ dàng trong việc phân chia tài sản chung vợ, chồng, giảm bớt thời gian, thủ tục khi thực hiện ly hôn…
Như vậy, có thể thấy, việc lập hợp đồng hôn nhân trước khi cưới mang đến khá nhiều lợi ích trong việc giải quyết, xử lý xung đột trong quá trình chung sống giữa vợ, chồng. Và hiện tại, đây là biện pháp được khá nhiều bạn trẻ sử dụng.
Tuy nhiên, cần lưu ý, chỉ lập hợp đồng hôn nhân để thỏa thuận về vấn đề tài sản của vợ, chồng mà không đề cập đến các vấn đề khác.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Năm 2023, hợp đồng hôn nhân có hợp pháp không?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ tư vấn pháp lý về Ly hôn nhanh Tp Hồ Chí Minh. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Việc kết hôn giả tạo không chỉ không được pháp luật công nhận mà thậm chí nếu mục đích của việc kết hôn này không nhằm để xây dựng gia đình, vì mục đích trục lợi thì có thể bị phạt hành chính.
Theo đó, nếu người nào lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh; nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc thực hiện các mục đích trục lợi khác thì có thể bị phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
Để thỏa thuận tiền hôn nhân có hiệu lực, cần lưu ý tuân thủ các quy định sau:
– Hợp đồng phải được xác lập trước khi kết hôn.
– Phải được công chứng hoặc chứng thực hợp pháp tại cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (Phòng công chứng, Ủy ban nhân dân…).
– Phải có đầy đủ các điều khoản cơ bản theo quy định tại Điều 48 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Điều 15 Nghị định 126/2014/NĐ-CP của Chính phủ bao gồm: tài sản được xác định là tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng; quyền, nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng và giao dịch có liên quan; tài sản để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của gia đình; điều kiện, thủ tục và nguyên tắc phân chia tài sản khi chấm dứt chế độ tài sản; nội dung khác có liên quan.
– Nội dung hợp đồng phải phù hợp với các nguyên tắc, quy định về điều kiện có hiệu lực tại Điều 3, Điều 117, Điều 118… của Bộ luật Dân sự 2015; không vi phạm Điều 29, 30, 31, 32 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và pháp luật khác có liên quan; không trái đạo đức xã hội.
Trong các hợp đồng thông thường thì hợp đồng được lập trước khi bắt đầu thực thiện hợp đồng, tuy nhiên với hợp đồng tiền hôn nhân thời điểm lập lại được di chuyển linh hoạt hơn. Tức là, các bạn có thể lập trước khi đăng kí kết hôn. Thâm chí, nếu bạn đang trong hôn nhân bạn cũng có thể đề nghị nửa kia của mình cùng lập với điều kiện họ tự nguyện đồng ý.