Chào luật sư, em năm nay 20 tuổi. Em có ý định đi học nghề về làm đẹp như làm móng, làm mi. Em đã đi tìm hiểu về một vài trung tâm đào tạo. Khi tư vấn em thấy nói nếu em học thì bên trung tâm sẽ đảm bảo cho em và ký hợp đồng học nghề với em. Nhưng em không biết mẫu hợp đồng học nghề sẽ có những nội dung như thế nào? Luật sư có thể tư vấn giúp em được không? Cảm ơn Luật sư.
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.
Căn cứ pháp lý
Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014
Hợp đồng học nghề là gì?
Đào tạo nghề là một trong những bước cơ bản để người lao động có kiến thức, kỹ năng tham gia thị trường lao động, là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao.
Mẫu hợp đồng đào tạo nghề (học việc) là hợp đồng được lập ra và ký kết giữa một bên là trung tâm đào tạo nghề và một bên là học viên theo học thỏa thuận ký kết một số điều khoản theo quy định.
Mẫu nêu rõ những quyền lợi và nghĩa vụ của bên được đào tạo và bên dạy nghề.
Theo quy định tại Điều 61 Bộ luật Lao động hiện tại; khi tham gia đào tạo nghề, trung tâm/doanh nghiệp dạy nghề và người học nghề phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề.
Đây vừa là điều bắt buộc nhưng cũng là cơ sở để các bên cùng thực hiện tốt mối quan hệ này.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014; thì Hợp đồng đào tạo nghề có thể giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản về quyền và nghĩa vụ giữa các bên tham gia quan hệ đào tạo nghề
Chủ thể hợp đồng học nghề
Đối với hợp đồng đào tạo nghề trong quá trình làm việc thì chủ thể ký kết hợp đồng đào tạo nghề này là người sử dụng lao động và người lao động (người đã được ký hợp đồng lao động), còn đối với hợp đồng đào tạo nghề trước khi ký kết hợp đồng lao động thì chủ thể tham gia ký kết là người sử dụng lao động và người học nghề, tập nghề.
Đối với từng chủ thể cùng người sử dụng lao động ký kết hợp đồng đào tạo; thì họ sẽ được hướng những quyền lợi và phải thực hiện các nghĩa vụ khác nhau.
Nội dung hợp đồng học nghề
Nội dung hợp đồng học nghề bao gồm:
- Tên nghề học, kỹ năng nghề đạt được;
- Nơi học và nơi thực tập;
- Thời gian hoàn thành khoá học;
- Mức học phí và phương thức thanh toán học phí;
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng;
- Các thoả thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào học nghề để làm việc cho doanh nghiệp; thì hợp đồng học nghề ngoài những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này còn có các nội dung sau đây:
- Cam kết của người học nghề về thời hạn làm việc cho doanh nghiệp;
- Cam kết của doanh nghiệp về việc giao kết hợp đồng lao động sau khi học xong;
- Trả công cho người học nghề trực tiếp; hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp trong thời gian học nghề.
Hợp đồng học nghề theo hình thức kèm cặp nghề tại doanh nghiệp ngoài các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này; phải có thỏa thuận thời gian bắt đầu được trả công; và mức tiền công trả cho người học nghề theo từng thời gian.
Tải xuống hợp đồng học nghề mới năm 2022
Điều kiện người sử dụng lao động tuyển người học nghề
Người sử dụng lao động được quyền tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình mà không phải đăng ký hoạt động dạy nghề, chỉ cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Không được thu học phí của người học nghề, tập nghề
– Người học nghề, tập nghề phải đủ 14 tuổi và có sức khoẻ phù hợp với nghề.
– Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Hợp đồng đào tạo nghề phải được lập thành 02 bản và phải có 06 nội dung chủ yếu:
- Nghề đào tạo;
- Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;
- Chi phí đào tạo;
- Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;
- Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
- Trách nhiệm của người sử dụng lao động.
(Điều 62 Bộ luật Lao động 2012)
Ngoài các nội dung trên, hai bên có thể thoả thuận các nội dung khác phù hợp với điều kiện thực tế nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề: “Mẫu hợp đồng học nghề mới năm 2022 “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833 102 102.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Nghị định 143/2018/NĐ-CP thì đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc gồm những đối tượng sau:
Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.
Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng…
Như vậy, từ quy định của pháp luật nêu trên không có quy định về thu bảo hiểm xã hội bắt buộc với người học nghề, học việc theo hợp đồng đào tạo nghề (hợp đồng học việc, học nghề, tập nghề). Tuy nhiên, đối với người học nghề theo hợp đồng đào tạo nghề đơn vị sử dụng lao động có thể hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế tự nguyện.
Hợp đồng học nghề phải được giao kết bằng văn bản trong các trường hợp sau đây:
Doanh nghiệp tuyển người vào học nghề để làm việc cho doanh nghiệp; học nghề tại cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài.
Hợp đồng học nghề được giao kết bằng lời nói hoặc bằng văn bản trong các trường hợp sau đây: truyền nghề; kèm cặp nghề tại doanh nghiệp.
Hợp đồng học nghề được giao kết trực tiếp giữa người đứng đầu cơ sở dạy nghề với người học nghề. Trường hợp giao kết bằng văn bản thì hợp đồng học nghề được lập thành hai bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ một bản.