Chào Luật sư. Tôi hiện đang làm kế toán cho một doanh nghiệp tư nhân tại địa phương, khi vào làm tôi và công ty có ký kết một bản hợp đồng lao động có thời hạn cụ thể là thời hạn 5 năm. Đến tháng 5 tới đây là hợp đồng lao động của tôi hết hạn, vậy Luật sư có thể cho tôi biết khi hợp đồng lao động hết hạn thì có cần thanh lý không? Và nếu bắt buộc phải làm thanh lý hợp đồng thì Luật sư có thể giải thích thêm giúp tôi về mục đích của việc thanh lý hợp đồng là như thế nào? Cảm ơn Luật sư.
Chào bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm, gửi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Vấn đề về hợp đồng lao động, thanh lý hợp đồng lao động luôn là điều mà những người lao động quan tâm đến. Vậy để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này chúng tôi mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết “hợp đồng hết hạn có cần thanh lý không?, mời bạn đọc theo dõi.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật dân sự 2015
Thanh lý hợp đồng là gì?
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Thanh lý hợp đồng là việc các bên ghi nhận những nội dung của hợp đồng đã được hoàn tất và những nội dung chưa được hoàn tất, đồng thời xác nhận lại khối lượng, chất lượng công việc cũng như các nghĩa vụ phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc theo hợp đồng mà hai bên đã ký kết.
Thanh lý hợp đồng là một thuật ngữ được ghi nhận trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989. Tuy nhiên, hiện nay Bộ luật dân sự 2015 không còn ghi nhân khái niệm này nữa, nhưng thực thế thì cụm từ “thanh lý hợp đồng” vẫn được các doanh nghiệp và cá nhân sử dụng khi muốn nói đến việc chấm dứt giao dịch dân sự.
Thanh lý hợp đồng khi nào?
Trên thực tế, việc thanh lý hợp đồng sẽ được thực hiện trong các trường hợp như sau:
- Các công việc theo hợp đồng được hoàn tất;
- Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng đã hết và không có thỏa thuận kéo dài thời hạn;
- Hợp đồng bị đình chỉ thực hiện, hủy bỏ theo sự thỏa thuận của các bên hoặc do sự kiện bất khả kháng;
- Hợp đồng không thể tiếp tục thực hiện khi một bên ký kết là pháp nhân phải giải thể, phá sản hoặc cá nhân chết.
Hợp đồng hết hạn có cần thanh lý không?
Hiện nay pháp luật không bắt buộc phải thanh lý hợp đồng, tuy nhiên việc thanh lý hợp đồng nhằm mục đích:
- Việc thanh lý hợp đồng này sẽ giúp cho các bên theo hợp đồng xác định lại rằng các bên đã thực hiện quyền và các nghĩa vụ của mình đến đâu, xác định trách nhiệm nào còn tồn đọng, dẫn đến hậu quả của việc đó là gì;
- Xác định những phần quyền và nghĩa vụ nào mà các bên trong hợp đồng đã thực hiện đầy đủ hoặc có thỏa thuận với nhau thì được xem như chấm dứt, đối với những phần quyền và nghĩa vụ còn chưa thực hiện đầy đủ thì vẫn tiếp tục còn hiệu lực;
- Các bên cũng sẽ xác định cụ thể các trách nhiệm tài sản, hậu quả pháp lý của các bên trong quan hệ hợp đồng do phải thanh lý trong trường hợp thanh lý chấm dứt hợp đồng trước thời hạn;
- Giải phóng các nghĩa vụ mà các bên có nghĩa vụ đã thực hiện đối với bên có quyền, tránh các tranh chấp về sau có thể xảy ra đối với các phần quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện.
Nội dung thanh lý hợp đồng và biên bản thanh lý hợp đồng
Nội dung trong thanh lý hợp đồng cần nêu rõ hai nội dung sau:
- Thứ nhất là về việc công ty bạn đã thực hiện xong nghĩa vụ thanh toán, hai bên cam kết sau này không thể có tranh chấp xảy ra đối với nội dung này;
- Thứ hai, về nghĩa vụ bảo hành, hai bên thỏa thuận nghĩa cụ bảo hành của bên bán vẫn tiếp tục còn hiệu lực sau khi hai bên ký biên bản thanh lý hợp đồng và kéo dài cho đến hết thời hạn bảo hành theo thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng cung cấp hàng hóa. Nếu trong hợp đồng cung cấp hàng hóa chưa quy định chi tiết điều này, trong biên bản thanh lý phải làm rõ và hai bên phải cùng đồng ý với những nội dung này.
Một số loại biên bản thanh lý hợp đồng phổ biến
Trong đời sống hiện nay, biên bản thanh lý thường thấy nhất là thanh lý hợp đồng thuê nhà. Biên bản này được thực hiện khi người thuê đã kết thúc thời hạn của bản hợp đồng thuê nhà và không có sự gia hạn cho hợp đồng.
Trường hợp nên lập biên bản thanh lý phổ biến thứ hai là trong các hoạt động kinh tế, xây dựng. Nhất là trong các trường hợp đối tác hợp tác kinh tế. Biên bản thanh lý sẽ giúp hai bên xác nhận hoàn tất các nội dung đã thỏa thuận.
Trường hợp thứ 2 là với các thỏa thuận đang trong giai đoạn thực hiện nhưng vì các lý do mà hủy bỏ hoặc sắp bị hủy bỏ. Lúc này, biên bản thanh lý sẽ giúp hai bên chấm dứt sự ràng buộc. Đồng thời xác định trách nhiệm và thiệt hại khi không thể tiếp tục hợp đồng. Từ đó đưa ra hướng giải quyết phù hợp.
Trường hợp thứ 3 là người thực hiện hợp đồng không có đủ điều kiện, tư cách và năng lực để tiếp tục thực hiện hợp đồng kinh tế. Trong trường hợp này, biên bản thanh lý sẽ giúp cả hai bên thực hiện hợp đồng được bảo vệ quyền lợi khi bên còn lại không có khả năng tiếp tục thực hiện hợp đồng.
Trường hợp thứ 4 là giải thể công trình, dự án kinh doanh. Biên bản này được sử dụng khi một trong hai bên đối tác đang thực hiện hợp đồng kinh doanh thì gặp vấn đề dẫn đến giải thể. Biên bản này sẽ giúp cả hai bên đối tác nghiệm thu kết quả công việc, xác định đền bù và chấm dứt sự ràng buộc lợi ích đối với nhau.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề hết hạn hợp đồng có cần thanh lý không chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là những thông tin mà Luật sư X cung cấp đến bạn đọc về vấn đề “Hết hạn hợp đồng có cần thanh lý không?” mà bạn đọc quan tâm. Những thông tin pháp lý, tư vấn pháp lý liên quan đến vấn đề khác như dịch vụ sang tên sổ đỏ tại hà nội,… mà bạn quan tâm hãy liên hệ ngay đến hotline 0833102102 để đội ngũ Luật sư cùng các chuyên viên tư vấn pháp lý của chúng tôi có thể hỗ trợ và tư vấn nhanh chóng nhất.
Mời bạn đọc thêm
- Có bắt buộc phải làm thanh lý hợp đồng không năm 2022?
- Nguyên tắc thanh lý hợp đồng
- Trường hợp chấm dứt hợp đồng dân sự được quy định như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Văn bản thanh lý hợp đồng là một văn bản mang tính chất dân sự – được lập nên qua sự thỏa thuận và được các bên chấp thuận ký kết nên nếu không đồng ý với các điều khoản nêu trong biên bản thanh lý hợp đồng này hoặc trong biên bản có những thông tin không đúng sự thật, xâm phạm đến quyền lợi chính đáng của bạn (ví dụ như về trợ cấp thôi việc, tiền phụ cấp, tiền lương,…), hoàn toàn có thể không đồng ý và không ký vào biên bản này, yêu cầu công ty lập một biên bản khác.
Việc ký biên bản thanh lý hợp đồng chỉ thể hiện việc người lao động đã bàn giao công việc, thiết bị,… cho công ty trước khi nghỉ việc, không có tính chất bắt buộc về mặt pháp lý. Nếu người lao động không ký vào biên bản nhưng thực tế đã bàn giao đầy đủ công việc, trang thiết bị lại cho công ty, thì vẫn được xác định và công nhận việc đã hoàn thành công việc, nghĩa vụ với công ty.
Không có luật hay quy định nào bắt buộc 2 bên lập biên bản việc thanh lý hợp đồng. Và nội dung của biên bản cũng do 2 bên thoải mái thỏa thuận với nhau, miễn sao không trái với pháp luật nhà nước và đạo đức xã hội là được.
Khi thực hiện biên bản này, người soạn cần dựa vào những điều khoản được quy định trong pháp luật. Đồng thời căn cứ vào quy định của pháp luật với những khoản trích dẫn từ hợp đồng chính. Hai thông tin đó sẽ giúp người soạn biên bản đảm bảo tính chính xác của nội dung.Bên cạnh đó, trong khi soạn biên bản này, người soạn thảo cũng cần chú ý đến lối hành văn. Nên sử dụng câu chữ ngắn gọn, dễ hiểu. Tránh lối diễn đạt vòng vo. Biên bản này cần được trình bày rõ ràng, tinh tế và đầy đủ. Đặc biệt trong biên bản này cần phải có đầy đủ các điều khoản có trong hợp đồng. Đó là các điều khoản mang tính ràng buộc mà hai bên đã ký kết và thực hiện.Cần phải liệt kê lại các điều khoản đó để đảm bảo độ chính xác cho biên bản thanh lý. Hơn nữa, việc liệt kê lại các điều khoản đã ký cũng giúp biên bản chặt chẽ hơn. Tránh các trường hợp kiện tụng phát sinh sau khi hoàn tất hợp đồng.