Gần đây tôi và người bạn thân có thỏa thuận với nhau về việc bán mảnh đất mà cha tôi để lại để đầu tư làm ăn, chúng tôi khá tin tưởng nhau nhưng trong công việc không khi nào là không xảy ra rủi ro. Vì vậy, để có thể bảo đám kế hoặc được tiến hành một cách thuận lợi chúng tôi đã quyết định ký hợp đồng ghi nhớ mua bán đất trước sau đó ký hợp đồng chính thức sau. Luật sư có thể cho tôi biết Hợp đồng ghi nhớ mua bán đất tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi này cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Hợp đồng ghi nhớ mua bán đất Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Biên bản ghi nhớ là gì?
Biên bản ghi nhớ có tên Tiếng anh là Memorandum of Understanding (MOU), bản chất của biên bản này là thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều bên, đưa ra các nội dung chi tiết về yêu cầu và trách nhiệm cũng giữa các bên liên quan.
Biên bản ghi nhớ thường được sử dụng trong trường hợp các bên liên quan không mong muốn một cam kết pháp lý hay là trong trường hợp các bên không thể thống nhất và tạo ra một thỏa thuận hợp pháp có thể thực thi.
Biên bản ghi nhớ phát huy vai trò rõ nhất là ở trong các giao dịch thương mại trên quốc tế, khi đó, biên bản ghi nhớ đóng vai trò như một hồ sơ, tài liệu hay công cụ không chính thức, làm cơ sở cho một hợp đồng trong tương lai (nếu có).
Bản ghi nhớ giữa các công ty với nhau là một tài liệu của hợp đồng nhưng không ràng buộc giữa các bên, ngoại trừ những thỏa thuận bí mật và phi cạnh tranh.
Nội dung Biên bản ghi nhớ gồm những gì?
Biên bản ghi nhớ (viết tắt là MOU – Memorandum of Understanding) được hiểu là văn bản thể hiện sự thỏa thuận của hai bên (song phương) hoặc nhiều bên (đa phương) về một số vấn đề. Biên bản này được coi là có tính ràng buộc với các bên ngay cả khi các quyền và nghĩa vụ nêu ra trong biên bản không đặt trên cơ sở pháp lý cụ thể nào.
Đối với một biên bản ghi nhớ nó có thể trở thành một biên bản pháp lý nếu có các điều kiện như:
– Xác định được các bên tham gia vào giao ước
– Biên bản phải nêu ra được nội dung và mục đích
– Tóm tắt các điều khoản của thỏa thuận giao ước
– Có đầy đủ các chữ ký của các bên liên quan
Biên bản ghi nhớ thể hiện ý chí giữa các bên, cho thấy một đường lối hành động chung và thường được sử dụng trong trường hợp các bên hoặc không ngụ ý một cam kết pháp lý hoặc các bên không thể tạo ra một thỏa thuận hợp pháp có thể thực thi được. Hiện tại vẫn chưa có một điều khoản cụ thể nào quy định rõ về biên bản ghi nhớ.
Trong quan hệ thương mại quốc tế, thuật ngữ biên bản ghi nhớ đã quá quen thuộc và được xem là một hồ sơ, tài liệu hay công cụ không chính thức làm cơ sở cho một hợp đồng trong tương lai (nếu có). Thời điểm lập Biên bản ghi nhớ là trước khi các bên thực hiện giao dịch chính hoặc trước khi các bên thoả thuận xong các nội dung của giao dịch chính. Thông thường biên bản ghi nhớ được coi là bước đầu tiên hướng tới việc hình thành bất kỳ hợp đồng pháp lý nào. Nó thậm chí còn giúp các bên đi đúng hướng để hoàn thành công việc.
Trong hoạt động kinh doanh, phương thức của biên bản ghi nhớ sẽ bắt đầu từ việc mỗi bên sẽ lập một kế hoạch để xác định các giao ước mà doanh nghiệp đối tác cung cấp, những gì mà doanh nghiệp có thể cung cấp cùng những yêu cầu mà doanh nghiệp có thể cho đi và nhận lại và mục đích của biên bản ghi nhớ.
Sau đó, đại diện các bên sẽ gặp gỡ, trao đổi và đưa ra những thống nhất chung cho biên bản ghi nhớ. Sau khi các bên đã đưa ra những trao đổi và thống nhất các điều khoản thì hai bên sẽ ghi giao ước vào biên bản cuối cùng. Khi biên bản ghi nhớ cuối cùng được hoàn thành thì các bên sẽ tiến hành việc ký kết hợp đồng ghi nhớ.
Hợp đồng ghi nhớ mua bán đất 2023
Mối liên hệ giữa hợp đồng và biên bản ghi nhớ
Các bên đàm phán có thể ký kết với nhau một hoặc nhiều thỏa thuận nhằm mục đích lập kế hoạch đàm phán, xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên thống nhất hoặc ghi nhận những nguyên tắc cơ bản cho việc đàm phán và ký kết các hợp đồng cụ thể về sau.
Thông thường, bản hợp đồng sẽ quy định cụ thể, chi tiết hơn các nội dung thỏa thuận chính mà các bên đã ký kết trong biên bản ghi nhớ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, nếu các bên có thỏa thuận khác và cùng đồng ý thay đổi điều khoản của biên bản ghi nhớ. Sự thay đổi này không làm phương hại đến lợi ích của các bên, hay bất kỳ bên thứ ba nào khác. Cũng như không trái với quy định của pháp luật thì các bên vẫn có quyền thay đổi nội dung của biên bản ghi nhớ.
Tuy nhiên, sự thay đổi này phải được chú thích rõ trong bản hợp đồng ký kết sau cùng, để tránh gây nhầm lẫn, khó khăn trong việc giải quyết khi thực hiện hay có tranh chấp phát sinh.
Và thông thường việc ký kết hợp đồng cuối cùng sẽ làm cho một số biên bản ghi nhớ đương nhiên hết hiệu lực.
Hợp đồng có tính ràng buộc và được pháp luật bảo hộ. Một hợp đồng phát sinh khi các bên đồng ý rằng có một thỏa thuận. Nói chung rằng muốn hình thành lên một hợp đồng thì đòi hỏi phái có một lời đề nghị, sự chấp nhận xem xét và một ý định chung để ràng buộc. Nếu một trong các bên vi phạm hợp đồng hay không làm theo cam kết của hợp đồng, hay xảy ra tranh chấp có thể giải quyết bằng việc nhờ đến một bên thứ ba để đối chứng hoặc là đem ra tòa để kiện cáo và bên thua sẽ phả chịu phí tổn. Biên bản ghi nhớ sẽ giúp cho các bên cảm thấy an tâm hơn khi kí kết các hợp đồng quan trọng.
Thông tin liên hệ
Vấn đề Hợp đồng ghi nhớ mua bán đất 2023 đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là mẫu hợp đồng đặt cọc nhà đất vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Ai sẽ đứng tên sổ đỏ khi có nhiều người cùng mua chung một lô đất?
- Làm sổ đỏ có cần xác nhận tình trạng hôn nhân không
- Sổ đỏ có bảng tọa độ không giống với thực tế thì có được đính chính không?
Câu hỏi thường gặp
Ngoài việc đảm bảo có đầy đủ thông tin về phần nội dung, người soạn thảo biên bản ghi nhớ cần lưu ý một số điều như:
Thông tin của các bên khi tham gia đàm phán phải chính xác;
Phải ghi rõ những nội dung vấn đề các bên muốn đàm phán;
Nội dung biên bản ghi nhớ có thể được ghi chi tiết hoặc khái quát chung, tuy nhiên câu từ phải được diễn đạt rõ ràng và đơn nghĩa (tránh gây nhầm lẫn và khó hiểu cho người đọc).
Các điều khoản về bảo mật, trách nhiệm pháp lý với bên thứ ba sẽ được ghi thêm vào biên bản tùy theo nhu cầu thực tế của các bên. Đồng thời phải ghi rõ thỏa thuận về thời điểm có hiệu lực và hết hiệu lực của những quyền và nghĩa vụ được ghi trong nội dung biên bản nói trên.
Cuối biên bản ghi nhớ cần có chữ ký của người đại diện và đóng dấu của cá nhân, tổ chức đúng theo quy định pháp luật.
Biên bản ghi nhớ (MOU) không phải là hợp đồng nhưng vẫn có giá trị thi hành nhất định với các bên, tùy theo nội dung ghi nhớ. Do đó sự rà soát chi tiết những thông tin được ghi trong biên bản ghi nhớ là điều cần thiết trước khi đặt bút ký xác nhận để tránh những rủi ro không đáng có.
Thứ nhất, về vấn đề hiệu lực của biên bản ghi nhớ theo Bộ luật Dân sự số năm 2015:
Biên bản ghi nhớ (tên viết tắt MOU) là văn bản thể hiện sự thỏa thuận (mutual accord) về một vấn đề (issuae) giữa hai hoặc nhiều bên. Biên bản ghi nhớ thường được coi là có tính ràng buộc, ngay cả khi các quyền và nghĩa vụ nêu ra trong biên bản ghi nhớ không đặt trên cơ sở một tuyên bố pháp lý cụ thể nào. Để có hiệu lực pháp lý thì một biên bản ghi nhớ phải:
Xác định được các bên tham gia vào giao ước;
Nêu ra nội dung và mục đích;
Tóm tắt các điều khoản của thỏa thuận giao ước;
Có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan.
Hiện tại thì vẫn chưa có điều khoản cụ thể nào quy định về hiệu lực pháp lý của biên bản ghi nhớ. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn áp dụng trong thực tế, khi các bên tham gia ký kết biên bản ghi nhớ thì chỉ cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, biên bản ghi nhớ sẽ có giá trị pháp lý như hợp đồng và vẫn được coi là chứng cứ khi kiện cáo.