Xin chào Luật sư, sau bao năm tích góp, vợ chồng tôi đã đủ tiền mua một mảnh đất để xây nhà riêng. Tuy nhiên, khi nói chuyện với chủ đất thì chủ đất có yêu cầu đặt cọc và muốn hai bên ký kết hợp đồng đặt cọc mua đất. Cho tôi hỏi, hợp đồng đặt cọc mua đất được quy định như thế nào? Và hợp đồng này phải soạn thảo ra sao? Tôi xin cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn quý khách hàng đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư X. Chúng tôi xin hân hạnh được giải đáp thắc mắc của quý khách hàng qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Hợp đồng đặt cọc mua đất là gì?
Hợp đồng đặt cọc
Căn cứ khoản 1 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015:
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
Như vậy, bản chất của hợp đồng đặt cọc là một dạng thỏa thuận nhằm ràng buộc các bên thực hiện một giao dịch dân sự khác.
Hợp đồng đặt cọc mua đất
Mua bán đất là cách gọi phổ biến chỉ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Vì thế, hợp đồng đặt cọc mua đất là hợp đồng được hai bên ký kết để cam kết sẽ thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong tương lai.
Nội dung của hợp đồng đặt cọc mua đất
Nội dung cơ bản của hợp đồng được quy định tại Điều 398 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
Điều 398. Nội dung của hợp đồng
1. Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.
2. Hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:
a) Đối tượng của hợp đồng;
b) Số lượng, chất lượng;
c) Giá, phương thức thanh toán;
d) Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;
đ) Quyền, nghĩa vụ của các bên;
e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
g) Phương thức giải quyết tranh chấp.
Theo đó về cơ bản thì trong HĐ đặt cọc khi mua đất phải có được: Thông tin của bên đặt cọc; bên nhận đặt cọc; Tài sản đặt cọc; Mục đích đặt cọc; chữ ký của hai bên.
Vi phạm hợp đồng đặt cọc khi mua đất có bị phạt không?
Bởi vì hợp đồng đặt cọc mua đất là , nên việc vi phạm hợp đồng được xử lý ra sao thì sẽ do hai bên thống nhất thỏa thuận. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận rõ điều này, khoản 2 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc.
Như vậy, nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. Nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc.
Hướng dẫn soạn thảo hợp đồng đặt cọc khi mua đất
Bước 1: Trích dẫn các quy định pháp luật về đặt cọc để làm căn cứ soạn thảo hợp đồng.
Bước 2: Liệt kê những nội dung chính trong hợp đồng đặt cọc mua đất.
Bước 3: Xác định những vấn đề cần lưu ý trong HĐ đặt cọc mua đất, cụ thể:
Ghi rõ giá trị đặt cọc, giá trị giao dịch mà HĐ đặt cọc mua đất dùng để đảm bảo.
Xác định cụ thể thời gian đặt cọc từ thời điểm nào đến thời điểm nào? Hình thức, địa điểm thanh toán tiền cọc, mức phạt cọc đối với trường hợp hủy giao dịch.
Cách thức giải quyết tranh chấp, tòa án giải quyết tranh chấp.
Mức phạt cọc do hai bên quy định.
Tải xuống mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; giấy uỷ quyền xác nhận độc thân; tạm ngừng kinh doanh;…. của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Khi bán đất có phải xin chữ ký người đã ra ở riêng không?
- Mẫu đơn bố mẹ cho con đất viết tay mới
- Dịch vụ tư vấn, soạn thảo hợp đồng đặt cọc mua nhà
Câu hỏi thường gặp
Bộ luật Dân sự năm 2015 hay Luật Công chứng 2014 và văn bản hướng dẫn thi hành hiện nay đều không có điều khoản quy định hợp đồng đặt cọc bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực.
Nhưng, để đảm bảo tính pháp lý của Hợp đồng này, việc công chứng, chứng thực là cần thiết để tránh xảy ra tranh chấp sau này.
Theo Điều 117 và Điều 407 Bộ luật dân sự 2015, hợp đồng đặt cọc vô hiệu trong các trường hợp sau:
Hợp đồng đặt cọc vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội
Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do giả tạo.
Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện.
Hợp đồng đặt cọc vô hiệu do bị nhầm lẫn.