Trong quá trình hoạt động và tạo lập thương hiệu vì một lý do nào mà chủ sở hữu khong còn nhu cầu sử dụng nên muốn chuyển nhượng nhãn hiệu của mình cho người khác. Thủ tục này sẽ được thực hiện thông qua việc chủ sở hữu nộp đơn yêu cầu đăng ký hợp đồng chuyển nhượng tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam. Vậy điều kiện để chuyển nhượng nhãn hiệu ra làm sao? Những điều cần lưu ý khi thực hiện chuyển nhượng nhãn hiệu như thế nào?
Để giải đáp thắc mắc cho quý độc giả về vấn đề “Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu và những điều cần lưu ý” Mời quý độc giả hãy cùng Luật sư X tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Khái quát chung về chuyển nhượng nhãn hiệu
Chuyển nhượng nhãn hiệu là gì?
Cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu của nhãn hiệu có thể thực hiện chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu của mình sang cho cá nhân, tổ chức khác nếu không còn nhu cầu sử dụng. Khi đó, bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng cần nhanh chóng đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam).
Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu là gì?
Việc chuyển nhượng nhãn hiệu bắt buộc phải được thực hiện dưới hình thức văn bản. Cụ thể là hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu. Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng khi thực hiện chuyển nhượng nhãn hiệu. Quyền sở hữu nhãn hiệu của bên chuyển nhượng (chủ sở hữu trước đây) sẽ ngay lập tức được chuyển giao sang cho bên nhận chuyển nhượng khi hợp đồng chuyển nhượng được đăng ký thành công tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Hợp đồng chuyển nhượng là cơ sở để các bên xác định đúng quyền và nghĩa vụ của mình, từ đó, đảm bảo thực hiện chính xác quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nghĩa vụ của mỗi bên được thực hiện đúng đồng thời sẽ giúp các bên đảm bảo được quyền lợi của mình. Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền là cơ sở pháp lý hợp pháp để sử dụng trong các tranh chấp phát sinh liên quan tơi chuyển nhượng nhãn hiệu.
Bên cạnh những điều khoản không trái với quy định của pháp luật mà mỗi bên thỏa thuận, hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu cần ghi nhận và nêu rõ những thông tin cơ bản về bên chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng; căn cứ pháp lý của hợp đồng; phạm vi chuyển nhượng nhãn hiệu; chi phí mà bên nhận chuyển nhượng cần phải trả cho bên chuyển nhượng (nếu có); quyền và nghĩa vụ của mỗi bên; hiệu lực của hợp đồng chuyện nhượng; thẩm quyền ký kết. Nhãn hiệu chỉ được coi là chuyển nhượng thành công khi bên chuyển nhượng hoặc bên nhận chuyển nhượng hoàn thành thủ tục đăng ký hợp đồng này với Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Điều kiện để chuyển nhượng nhãn hiệu
Theo điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ thì điều kiện chuyển nhượng nhãn hộ được quy định như sau:
Thứ nhất, chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ. Khi kinh doanh, và đăng ký kinh doanh, chủ doanh nghiệp đã đều phải xác định rõ về ngành nghề kinh doanh và các ngành nghề đó được phân vào các mã ngành theo quy định. Tương tự như vậy, nhãn hiệu khi được bảo hộ sẽ được bảo hộ cho các sản phẩm cụ thể và các sản phẩm này cũng được phân nhóm theo quy định. Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được phép chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi các nhãn hiệu được bảo hộ ấy.
Thứ hai, việc chuyển nhượng đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. Thực tế, một trong những trường hợp có thể gây nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu chính là việc mua- bán nhãn hiệu có chứa dấu hiệu tương tự với tên thương mại của bên bán. Vì thế, quy định về điều kiện này nhằm tránh trường hợp nhầm lẫn không đáng có.
Thứ ba, hình thức chuyển nhượng nhãn hiệu phải thực hiện bằng văn bản: Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó. Trường hợp đã đáp ứng các điều kiện về chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu thì việc chuyển nhượng này phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.
Thứ tư, việc chuyển nhượng nhãn hiệu phải được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ (Cục Sở hữu trí tuệ).
Hồ sơ chuyển nhượng nhãn hiệu
Người yêu cầu chuyển nhượng cần chuẩn bị các đầu mục hồ sơ dể nộp trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:
- Tờ khai đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu theo mẫu quy định;
- Bản gốc hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng;
- Bản gốc văn bằng bảo hộ;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, văn bản giải trình lý do không đồng ý của bất kỳ đồng chủ sở hữu nào về việc chuyển giao quyền nếu quyền sở hữu nhãn hiệu thuộc sở hữu chung;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí;
- Giấy ủy quyền nộp hồ sơ (nếu có)
Theo quy định thời gian thực hiện chuyển nhượng nhãn hiệu là 2 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ chuyển nhượng. Tuy nhiên trên thực tế thời gian có thể kéo dài từ 03 – 06 tháng phụ thuộc vào thời gian làm việc của Cục sở hữu trí tuệ. Do số lượng đơn tại Cục Sở hữu trí tuệ có thể khá lớn nên thời gian làm việc thường chậm hơn theo quy định.
Mẫu hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu
Những điều cần lưu ý khi thực hiện chuyển nhượng nhãn hiệu
Nhãn hiệu chuyển nhượng không được trùng hay tương tự với các nhãn hiệu còn lại của bên chuyển nhượng. Nếu có, cần phải chuyển nhượng toàn bộ các nhãn hiệu trùng/ tương tự với nhau để tránh khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc sản phẩm/ dịch vụ mang nhãn hiệu.
Nhãn hiệu chuyển nhượng không được trùng hay tương tự với tên Thương mại (tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh) của bên chuyển nhượng, để tránh khả năng gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc sản phẩm/dịch vụ mang nhãn hiệu. Trong trường hợp này, việc chuyển nhượng nhãn hiệu chỉ được chấp nhận nếu thuộc một trong số các trường hợp sau:
- Bên chuyển nhượng chuyển cho Bên nhận toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó; hoặc
- Bên chuyển nhượng loại bỏ các ngành nghề kinh doanh liên quan đến các sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu và việc loại bỏ đó phải được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; hoặc
- Bên chuyển nhượng đã giải thể, không còn tồn tại sau khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu; hoặc
- Trên thực tế, Cục Sở hữu trí tuệ có thể chấp nhận chuyển nhượng nhãn hiệu tương tự với tên Thương mại của Bên chuyển nhượng nếu cung cấp được tài liệu chứng minh rằng Bên chuyển nhượng là Công ty mẹ/Công ty góp vốn (chiếm hơn 50% tỉ lệ vốn góp) đối với bên nhận chuyển nhượng
Ngoài ra, khi chuyển nhượng nhãn hiệu cần đàm phán để chuyển nhượng hết các phương tiện/hình thức khác mang nhãn hiệu như: Các tên miền, hệ thống cửa hàng gắn nhãn hiệu…
Khi đàm phán về chuyển nhượng nhãn hiệu cũng lưu ý giá chuyển nhượng đã bao gồm hoặc chưa bao gồm các loại thuế phải nộp cho chính phủ như thuế VAT, thuế thu nhập.
Mời bạn xem thêm
- Hét giá vé xe ngày Tết bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định?
- Cách đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam ra sao?
- Có thể xin giấy chứng sinh ở nhà hộ sinh không?
- Thụ lý vụ án hành chính theo luật hành chính hiện hành ra sao?
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu và những điều cần lưu ý” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là mẫu quyết định cử người giám hộ… Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline: 0833.102.102. Để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín. Hoặc quý khách hàng tham khảo thêm qua các kênh sau:
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Việt Nam áp dụng nguyên tắc nộp đơn đầu tiên trong đăng ký nhãn hiệu
+ Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước.
+ Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép.
+ Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt nam và của nước ngoài.
+ Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp do chính tổ chức đó đăng ký làm nhãn hiệu chứng nhận.
+ Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ (Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ).
Đơn đăng ký không được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu thì chủ đơn sẽ không được hoàn lại khoản phí đã nộp. Chủ đơn nếu không được cấp bằng bảo hộ sẽ không phải đóng tiền cấp bằng bảo hộ và phí công bố thông tin cấp bằng là: 360.000 đồng.