Thực tế hiện nay cho thấy, việc làm bán thời gian (part time) đang khá phổ biến, nhất là đối với sinh viên. Đa phần các công việc bán thời gian đều là những công việc, đơn giản, không gây áp lực lớn, không đòi hỏi cao về mặt chuyên môn. Đây là cách giúp kiếm thêm thu nhập để trang trải cho cuộc sống trong những khoảng thời gian rảnh rỗi trong ngày hay những ngày nghỉ.Việc làm bán thời gian hiện nay được pháp luật quy định như thế nào? Hợp đồng bán thời gian là gì, bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ pháp lý
Hợp đồng bán thời gian là gì?
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa đặt ra quy định hay đưa ra khái niệm cụ thể về lao động bán thời gian là gì. Tuy nhiên, tại Điều 32 BLLĐ năm 2019 quy định về làm việc không trọn thời gian như sau:
- Người lao động làm việc không trọn thời gian là người lao động có thời gian làm việc ngắn hơn so với thời gian làm việc bình thường theo ngày hoặc theo tuần hoặc theo tháng được quy định trong pháp luật về lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
- Người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động làm việc không trọn thời gian khi giao kết hợp đồng lao động.
- Người lao động làm việc không trọn thời gian được hưởng lương; bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ với người lao động làm việc trọn thời gian; bình đẳng về cơ hội, không bị phân biệt đối xử, bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động.
Bên cạnh đó, thời gian làm việc bình thường theo quy định tại Điều 105 BLLĐ năm 2019 là không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
- Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
Như vậy, có thể hiểu lao động bán thời gian hay việc làm bán thời gian là được là công việc mà trong đó số giờ làm việc ít hơn thời gian làm việc bình thường trong ngày hoặc trong tuần theo quy định của pháp luật. Đây không phải là công việc tăng ca cũng không phải làm việc theo quy chuẩn giờ hành chính.
Số ngày và thời gian lao động bán thời gian trong tuần có thể ít hoặc nhiều hơn tùy theo thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Theo đó, người lao động bán thời gian sẽ làm việc theo ca, mỗi ca được sắp xếp xoay vòng luân phiên giữa các nhân viên.
Quy định về hợp đồng lao động bán thời gian
Mặc dù hiện nay, BLLĐ không quy định cụ thể về hợp đồng lao động bán thời gian. Tuy nhiên, tại Điều 13 Bộ luật Lao động năm 2019 (BLLĐ 2019) quy định:
“Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động“.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
Các loại hợp đồng hiện nay bao gồm::
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng
- Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Công việc theo hợp đồng lao động phải do người lao động đã giao kết hợp đồng thực hiện. Địa điểm làm việc được thực hiện theo hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Như vậy, theo các quy định trên thì có thể hiểu rằng hợp đồng lao động bán thời gian là sự thỏa thuận của người lao động với người sử dụng lao động về việc người lao động sẽ làm việc bán thời gian. Hợp đồng chỉ được lập ra khi có sự thống nhất của các bên tham gia ký kết hợp đồng. Hợp đồng mang giá trị pháp lý cao để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng và cũng là căn cứ để giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng.
Một số lưu ý khi tuyển lao động làm việc bán thời gian
Người sử dụng lao động không được tuyển dụng và sử dụng người chưa đủ 13 tuổi làm việc, trừ các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi và phải có sự đồng ý của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Người từ đủ 13 tuổi đến chưa đủ 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành tại Điều 8 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH
Thời giờ làm việc của người chưa đủ 15 tuổi không được quá 04 giờ trong 01 ngày và 20 giờ trong 01 tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
Đối với trường hợp sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi
Người sử dụng lao động cần lưu ý, cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc sau đây:
- Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên;
- Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần hoặc chất gây nghiện khác;
- Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;
- Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc;
- Phá dỡ các công trình xây dựng;
- Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;
- Lặn biển, đánh bắt thủy, hải sản xa bờ;
- Công việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.
Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm việc ở các nơi sau đây:
- Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;
- Công trường xây dựng;
- Cơ sở giết mổ gia súc;
- Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở tắm hơi, cơ sở xoa bóp; điểm kinh doanh xổ số, dịch vụ trò chơi điện tử;
- Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.
Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không được quá 08 giờ trong 01 ngày và 40 giờ trong 01 tuần. Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có thể được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành tại Điều 10 Thông tư 09/2020/TT-BLĐTBXH
Đối với trường hợp sử dụng người lao động cao tuổi
- Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
- Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.
- Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
- Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.
Người lao động cao tuổi có quyền thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
Mẫu hợp đồng lao động bán thời gian năm 2022
Quy định về tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động
Theo quy định tại Điều 30 BLLĐ năm 2019, hợp đồng lao động sẽ được tạm hoãn việc thực hiện hợp đồng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ;
– Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
– Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;
– Lao động nữ mang thai theo quy định như sau:
- Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
- Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì phải thông báo cho người sử dụng lao động kèm theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
- Trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thời gian tạm hoãn do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động nhưng tối thiểu phải bằng thời gian do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định tạm nghỉ. Trường hợp không có chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về thời gian tạm nghỉ thì hai bên thỏa thuận về thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
– Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
– Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
– Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác;
– Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.
Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X liên quan đến “Hợp đồng bán thời gian là gì?”. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về cách nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp, đăng ký giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, các thủ tục thành lập công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh;…quý khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 để được nhận tư vấn.
Mời bạn xem thêm
- Mẫu hợp đồng cho thuê mặt bằng đất năm 2022
- Hợp đồng trả lương theo giờ là gì?
- Hợp đồng cung cấp hàng hóa mới năm 2022
- Mẫu hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất
Câu hỏi thường gặp
Số tiền cho các công việc bán thời gian sẽ phụ thuộc vào tính chất công việc, ngành nghề và số lượng công việc, thời gian…mà người lao động lựa chọn làm việc. Số tiền này cũng phụ thuộc vào tỉnh, thành phố nơi người lao động đang sinh sống hoặc do sự thỏa thuận giữa các bên liên quan.
Theo khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt bao gồm: Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn; Người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn; Người làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng; Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng
Bên cạnh đó, người làm công việc bán thời gian sẽ được tham gia bảo hiểm xã hội nếu đáp ứng đủ những yêu cầu sau:
Hợp đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động thuộc loại hợp đồng không xác định thời hạn; hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Công việc có tổng thời gian nghỉ việc dưới 14 ngày/ tháng so với lao động chính thức.
Mức lương đóng bảo hiểm xã hội không được ít hơn mức tiền lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
– Người lao động bán thời gian khi ký kết hợp đồng sẽ đóng bảo hiểm xã hội với mức đóng được quy định tại Điều 6 Quyết định số 595/QĐ-BHXH như sau: Mức lương tháng đóng BHXH tối thiểu; Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường; Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh phải qua học nghề, đào tạo nghề; Cao hơn ít nhất 5% đối với người làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; 7% đối với người làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương trong điều kiện lao động bình thường.
– Mức lương tháng đóng BHXH tối đa: Bằng 20 tháng lương cơ sở. Từ 01/01/2020: Mức lương tháng đóng BHXH tối đa = 20 x 1,49 = 29,8 triệu đồng/tháng. Từ 01/7/2020: Mức lương tháng đóng BHXH tối đa = 20 x 1,6 = 32 triệu đồng/tháng.