Khoảng 20h ngày 1/11/2021; Đoàn Phương Đ (16 tuổi; ngụ xã Xuân Thọ) điều khiển xe mô tô chở một người tên Bảo Kh cùng với Phạm Văn S (16 tuổi; ngụ xã Xuân Thọ, TP Đà Lạt) điều khiển xe mô tô đi một mình. Khi cả 3 đến địa chỉ 53 Hùng Vương (Phường 9); đoạn trước cổng Công an TP Đà Lạt; thì bị một nhóm thanh niên có khoảng 8 người trong đó có Trần Nguyên Anh B; Tô Tiền D; Trần Anh Kh; Nguyễn Mai Thiên Ph; di chuyển bằng xe mô tô chặn đầu xe. Hai nhóm thanh niên này hỗn chiến; đuổi chém nhau diễn ra khoảng 30 giây.
Sau đó lực lượng canh gác; trực ban cổng Công an TP Đà Lạt cùng người dân sống trong khu vực phát hiện tri hô thì các đối tượng sau đó lên xe mô tô bỏ chạy. Hậu quả một đối tượng bị chém đa chấn thương vùng đỉnh đầu; đùi trái; lưng dưới bả vai. Hành vi trên là rất nguy hiểm cho xã hội; vậy sẽ pháp luật bị xử lý như thế nào?
Mời bạn đọc cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề Hỗn chiến trước trụ sở công an bị xử lý như thế nào?
Căn cứ pháp lý
Bộ luật hình sự năm 2015 (Sửa đổi; bổ sung năm 2017).
Nội dung tư vấn
Với hành vi dùng phớ; dao;… đuổi đánh; chém nhau trước cổng công an như trên của các thanh niên; sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng theo Điều 318 Bộ luật hình sự 2015.
Thế nào là gây rối trật tự công cộng?
Gây rối trật tự công cộng là hành vi vi phạm quy tắc xử sự được đặt ra cho mỗi công dân ở nơi công cộng; xâm phạm tình trạng ổn định trong sinh hoạt chung của xã hội. Là các hành vi xâm phạm đến con người; đến quyền hoặc lợi ích hợp pháp của họ hoặc xâm hại đến quyền sở hữu và diễn ra tại nơi công cộng.
Hành vi hỗn chiến; tụ tập nhiều thanh niên dùng các vũ khí nguy hiểm như dao; phớ;… đuổi chém nhau vào buổi tối; tại giữa đường trước cổng công an như trên là 1 hành vi gây rối trật tự công cộng.
Cấu thành tội phạm
Chủ thể
Chủ thể của tội gây rối trật tự công cộng không phải chủ thể đặc biệt; chỉ cần người có hành vi gây rối trật tự công cộng đủ độ tuổi chịu trách nhiệm và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này.
Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự; thì chỉ người đủ 16 tuổi trở lên mới là chủ thể của tội phạm này; vì tội phạm này không có trường hợp nào là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Trong trường hợp trên nhóm thanh niên đều đã từ đủ 16 tuổi nên đã thỏa mãn dấu hiệu chủ thể của tội phạm này.
Khách thể
Đối với khách thể của tội gây rối trật tự công cộng là xâm phạm đến trật tự an ninh xã hội; cuộc sống sinh hoạt ổn định của cộng đồng. Ngoài ra còn xâm phạm đến các hoạt động đi lại; làm việc; vui chơi nguyên tắc an toàn nơi công cộng tại nơi có nhiều người qua lại; đồng thời xâm phạm đến sức khỏe; tài sản của những người xung quanh. Hành vi này cũng làm ảnh hưởng đến việc thực hiện những đường lối chính sách của Đảng; Nhà nước trong quá trình ổn định đời sống của người dân.
Hành vi hỗn chiến của nhóm thanh niên trên đã phá vỡ sự ổn định của khu dân cư đó; khiến nhiều người dân quanh đó rơi vào trạng thái hoang mang; sợ hãi vì sự an toàn của bản thân và xã hội…. xâm phạm đến khách thể mà pháp luật bảo vệ.
Mặt chủ quan
Đối với mặt chủ quan của tội phạm này thì chủ thể thực hiện với lỗi cố ý. Cụ thể là lỗi cố ý trực tiếp; chủ thể của tội phạm biết rõ hành vi của mình sẽ ảnh hưởng đến trật tự an ninh xã hội, lối sống lành mạnh ổn định của xã hội; nhưng vẫn mong muốn và thực hiện hành vi đó.
Mặt khách quan
Hành vi khách quan: Người phạm tội thực hiện hành vi gây rối bằng nhiều phương thức khác nhau như: Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách; gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng; đập phá các công trình ở nơi công cộng; …
Hậu quả: Hậu quả của hành vi gây rối trật tự công cộng là thiệt hại vật chất và phi vật chất được xác định là nghiêm trọng cho xã hội. Hậu quả vừa là dấu hiệu bắt buộc, vừa không phải là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này. Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc nếu người phạm tội chưa bị xử phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc chưa bị kết án về tội này hoặc tuy đã bị kết án về tội này nhưng đã được xoá án tích. Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc nếu người phạm tội đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này; chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.
Hỗn chiến trước trụ sở công an bị xử lý như thế nào?
Khung hình phạt thứ nhất
Khung thứ nhất quy định ở khoản 1 điều 318 Bộ luật hình sự; quy định về mức phạt bao gồm các hình thức về xử phạt tiền; phạt cải tạo không giam giữ và mức phạt tù. Theo đó nếu đối tượng nào có hành vi vi phạm pháp luật về tội cố ý gây rối trật tự nơi đông người sẽ phạt tiền từ 5 triệu đến dưới 50 triệu; ngoài ra nếu hậu quả của hành vi nghiêm trọng hơn; thì có thể bị phạt đến 2 năm cải tạo không giam giữ hay các mức hình phạt tù đến 2 năm tù.
Khung hình phạt thứ hai
Khung thứ hai quy định ở khoản 2 điều 318 Bộ luật hình sự; quy định về khung hình phạt tù ở mức từ 2 năm tù đến 7 năm tù. Đây là khung hình phạt áp dụng cho các trường hợp vi phạm có các tình tiết tăng nặng kèm theo; gây ra hậu quả cho xã hội với mức độ nghiêm trọng hơn ở khoản 1. Theo đó; chủ thể vi phạm 1 trong các trường hợp sau:
- Có tổ chức.
- Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách.
- Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng.
- Xúi giục người khác gây rối.
- Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng.
- Tái phạm nguy hiểm.
Đôi với tội gây rối trật tự công cộng không có hình phạt bổ sung.
Có thể bạn quan tâm
- Hành vi đánh nhau gây rối trật tự công cộng bị xử lý như thế nào?
- Nổ súng gây rối trật tự công cộng bị xử lý như thế nào theo quy định?
- Gây rối trật tự phiên tòa sẽ bị xử phạt như thế nào?
Như vậy; đối với hành vi hỗn chiến trước trụ sở công an của nhóm thanh niên sẽ bị truy cứu hình sự về Tội gây rối trật tự công cộng; được quy định tại Điều 318 Bộ luật hình sự. Theo đó; tùy vào hành vi và mức độ nguy hiểm cho xã hội mà hành vi sẽ bị phạt tiền; cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù. Trong đó; hình phạt cao nhất lên đến 07 năm tù giam và không có hình phạt bổ sung.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề Hỗn chiến bị xử lý như thế nào? Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. Mọi vấn đề pháp lý cần tư vấn vui lòng liên hệ Luật sư X: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của pháp luật; đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về toàn bộ tội phạm; như vậy tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố xét xử theo cùng một tội danh; cùng một điều luật và trong phạm vi chế tài của điều luật ấy.
Tại Điểm c Khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình, có quy định với hành vi say rượu, bia gây mất trật tự công cộng thì có thể bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Tại Điểm h Khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, có quy định
Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
Gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức;
Như vậy hành vi gây rối trong khu cách ly y tế sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng