Chào Luật sư X, tôi đang làm việc tại một nhà máy gia công giày thể thao để xuất khẩu sang Hàn Quốc. Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại thì công ty đã chậm lương công nhân 03 tháng dẫn đến chúng tôi không đủ kinh phí xoay sở cho cuộc sống. Vì quá bức xúc nên chúng tôi đã kiến nghị lên trên nhưng không được giải quyết và tranh chấp lớn với bên quản lý. Nghe nói hội đồng trọng tài lao động có thể giải quyết tranh chấp lao động. Vậy hội đồng trọng tài lao động là gì? Cơ cấu tổ chức hội đồng trọng tài lao động ra sao? Xin được tư vấn.
Chào bạn, cảm ơn câu hỏi của bạn. Để giải đáp câu hỏi trên mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
- Bộ Luật Lao động năm 2019
Hội đồng trọng tài lao động là gì?
Hội đồng trọng tài lao động là cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể về quyền, tranh chấp lao động tập thể về lợi ích theo các Điều 187, 191, 195 Bộ luật lao động hiện hành.
Cụ thể, Điều 185 Bộ luật lao động quy định về Hội đồng trọng tài lao động như sau:
Điều 185. Hội đồng trọng tài lao động
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng trọng tài lao động, bổ nhiệm Chủ tịch, thư ký và các trọng tài viên lao động của Hội đồng trọng tài lao động. Nhiệm kỳ của Hội đồng trọng tài lao động là 05 năm.
- Số lượng trọng tài viên lao động của Hội đồng trọng tài lao động do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, ít nhất là 15 người, bao gồm số lượng ngang nhau do các bên đề cử, cụ thể như sau:
a) Tối thiểu 05 thành viên do cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề cử, trong đó có Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo và thư ký Hội đồng là công chức của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Tối thiểu 05 thành viên do công đoàn cấp tỉnh đề cử;
c) Tối thiểu 05 thành viên do các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh thống nhất đề cử.
- Tiêu chuẩn và chế độ làm việc của trọng tài viên lao động được quy định như sau:
a) Trọng tài viên lao động là người hiểu biết pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quan hệ lao động, có uy tín và công tâm;
b) Khi đề cử trọng tài viên lao động theo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, công đoàn cấp tỉnh, tổ chức đại diện của người sử dụng lao động có thể cử người của cơ quan, tổ chức mình hoặc cử người khác đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn đối với trọng tài viên lao động theo quy định;
c) Thư ký Hội đồng trọng tài lao động thực hiện nhiệm vụ thường trực của Hội đồng trọng tài lao động. Trọng tài viên lao động làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.
- Khi có yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo quy định tại các điều 189, 193 và 197 của Bộ luật này, Hội đồng trọng tài lao động quyết định thành lập Ban trọng tài lao động để giải quyết tranh chấp như sau:
a) Đại diện mỗi bên tranh chấp chọn 01 trọng tài viên trong số danh sách trọng tài viên lao động;
b) Trọng tài viên lao động do các bên lựa chọn theo quy định tại điểm a khoản này thống nhất lựa chọn 01 trọng tài viên lao động khác làm Trưởng Ban trọng tài lao động;
c) Trường hợp các bên tranh chấp cùng lựa chọn một trọng tài viên để giải quyết tranh chấp lao động thì Ban trọng tài lao động chỉ gồm 01 trọng tài viên lao động đã được lựa chọn.
- Ban trọng tài lao động làm việc theo nguyên tắc tập thể và quyết định theo đa số, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 4 Điều này.
- Chính phủ quy định chi tiết về tiêu chuẩn, điều kiện, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm, chế độ và điều kiện hoạt động của trọng tài viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động; tổ chức và hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động; việc thành lập và hoạt động của Ban trọng tài lao động quy định tại Điều này.
Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài lao động là gì?
Trọng tài lao động là phương thức giải quyết tranh chấp lao động mà theo đó Hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên có thẩm quyền sẽ đứng ra giải quyết tranh chấp lao động dựa trên cơ sở các nguyên tắc theo sự thỏa thuận hợp pháp của các bên tranh chấp hoặc theo quy định của pháp luật;
Trọng tài lao động là quá trình được lựa chọn bởi các bên trong tranh chấp lao động, muốn việc tranh chấp được giải quyết bởi một quan tòa khách quan mà quyết định của họ sẽ dựa trên tình huống sự việc, các biên liên quan đồng ý trước sẽ chấp nhận những quyết định này là quyết định cuối cùng và có tính bắt buộc thi hành.
Thẩm quyền của Hội đồng trọng tài lao động hoặc thẩm quyền của trọng tài lao động được quy định là quyền hạn của các cá nhân, tổ chức được giao giải quyết tranh chấp lao động theo quy định pháp luật.
Cơ cấu tổ chức Hội đồng trọng tài lao động
Bộ Luật Lao động năm 2019 đã có những sửa đổi căn bản trong cơ cấu tổ chức Hội đồng trọng tài lao động. Cụ thể Khoản 2 Điều 185 Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định như sau:
“2. Số lượng trọng tài viên lao động của Hội đồng trọng tài lao động do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, ít nhất là 15 người, bao gồm số lượng ngang nhau do các bên đề cử, cụ thể như sau:
a) Tối thiểu 05 thành viên do cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề cử, trong đó có Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo và thư ký Hội đồng là công chức của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Tối thiểu 05 thành viên do công đoàn cấp tỉnh đề cử;
c) Tối thiểu 05 thành viên do các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh thống nhất đề cử.”
Nhiệm kỳ hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động là 05 năm. Cơ cấu tổ chức và cách vận hành của Hội đồng trọng tài lao động có thể được thỏa thuận để áp dụng, giải quyết tranh chấp kinh tế, khu vực tương thích với đặc điểm về địa lý, văn hóa xã hội hay địa phương nhất định, bao gồm tất cả những cơ sở kinh tế liên quan đến phạm vi lãnh thổ.
Điều khác biệt lớn của quy định mới so với Bộ Luật Lao động cũ năm 2012 là việc giải quyết tranh chấp lao động sẽ không được hiểu là chỉ hoặc được giải quyết thông qua phiên họp của Hội đồng trọng tài lao động.
Trình tự giải quyết tranh chấp tại Hội đồng trọng tài năm 2023
Bước 1: Tiến hành hòa giải tại Hòa giải viên lao động
Theo nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động thì các tranh chấp lao động trước khi yêu cầu hội đồng trọng tài lao động và toà án giải quyết đều phải giải quyết thông qua hoà giải tại hoà giải viên lao động.
Tuy nhiên, đối với một số loại tranh chấp lao động cá nhân nhất định có ảnh hưởng trực tiếp, xâm hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của người lao động, cần giải quyết dứt điểm hay do đặc thù riêng của tranh chấp thì không bắt buộc phải qua thủ tục hoà giải. Các tranh chấp này cụ thể là:Tranh chấp về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; Tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;…
Thời hiệu cho các bên yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng đối với yêu cầu hòa giải viên lao động hòa giải.
Bước 2: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Hội đồng trọng tài
Trường hợp tranh chấp không bắt buộc phải qua hoà giải; Hết thời hạn hoà giải mà không tiến hành hoà giải; Hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thoả thuận trong biên bản hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu hội đồng trọng tài lao động giải quyết.
Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp được nộp tại Hội đồng trọng tài lao động tỉnh (thành phố) nơi công ty đặt trụ sở chính.
Bước 3: Tiếp nhận đơn và hồ sơ, sau đó ra quyết định thành lập Ban trọng tài lao động để giải quyết tranh chấp
Bước 4: Ban trọng tài lao động phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp.
- Lợi ích khi người lao động, người sử dụng lao động mời luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp lao động tại hội đồng trọng tài.
Thứ nhất, sẽ được tư vấn cụ thể, dễ hiểu về trình tự, thủ tục yêu cầu giải quyết tranh chấp tại hội đồng trọng tài và các lợi ích, rủi ro khi lựa chọn giải quyết tại hội đồng trọng tài lao động. Do trình tự, thủ tục lằng nhằng nên để áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp cá nhân tại hội đồng trọng tài sẽ gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra, cả người lao động và người sử dụng lao động cần biết rõ về những lợi ích, rủi ro khi lựa chọn giải quyết tranh chấp tại đây. Do đó, với sự tư vấn của Luật sư sẽ giúp người lao động biết được mình cần phải làm gì, làm như thế nào và làm gì là tốt nhất để bảo vệ lợi ích cho mình.
Thứ hai, tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc, bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người lao động, người sử dụng lao động. Bởi nếu người lao động, người sử dụng lao động không hiểu rõ trình tự, thủ tục, lợi ích, rủi ro khi yêu cầu giải quyết tranh chấp tại hội đồng trọng tài lao động thì sẽ rất mất thời gian để bổ sung, giải quyết.
Thứ ba, sẽ được tư vấn đầy đủ về các loại giấy tờ cần thiết để làm hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp tại hội đồng trọng tài lao động.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Hội đồng trọng tài lao động là gì?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về hồ sơ đăng ký nhãn hiệu. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào khoản 1 Điều 101 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về thành lập Hội đồng trọng tài lao động như sau:
Thành lập Hội đồng trọng tài lao động
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng trọng tài lao động với nhiệm kỳ 05 năm, bao gồm các trọng tài viên lao động được bổ nhiệm theo quy định tại Điều 99 Nghị định này, trong đó:
a) Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội được bổ nhiệm trọng tài viên lao động, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm;
b) Thư ký Hội đồng là công chức Sở Lao động – Thương binh và Xã hội được bổ nhiệm trọng tài viên lao động, là thường trực của Hội đồng, làm việc theo chế độ chuyên trách;
c) Thành viên khác của Hội đồng là các trọng tài viên lao động còn lại, làm việc theo chế độ kiêm nhiệm;
d) Hội đồng trọng tài lao động được sử dụng con dấu riêng.
…
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng trọng tài lao động với nhiệm kỳ 05 năm, bao gồm các trọng tài viên lao động được bổ nhiệm theo quy định tại Điều 99 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
Tham gia và thực hiện nhiệm vụ của Ban trọng tài lao động theo quy định tại Điều 102 Nghị định 145/2020/NĐ-CP;
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy chế hoạt động của Hội đồng trọng tài lao động và phân công của Chủ tịch Hội đồng trọng tài lao động.
Căn cứ vào Điều 98 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn, điều kiện trọng tài viên lao động như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện trọng tài viên lao động
Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự, có sức khỏe và phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín, công tâm.
Có trình độ đại học trở lên, hiểu biết pháp luật và có ít nhất 05 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động.
Không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành bản án hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích.
Được Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Liên đoàn Lao động cấp tỉnh hoặc tổ chức đại diện người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh đề cử làm trọng tài viên lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 185 của Bộ luật Lao động.
Không phải là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, chấp hành viên, công chức thuộc Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án.
Như vậy, trọng tài viên lao động phải đáp ứng được các tiêu chuẩn và điều kiện nêu trên. Trong đó, trọng tài viên lao động phải có trình độ đại học trở lên, hiểu biết pháp luật và có ít nhất 05 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động.